Xếp hạng quốc tế không phải là căn cứ duy nhất xác lập chất lượng trường đại học

Theo dõi VGT trên

TS. Võ Minh Tuấn: “Các bảng xếp hạng đại học có những giá trị nhất định và rất cần thiết, nhưng chỉ nên coi đó là mang tính tham khảo cho một số mục đích nào đó”.

Trong bối cảnh hội nhập giáo dục hiện nay, xếp hạng đại học có vai trò và ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp cho các trường đại học định hướng được mục tiêu đào tạo để xây dựng chiến lược phát triển, góp phần công khai chất lượng và uy tín của các trường để sinh viên, phụ huynh, xã hội có cơ sở tham khảo và lựa chọn.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Võ Minh Tuấn – Giảng viên Học viện Ngân hàng, cho biết, trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, việc xếp hạng đại học đã được thực hiện cách đây gần 40 năm, và trở thành công việc thường niên của một số tổ chức xếp hạng độc lập, nhưng với Việt Nam thì đây dường như vẫn là một “sân chơi mới”.

Xếp hạng đại học ở Việt Nam ngày càng được quan tâm

Theo Tiến sĩ Võ Minh Tuấn, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang ngày càng dành sự quan tâm nhiều hơn đến xếp hạng đại học, xuất phát từ 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, là do sự giao lưu quốc tế đa dạng và mật thiết hiện nay đã làm xuất hiện nhu cầu so sánh chất lượng của các trường đại học ở các quốc gia khác nhau và ở bản thân mỗi quốc gia.

Thứ hai, là do sự cạnh tranh về giáo dục đại học khiến các trường đại học phải quan tâm đến vị trí của mình trong bảng xếp hạng và xem đó là mục tiêu để nâng cao uy tín tuyển sinh.

Thứ ba, là do các quốc gia ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng về thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng đại học như một chỉ báo quan trọng cho trình độ phát triển giáo dục đại học trong nước.

Vì thế, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu sắc, không một quốc gia, một trường đại học nào có thể đứng ngoài cuộc chơi xếp hạng này.

Video đang HOT

Xếp hạng quốc tế không phải là căn cứ duy nhất xác lập chất lượng trường đại học - Hình 1

Xếp hạng đại học tại Việt Nam đang ngày càng được quan tâm. (Ảnh minh họa: T.L)

Từ năm 2005, xếp hạng đại học tại Việt Nam bắt đầu được quan tâm, qua các hội thảo khoa học, các mô hình thử nghiệm. Vấn đề này cũng đã được chính thức hóa bởi Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học”, ngày 8/9/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2015.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành ba tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

Các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tiếp tục được xếp vào một trong ba hạng của khung xếp hạng từ cao xuống thấp: hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất, hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không thuộc hạng 1 và 3, hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất. Việc phân tầng này được thực hiện theo chu kỳ 10 năm và việc xếp hạng cơ sở giáo dục được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.

Nên cho phép tồn tại các bảng xếp hạng đại học khác nhau

“Nhìn chung, tùy theo góc độ tiếp cận và mục đích mà các bộ tiêu chí xếp hạng đại học có thể sẽ khác nhau đôi chút, nhưng về cơ bản thì có những điểm tương đồng”, Tiến sĩ Võ Minh Tuấn nhận định.

Xét ở góc độ cụ thể, việc xếp hạng đại học thường căn cứ trên ba nhóm nội dung chính, mỗi nhóm này lại tiếp tục được chia thành các tiêu chí nhỏ hơn. Về trọng số đ.ánh giá cho mỗi tiêu chí, tùy theo mục đích của tổ chức thực hiện việc xếp hạng mà sẽ có sự khác biệt.

Nhóm nội dung chính thứ nhất chủ yếu đ.ánh giá chất lượng đầu vào, bao gồm ba tiêu chí: chất lượng đầu vào của sinh viên, bao gồm năng lực học thuật và các hoạt động khác; đ.ánh giá trong, được thực hiện bởi các sinh viên và giảng viên của mỗi trường; đ.ánh giá ngoài, được thực hiện bởi các thiết chế (nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội) và các cá nhân có uy tín.

Nhóm nội dung chính thứ hai tập trung vào việc đ.ánh giá chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, có ba tiêu chí: nguồn lực học thuật, bao gồm các thành tựu của sinh viên và giảng viên, việc đảm bảo nguồn tài chính và tài nguyên học tập; chất lượng và quy trình giảng dạy – nghiên cứu – học tập, nhóm cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục; điều kiện và chất lượng đào tạo sinh viên, căn cứ tỉ lệ giảng viên/sinh viên/cơ sở vật chất.

Nhóm nội dung chính thứ ba coi trọng việc đ.ánh giá chất lượng đầu ra, bao gồm các tiêu chí như: chất lượng nghiên cứu và chuyển giao tri thức khoa học, số bài báo khoa học, lượt trích dẫn, hiệu quả thực tế; chất lượng và hiệu quả đầu ra của sinh viên, mức độ hài lòng của cựu sinh viên, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm; mức độ phục vụ cộng đồng và quốc tế hóa của trường đại học, các công trình trực tiếp phục vụ cộng đồng, tỉ lệ sinh viên và giảng viên quốc tế.

Song, dù có bao nhiêu tiêu chí xếp hạng đại học đi nữa, thì trong các bảng xếp hạng đại học trên thế giới, đều có 8 chỉ số thường được sử dụng và có trọng số cao nhất, bao gồm đ.ánh giá của các chuyên gia trong và ngoài trường đại học, đ.ánh giá của các nhà tuyển dụng, số lượng công trình khoa học và chỉ số trích dẫn, tỉ lệ sinh viên/giảng viên, thư viện và tài nguyên học liệu, tỉ lệ sinh viên quốc tế và sinh viên trao đổi/tổng số sinh viên, tỉ lệ giảng viên quốc tế/tổng số giảng viên, mức độ hài lòng của sinh viên và cựu sinh viên.

Tiến sĩ Võ Minh Tuấn cũng đưa ra hai khuyến nghị đối với việc thực hiện xếp hạng đại học tại Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam nên cho phép tồn tại các bảng xếp hạng đại học khác nhau, thay vì chỉ có một bảng xếp hạng từ một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Trong khi đó, các bảng xếp hạng đại học trên thế giới tỏ ra tương đối đa dạng và có những sự khác biệt đáng kể về cả tiêu chí, trọng số lẫn mục đích, phương pháp xếp hạng.

“Do đó, có những trường thay đổi thứ hạng đáng kể trong cùng một thời điểm ở các bảng xếp hạng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các bảng xếp hạng vẫn có những tiêu chí tương đối thống nhất, góp phần đ.ánh giá tương đối khách quan thứ hạng của trường đại học. Những tiêu chí này tập trung vào ba nhóm nội dung chính trên. Vì vậy, có thể coi chúng là mẫu số chung nhằm tham khảo khi xây dựng và áp dụng cho việc xếp hạng đại học Việt Nam”, Tiến sĩ Võ Minh Tuấn khẳng định.

Thứ hai, không nên xem xếp hạng đại học là căn cứ cơ bản, thậm chí duy nhất, để xác lập chất lượng và thứ hạng của một trường đại học. Các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học Việt Nam, vốn có những đặc thù khác nhau về mục tiêu đào tạo, do đó không một bảng xếp hạng nào có thể đ.ánh giá được tuyệt đối chính xác về thứ hạng trường đại học một cách tổng quát.

Chưa kể, mỗi bảng xếp hạng lại thiên về một mục đích khác nhau, do đó đưa ra các phương pháp, tiêu chí xếp hạng khác nhau, dẫn đến một trường đại học có thứ hạng cao trong lĩnh vực này nhưng lại có thứ hạng thấp ở lĩnh vực khác, và bản thân thứ hạng của trường đó cũng có sự thay đổi tùy thuộc mỗi bảng xếp hạng.

Bởi thế, các bảng xếp hạng đại học có những giá trị nhất định của mình và rất cần thiết, nhưng chỉ nên coi đó là mang tính tham khảo cho một số mục đích nào đó, như để xác lập căn cứ cho sự định hướng trường đại học, để tuyển sinh, chứ không nên cho đó là căn cứ cơ bản, thậm chí duy nhất, để xác lập chất lượng và thứ hạng của một trường đại học, dẫn đến việc chỉ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực mà tiêu chí đề cập, thay vì chú ý phát triển chất lượng toàn diện.

Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng đại học Châu Á

Ngày 2/11, Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR) đã công bố kết quả Bảng xếp hạng đại học Châu Á.

Theo đó, Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng đại học Châu Á - Hình 1

Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Cụ thể: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí 142, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 147, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 179, Trường Đại học Duy Tân vị trí 210, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 281-290, Đại học Huế trong nhóm 401-450, Đại học Cần Thơ và Đại học Đà Nẵng trong nhóm 501-550; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 551-600 ; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 601-650.


QS AUR 2022 xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục đại học thuộc Châu Á, trong đó có 38 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên tham gia xếp hạng. Kết quả xếp hạng này được thu thập từ phản hồi của hơn 130.000 học giả và 75.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới cùng với phân tích kết quả thu thập từ khoảng 96 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2015-2020) từ 14,7 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2015-2019) sau khi đã loại bỏ tự trích dẫn.


Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, Bảng xếp hạng đại học Châu Á 2022 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đ.ánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: Đ.ánh giá của học giả; Đ.ánh giá của nhà tuyển dụng; Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên; Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; Số bài báo khoa học / giảng viên; Tỷ lệ trích dẫn/ bài báo khoa học; Mạng lưới nghiên cứu quốc tế; Tỷ lệ giảng viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi và Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi.


Trong bảng xếp hạng năm nay, Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 2 cơ sở giáo dục đại học: NUS (National University of Singapore - hạng 1 Châu Á; hạng 11 thế giới) và NTU (Nanyang Technological University Singapore - hạng 3 Châu Á; hạng 12 thế giới).

Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia có nhiều cơ sở giáo dục đại học trong Top 50 nhất với 5 cơ sở giáo dục, trong đó, Đại học Malaya (Malaya University) có thứ hạng tốt nhất, thứ 8 Châu Á.

Sau Malaysia là Thái Lan với 23 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (trong đó, 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong Top 50); Philippines có 15 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng và Indonesia có 34 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi không có nhu cầu làm người thứ ba"
06:08:04 05/07/2024
Rộ tin Anh Tú Atus và Diệu Nhi xích mích sau phát ngôn: "Bé Nhi rất khó chịu khi xem Tú nhảy với gái?"
06:24:47 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa trở về từ chuyến du lịch, tôi bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà sau khi đọc quyển sổ trong ngăn tủ

Góc tâm tình

08:50:26 05/07/2024
Vừa vào nhà, tôi thấy mẹ chồng đang ngồi trên ghế với vẻ mặt vô cùng tức giận, trước mặt bà là cuốn sổ ghi chép của tôi. Tôi người miền núi lấy chồng về ngoại thành Hà Nội.

Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam

Trắc nghiệm

08:48:30 05/07/2024
Vừa mang thiết kế đậm nét sang trọng châu Âu, nhưng vẫn thấp thoáng nét mộc mạc Á Đông, phong cách Indochine đã in dấu trên những công trình kiến trúc tuyệt tác bậc nhất từ Bắc tới Nam.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Bắt một phụ nữ vu khống, xúc phạm công an ở Đắk Nông

Pháp luật

08:44:26 05/07/2024
Do không đồng tình với kết quả giải quyết của công an, một phụ nữ ở Đắk Nông đã đăng tải các clip có nội dung xúc phạm, vu khống lực lượng công an và các linh mục, chức sắc tôn giáo.

Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok

Sao châu á

08:41:46 05/07/2024
Nhiều người tràn vào k.hủng b.ố trang cá nhân của mẹ Nine, cho rằng đây là động thái chứng tỏ bà Pimpaka nhẹ nhõm và vui vẻ sau khi con trai chia tay bạn gái.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.

Vikings Esports LOL: tiểu sử, thành tích, đội hình

Mọt game

08:10:05 05/07/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vikings Esports, ngôi sao mới nổi trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.

An Nhiên 'Trạm cứu hộ trái tim' có làn da căng khỏe nhờ bí quyết này trước khi ra khỏi nhà

Làm đẹp

08:07:53 05/07/2024
Lương Thu Trang mới đây gây sốt với vai An Nhiên trong Trạm cứ hộ trái tim , ngoài diễn xuất tiến bộ, nữ diễn viên còn khoe được làn da căng bóng mịn màng.

Thành phố ở Đức đổi tên để chào mừng Taylor Swift

Nhạc quốc tế

08:06:25 05/07/2024
Các quan chức thành phố Gelsenkirchen tại Đức đã quyết định tạm thời đổi tên thành phố thành Swiftkirchen nhằm chào mừng sự có mặt của Taylor Swift tại đây. Nữ ca sĩ sẽ có 3 đêm diễn hoành tráng thuộc khuôn khổ Eras Tour tại nơi này.

Mẹ Sơn Tùng hát mừng "giai yêu" đạt 50 triệu view, nhưng danh tính cô gái ngồi cạnh mới gây chú ý

Nhạc việt

08:03:02 05/07/2024
Trong đoạn clip có thể thấy mẹ của Sơn Tùng hát và nhún nhảy theo giai điệu của Đừng Làm Trái Tim Anh Đau cùng dòng caption dễ thương Chúc mừng zai iu đạt 50 triệu lượt xem và 11 triệu lượt theo dõi .