Xếp loại học sinh Giỏi được nới lỏng: Chỉ cần một trong 3 môn trên 8 phẩy
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trong đó có danh hiệu học sinh Giỏi.
Trước đó, ngoài tiêu chí điểm trung bình tất cả các môn phải trên 8 phẩy thì hai môn chính Toán và Ngữ văn, học sinh cũng phải đạt điểm trên 8 phẩy thì mới đủ điều kiện đạt danh hiệu học sinh Giỏi.
Mới đây, trong Thông tư 26 vừa được ban hành thì học sinh Giỏi chỉ cần 1 trong 3 môn chính: Toán, Văn, Anh từ 8 phẩy trở lên là đã đảm bảo điều kiện. Đi kèm với việc nới lỏng này thì Thông tư cũng bổ sung thêm điểm của môn Tiếng Anh vào xét danh hiệu học sinh giỏi.
Thông tư 26 đã nới lỏng xếp loại học sinh Giỏi hơn, tạo điều kiện cho học sinh đạt kết quả cao. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, để đạt loại Giỏi, học sinh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của các trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Video đang HOT
Tương tự, việc xếp loại Khá, Trung bình, điểm trung bình vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn khi đưa thêm môn Ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn đạt chuẩn là đạt.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Sao cho vẹn đôi đường
Chú trọng đánh giá quá trình; kết hợp đánh giá bằng nhận xét và cho điểm với hầu hết các môn học là một trong những điểm mới tại quy định đánh giá, xếp loại HS trung học.
Để triển khai hiệu quả nội dung này, trước hết giáo viên cần thay đổi nhận thức, quán triệt mục tiêu: Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
Thông tư 26 không khống chế số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên, vì tinh thần xuyên suốt của quy định mới là đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Ảnh theo báo Tiền Phong
3 yếu tố cần quan tâm
Thầy Nguyễn Khánh Chung - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội) cho rằng: Khi thực hiện đánh gia qua trình, nghĩa la không con chỉ tập trung vao kết quả bai kiểm tra của học sinh ma cần quan tâm đến 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng va thai độ môn học.
Để thực hiện tốt việc đánh giá quá trình, ngườii giao vien cần theo doi sự tiến bộ về mức độ tiếp thu va thể hiện kiến thức của học sinh, mức độ thanh thạo về cac kỹ năng theo thời gian học tập, sự chuyển biến tích cực về thái độ với mon học. Giao viên cần kết hợp phan tích từ kết quả thể hiện trên bài kiểm tra đến thể hiện của học sinh trong giờ học, xac định những điểm mạnh, điểm yếu về 3 yếu tố trên, từ đó hướng dẫn, động viên tạo động lực cho học sinh.
Điểm mấu chốt trong đanh gia qua trình la coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong lần đanh gia hiện tại so với đanh gia trước, chứ khong so sanh kết quả bai kiểm tra của học sinh nay so với kết quả của học sinh khac. Thầy co cũng thường xuyen nhận xet rieng cho học sinh thấy được sự chuyển biến trong học tập của mon học như thế nao, đua ra những lời khen về sự tiến bộ ở từng yếu tố để động vien va tạo động lực cho học sinh, đồng thời giup các em nhận thấy những điểm cần tập trung để cải thiện kết quả học tập.
Với việc đánh giá quá trình, người giáo viên sẽ nhìn nhận sự tiến bộ của một học sinh với bức tranh tổng thể va hướng trọng tam vao cac giải phap hỗ trợ ca nhan học sinh đo. Cong việc nay đoi hỏi người giao vien cần quan sat va tỉ mỉ hơn, vất vả hơn nhưng đổi lại, việc đanh gia sẽ mang lại nhiều gia trị hơn cho người học.
Với đanh gia kết hợp nhan xet va cho điểm, theo thầy Nguyễn Khánh Chung, loi phe trong mỗi bai kiểm tra cua học sinh nen đầy đu hon, chỉ ro để các con thấy được cần cố gắng, nỗ lực o điểm nao, noi dung nao nhằm đạt kết qua cao hon. Động viên bằng ngon ngu tích cực để tạo động lực va khích lệ voi nhung tiến bộ học sinh đạt được so voi lần đanh gia truoc. Giáo viên cho hoc sinh điểm thuong về thai độ tích cực va su tiến bo trong mon học.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là việc tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên học sinh học tập và rèn luyện. Ảnh: Thế Đại
Phải xuất phát từ "tâm"
Thầy Nguyễn Quang Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ cho biết, để triển khai thực hiện tốt đánh giá quá trình, đặc biệt là đánh giá bằng nhận xét các môn học, trước hết, tổ, nhóm chuyên môn phải nghiên cứu thật kỹ Thông tư 26. Đồng thời, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Tham gia tập huấn, trao đổi trong nhóm chuyên môn về việc xây dựng đề kiểm tra. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Đánh giá toàn diện, các tiêu chí đặt ra liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong hoạt động dạy học, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, phụ huynh, HS để theo dõi quá trình học tập và sự tiến bộ của HS, bảo đảm đánh giá được cả quá trình học tập của các em.
"Điều quan trọng, kiểm tra, đánh giá dưới bất kỳ hình thức nào vẫn phải xuất phát trực tiếp từ cái "tâm" của người thầy: Phải công tâm, khách quan, trách nhiệm khi đánh giá. Đồng thời, các nhà quản lý giáo dục cần tăng cường kiểm tra tổ chức thực hiện sẽ rất hiệu quả và đánh giá thực chất; bảo đảm công bằng trong giáo dục", thầy Thanh nêu quan điểm.
Cũng về nội dung này, TS Nguyễn Thị Thành, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh, Hoài Đức, Hà Nội, cho rằng: Giống như ở tiểu học, khi giáo viên thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kỳ bằng nhiều hình thức sẽ sát với năng lực HS hơn. Trong thực tế, mỗi HS có mặt mạnh, yếu và sự tiến bộ khác nhau.
Việc đánh giá, nhận xét trực tiếp từng nội dung kiến thức cụ thể, không theo ba-rem chung, sẽ kích thích được sự sáng tạo, giúp HS phấn khởi, tự tin và cố gắng trong học tập, đồng thời giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời bài dạy của mình cho phù hợp. HS học đến đâu thì đánh giá đến đó, đánh giá qua thái độ học tập, vấn đáp, thực hành và qua các sản phẩm học tập cụ thể. Việc này hỗ trợ giáo viên nắm bắt được sự tiến bộ và năng lực thực sự của từng HS.
Đối với môn Ngữ văn hoặc Tiếng Anh, theo TS Nguyễn Thị Thành, giáo viên có thể vận dụng để giao các bài tập theo nhiều hình thức khác nhau trong thực tiễn cuộc sống như: Viết blog, bài truyền thông, báo tường, nhật kí, Facebook, thông báo...
Hình thức hỏi vấn đáp về các kiến thức đã được học sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, rèn luyện khả năng hùng biện, tranh luận về những gì đã được học, biến kiến thức trong sách thành kiến thức của bản thân. Giáo viên cũng có thể tạo sự hứng thú học tập cho HS bằng cách cho kiểm tra nhiều lần thông qua việc hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm... HS được chọn bài có điểm cao nhất, hoặc điểm trung bình của các lần kiểm tra để tính điểm đánh giá thường xuyên.
Theo quy định mới, việc đánh giá coi trọng cả quá trình học tập, thầy cô có thể có nhiều bài kiểm tra, đánh giá với các hình thức phong phú (nhiều hơn so với đầu điểm quy định), từ kết quả bài kiểm tra đó, thầy cô lựa chọn đầu điểm phù hợp với sự chuyển biến trong quá trình học tập học sinh. - Thầy Nguyễn Khánh Chung
Bỏ kiểm tra 1 tiết, trường đánh giá học sinh ra sao? Khi không còn thực hiện bài kiểm tra 1 tiết, giáo viên sẽ có những phương pháp nào kiểm tra kiến thức học sinh để vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học? Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) thực hiện chuyên đề thay cho bài kiểm tra truyền thống - BÍCH THANH Nhận xét nếu thô cứng sẽ làm học...