Xếp hạng đại học hướng tới mục tiêu chất lượng
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực kiến tạo môi trường phát triển tiên tiến, phù hợp cho hệ thống giáo dục ĐH. Việc triển khai giải pháp thúc đẩy tự chủ ĐH, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống giáo dục ĐH được xem là một trong những yếu tố cốt lõi. Thúc đẩy hội nhập quốc tế trong giáo dục ĐH, nâng cao thương hiệu các trường qua đảm bảo chất lượng và xếp hạng ĐH quốc tế được xem là giải pháp mũi nhọn.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo “Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam”
Sáng 11/4, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trực tiếp chủ trì hội thảo “Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam” tổ chức tại ĐHQG Hà Nội. Với chủ đề chính là xếp hạng đại học, Bảng xếp hạng các trường đại học của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) cho khu vực Châu Á – một trong những tổ chức xếp hạng đại học hàng đầu thế giới – được trực tiếp giới thiệu bởi Giám đốc điều hành Tổ chức xếp hạng QS Châu Á – bà Mandy Mok.
Cùng thống nhất xêp hang đai hoc la xu thê tất yếu khi giao duc đai hoc Viêt Nam tham gia hôi nhâp khu vưc va thê giơi, viêc lưa chon bang xếp hang đai hoc phu hơp la cân thiêt, nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh hiên nay, việc tham gia bang xêp hang QS châu A la phu hơp vơi cac trương đai hoc Viêt Nam. Việc nếu sử dụng QS thì nên giữ nguyên tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng này hay điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Việt Nam cũng được trao đổi.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Tổ chức xếp hạng QS Châu Á – bà Mandy Mok phát biểu tại hội thảo
Bên cạnh đó, có ý kiến không phủ nhận vai trò và sự cần thiết của xếp hạng đại học, nhưng nhấn mạnh hơn vai trò đầu tiên và quan trọng của kiểm định chất lượng. Lý do, nếu một trường đại học có nội lực mạnh thì sẽ tự động có thứ hạng tốt trong các bảng xếp hạng.
Hiện nay, Việt Nam đã có 6 cơ sở giáo dục đại học được QS xếp hạng, một số trường cũng chủ động tham gia các tổ chức xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, chúng ta sẽ chính thức hóa để có một chương trình tầm cỡ quốc gia trong vấn đề này, không chỉ là mạnh trường nào, trường đó làm.
Quan điểm về xếp hạng cũng được người đứng đầu ngành Giáo dục nhấn mạnh trong cả phát biểu khai mạc và kết luận hội thảo với phương châm xếp hạng phải hướng tới mục tiêu chất lượng. Các trường phải công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đại diện các trường đại học phát biểu tại hội thảo
Bộ trưởng nói rõ: Chúng ta đang thực hiện kiểm định chất lượng trường và kiểm định chất lượng chương trình, đây là những biện pháp bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đại học. Tới đây, sẽ chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng tăng cường bình luận về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường để người học biết. Tiến tới, thực hiện kiểm định của các trung tâm kiểm định, nếu không đạt yêu cầu sẽ rút giấy phép.
Khuyến khích các trường tham gia tổ chức xếp hạng quốc tế, mà trong giai đoạn trước mắt khuyến khích tham gia QS, Bộ trưởng cũng cho biết: Trên cơ cở cốt lõi, nền tảng của QS sẽ thành lập tổ tư vấn, nghiên cứu, so sánh, điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp với Việt Nam; Bộ GD&ĐT sẽ công nhận chứ không ban hành bộ tiêu chí này. Sẽ có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các trường tham gia xếp hạng; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, trên nguyên tắc công bằng.
“Vai trò của Bộ GD&ĐT là định hướng, dẫn dắt và làm trọng tài, còn triển khai trực tiếp là các trường đại học, Bộ GD&ĐT không can thiệp trực tiếp” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế các trường ĐH Việt Nam
Sáng nay (11/4), Bộ GD&ĐT phối hợp với ĐHQG Hà Nội tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tham dự hội thảo.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, chia sẻ thực trạng giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một trong những giải pháp là xếp hạng một cách minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế, với mục tiêu quan trọng là chất lượng. Phân loại, xếp hạng đại học cũng là nội dung được đưa vào dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi.
Sau phát biểu định hướng của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hội thảo lắng nghe 2 diễn giả chính là bà Mandy Mok - Giám đốc điều hành Tổ chức xếp hạng QS Châu Á và GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội với báo cáo "Kết quả nghiên cứu đối sánh các chỉ số xếp hạng và đề xuất giải pháp cho một số đại học Việt Nam".
Trong buổi sáng, các đại biểu tập trung thảo luận các giải pháp nâng cao thứ hạng của các trường đại học trên các bảng xếp hạng quốc tế. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ có phát biểu kết luận, đưa ra đường hướng chỉ đạo trong vấn đề này.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
VinUni: Cú hích cho đại học Việt? Sự tham gia của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khối các trường ngoài công lập. Sự tham gia của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khối...