Xem xét kỷ luật cán bộ từ chối quy hoạch lên cao
Thị uỷ Cửa Lò (Nghệ An) đã thành lập đoàn kiểm tra xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Cửa Lò.
Ông Lê Thành Long, Phó bí thư thường trực Thị ủy Cửa Lò cho Zing.vnbiết, đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Tuân, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cửa Lò khóa V nhiệm kỳ 2015-2020, vì không tuân theo sự điều động, luân chuyển của tổ chức.
Đoàn kiểm tra gồm 5 người, do ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Cửa Lò làm trưởng đoàn. Thời gian thực hiện quyết định từ 28/12/2015 đến hết ngày 26/1. Sau đó, đoàn kiểm tra sẽ phải có kết luận chính thức về vụ việc.
UBND phường Nghi Thu, nơi ông Tuân được điều động về làm Bí thư Đảng ủy phường. Ảnh: Phạm Hòa.
Cụ thể, đoàn kiểm tra sẽ xác minh những nội dung liên quan các bên; trực tiếp làm việc với ông Nguyễn Văn Tuân để nắm rõ vấn đề, sau đó báo cáo Ban thường vụ Thị ủy.
Ban thường vụ Thị ủy Cửa Lò có trách nhiệm kết luận và triệu tập họp Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Cửa Lò để quyết định thi hành kỷ luật (nếu có).
Video đang HOT
Trước đó, Thường vụ Thị ủy Cửa Lò điều động ông Nguyễn Văn Tuân (39 tuổi), Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Cửa Lò, về làm Bí thư Đảng ủy phường Nghi Thu. Ông được quy hoạch là Phó chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò.
Ngược lại Bí thư phường Nghi Thu là ông Phùng Đức Nhân về thay vị trí của ông Tuân. Tuy nhiên, ông Tuân không đồng ý luân chuyển vì cho rằng người thay vị trí của mình không có chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành giáo dục. Ông Tuân cũng có đơn kiến nghị lên Tỉnh ủy Nghệ An.
Quyết định điều động, luân chuyển của Ban thường vụ Thị ủy Cửa Lò đối với ông Tuân và ông Nhân. Ảnh: Phạm Hòa.
Đầu tháng 12/2015, Tỉnh ủy Nghệ An đã chuyển đơn kiến nghị của ông Tuân đến Thị ủy Cửa Lò xem xét xử lý. Trong đơn, ông Tuân đề nghị cấp trên cho biết lý do chuyển ông làm bí thư phường, đồng thời kiến nghị xem xét lại phương án luân chuyển ông Nhân làm trưởng phòng GD&ĐT thị xã.
Ngày 18/12/2015, Thị ủy Cửa Lò có công văn trả lời và không chấp nhận đơn kiến nghị trên của ông Tuân.
Ông Nguyễn Văn Tuân cho biết, vẫn bảo lưu ý kiến của mình và khẳng định không nhận nhiệm vụ đã được tổ chức điều động.
Theo Zing
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mua siêu tăng T-90
Thái Lan đang xem xét mua xe tăng T-90 từ Nga để bổ sung sức mạnh trước nguy cơ hợp đồng T-84 Oplot-T với Ukraine bị chậm trễ.
Thái Lan đang xem xét mua xe tăng T-90 từ Nga để bổ sung sức mạnh trước nguy cơ hợp đồng T-84 Oplot-T với Ukraine bị chậm trễ.
Quân đội Thái Lan đang xem xét kế hoạch mua số lượng chưa xác định xe tăng T-90 (biến thể T-90S hoặc MS) để tăng cường sức mạnh tăng thiết giáp. Thông tin này được công bố trên trang mạng tin tức quốc phòng Defence-blog sau khi một đoàn đại biểu Thái Lan thăm thành phố Nizhny Tagil, cơ sở sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới của Nga.
Các quan chức trong phái đoàn bày tỏ sự quan tâm tới xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS và cả siêu tăng T-14 Armata - nắm đấm thiết giáp mạnh nhất của Nga. Tuy nhiên, T-14 vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên chưa thể xuất khẩu cho đến sau năm 2020 để có thể thay thế lực lượng xe tăng lỗi thời M48A5 của Thái Lan.
Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot-M cùng một số phương tiện hỗ trợ từ Ukraine trị giá 240 triệu USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 chỉ có 10 xe tăng T-84 được chuyển giao cho quân đội Hoàng gia Thái Lan gây ra mối quan ngại về sự chậm trễ trong giới chức quân đội.
Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukrspetsexport của Ukraine cam kết sẽ chuyển giao 5 xe tăng trong năm 2016. Nhưng một nguồn tin trong quân đội Thái Lan nói rằng, Bangkok có thể hủy hợp đồng do chậm trễ giao hàng. Trước đó, có thông tin nói rằng, quân đội Thái Lan đã nhận được 20 xe tăng T-84 trong năm 2015.
Quân đội Thái Lan muốn tậu xe tăng T-90 của Nga. Ảnh: Army Technology
Quân đội Thái Lan đã thành lập một ủy ban để đánh giá lựa chọn thay thế cho T-84. Một nguồn tin địa phương cho biết, ủy ban đã chốt danh sách 2 mẫu xe tăng T-90 của Nga và VT-4 của Trung Quốc.
Hai mẫu xe tăng trên đều được phát triển dựa trên T-72 do Liên Xô chế tạo với pháo chính nòng trơn 125 mm. Trong khi đó, T-84 là một phiên bản của T-80 do Liên Xô sản xuất, xe tăng này cũng được trang bị pháo chính 125 mm.
Trong tháng 6/2014, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch quảng bá lớn cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4, phiên bản sửa đổi từ MBT-3000 đến các khách hàng tiềm năng. Phía Trung Quốc ca ngợi xe tăng VT-4 mạnh hơn T-90MS, thậm chí cả T-14 của Nga. Tuy nhiên, chương trình T-90MS và VT-4 dường như không đi vào sản xuất với số lượng lớn.
Tính từ năm 1992 đến 2013, Nga đã xuất khẩu 1.297 xe tăng, trong khi Trung Quốc bán được 461 chiếc cùng thời kỳ. Các xe tăng do Trung Quốc sản xuất vốn dựa trên nền tảng công nghệ từ các mẫu xe tăng của Liên Xô trước đây.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan có kế hoạch mua khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực mới trong những năm tới để hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp. Với sự cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc, vào cuối năm 2015, chính phủ Ukraine công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất khoảng 120 xe tăng T-84 mỗi năm bắt đầu từ năm 2016.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Nói lời sau cùng trước tòa, cựu cán bộ Ngân hàng Agribank bật khóc Sáng ngày 29/12, phiên tòa xét xử đại án tại Agribank làm thất thoát gần 2.500 tỷ bước sang ngày xử thứ 8. Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng. Tin tức an ninh hình sự ngày 29/12, vụ Đại án tại Agribank mà các bị cáo nguyên là cán bộ cấp cao của ngân...