Xem Vụ trưởng Thành hướng dẫn soạn giáo án mẫu 5512, tôi thấy quá tải thực sự
Trong video trao đổi kế hoạch bài dạy (giáo án) bồi dưỡng module 4, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành vẫn bảo lưu quan điểm về mẫu giáo án theo Công văn 5512.
Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết bài dạy không phải thiết kế theo từng tiết mà giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, chủ đề của chương trình môn học, thời lượng thực hiện không phải 45 phút như các bài trong sách giáo khoa hiện nay. [1]
Giáo viên vẫn phải soạn giáo án mẫu 5512 – phụ lục IV
Trong video trao đổi về kế hoạch bài dạy (giáo án) bồi dưỡng module 4, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành thuyết minh các bước cần có khi soạn giáo án theo Công văn 5512.
Theo đó, phần “mục tiêu” giáo viên phải nêu cụ thể các yêu cầu về “kiến thức”; “năng lực”; “phẩm chất”. Tương tự, phần “thiết bị học liệu” giáo viên cũng được yêu cầu nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.
Ảnh chụp màn hình phần chia sẻ của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành
Thầy Thành nêu ví dụ, “khi nêu thiết bị thí nghiệm thì phải nói rõ đó là bộ thí nghiệm nào, để thực hiện được những thí nghiệm cụ thể nào”.
Tiếp đến, phần “ tiến trình dạy học”, giáo viên phải liệt kê 4 hoạt động. Mỗi hoạt động đều có các tiểu mục: “mục tiêu”; “nội dung”; “sản phẩm”; “tổ chức thực hiện”.
Mục “sản phẩm” (hoạt động 1), thầy Thành thuyết minh thêm: “Cái này (sản phẩm) giúp cho thầy cô khi thiết kế một hoạt động học là phải hình dung rõ học sinh phải làm như thế nào, phải thực hiện như thế nào và với việc thực hiện như thế thì học sinh sẽ phải làm ra được sản phẩm gì mà chúng ta phải nhìn được, phải đánh giá được”.
“Cho nên (học sinh) phải làm ra được cái gì, viết ra được cái gì, thậm chí phải nói được cái gì hoặc phải trình bày được cái gì thật là cụ thể”.
Mục “sản phẩm” (hoạt động 2), thầy Thành lưu ý: “Tôi xin nhấn mạnh khi soạn bài thầy cô phải viết cụ thể chứ không phải viết phương án hay nguyên lí, tức là sản phẩm rất cụ thể. Chẳng hạn kiến thức là kiến thức gì hay kết quả giải quyết vấn đề là kết quả như thế nào thì phải viết thẳng kết quả vào đây (giáo án); hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ ra làm sao, rất là cụ thể”.
Mục “sản phẩm” (hoạt động 4), thầy Thành nhấn mạnh: “Đối với phần sản phầm này rất mở bởi vì câu hỏi vận dụng thường giao cho học sinh, tự học sinh phải phát hiện ra vấn đề, tình huống để vận dụng kiến thức vào giải quyết, cho nên đáp án là đáp án mở chứ không giống nhau cho mọi học sinh”.
“Thầy cô phải phân biệt rất rõ giữa hoạt động luyện tập – giao cho học sinh các câu hỏi, bài tập, thí nghiệm thực hành, có thể là những bài khó, bài nâng cao nhưng vẫn ở mức độ luyện tập”.
“Đã là vận dụng thì phải giao cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, và như thế học sinh sẽ phát hiện những vấn đề khác nhau để giải quyết. Nhưng nếu là cùng một vấn đề thì mỗi học sinh cũng sẽ có cách thức giải quyết vấn đề khác nhau”.
Như thế, cơ bản kế hoạch bài dạy (giáo án) bồi dưỡng module 4 cũng giống với Phụ lục IV Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ban hành ngày 18/12/2020.
Thầy Thành chỉ nhấn mạnh thêm những lưu ý ở mục “sản phẩm” nhằm bảo lưu quan điểm được cho là sẽ giúp học sinh phát huy phẩm chất, năng lực khi học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Video đang HOT
4 phụ lục đều gây quá tải cho tổ trưởng chuyên môn
Trên diễn đàn của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả Nhật Khoa đã thẳng thắn nhìn nhận, không chỉ có kế hoạch giảng dạy (giáo án) ở phụ lục IV Công văn 5512 khuôn mẫu, những phụ lục III (kế hoạch của giáo viên), phụ lục II (kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn), phụ lục I (Kế hoạch dạy học của tổ) cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian, giấy mực và còn dài hơn, do sẽ thực hiện cho cả tổ mà mỗi tổ lại có thể có nhiều môn ghép. [2]
Riêng cá nhân tôi nhận thấy, Phụ lục II (kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn) Công văn 5512 còn quy định rất “hình thức” về mẫu mã.
Cụ thể, Phụ lục II yêu cầu tổ chuyên môn liệt kê đến 8 nội dung như sau:
(1) Chủ đề: Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
(2) Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu (mức độ) cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.
(3) Số tiết: Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.
(4) Thời điểm: Thời điểm thực hiện hoạt động (tuần/tháng/năm).
(5) Địa điểm: Địa điểm tổ chức hoạt động (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản, tại thực địa…).
(6) Chủ trì: Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.
(7) Phối hợp: Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.
(8) Điều kiện thực hiện: Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu… [3]
Trong khi đó, Khoản 5 Điều 8 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định: Tổ trưởng bộ môn được giảm 03 tiết/tuần. [4]
Tuy nhiên, để hoàn thành các phụ lục theo quy định của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì tổ trưởng chuyên môn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức – chứ không phải chỉ 3 tiết/tuần khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Qua bài viết, kính mong Bộ Giáo dục hãy cầu thị lắng nghe tiếng nói của giáo viên để có hướng điều chỉnh, thay đổi sao cho các phụ lục của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH phù hợp, thiết thực hơn với hoạt động chuyên môn ở các nhà trường phổ thông.
Tài liệu tham khảo:
[1]//www.youtube.com/watch?app=desktop&v=o31yL4unszo&fbclid=IwAR1szWf6QlyKPWTXLSdlY-j55eFN9cEfE_RHws3RpD_HOZXLmtc9RqltyHE
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-vien-soan-giao-an-5512-kho-mot-to-truong-chuyen-mon-kho-muoi-post218457.gd
[3] //luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-5512-bgddt-gdtrh-2020-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach-giao-duc-cua-nha-truong-204324-d6.html
[4] //luatvietnam.vn/can-bo-con-chuc/quy-dinh-ve-to-truong-to-chuyen-mon-230-28455-article.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên mệt nhoài với giáo án mới và tập huấn các modul
Chỉ trong một thời gian ngắn giáo viên phải soạn giáo án theo mẫu mới và tập huấn các modul cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khiến thầy cô rất mệt mỏi.
Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Theo đó, phụ lục IV của văn bản này quy định kế hoạch bài dạy (giáo án) có một số thay đổi so với mẫu giáo án cũ về mục tiêu; thiết bị dạy học và học liệu; tiến trình dạy học. [1]
Điều đáng nói là, trước đó ngày 27/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 theo hướng giảm tải một số nội dung dạy học của chương trình hiện hành. [2]
Vì Bộ Giáo dục điều chỉnh nội dung dạy học nên thời điểm đó giáo viên phải soạn lại toàn bộ giáo án của những bài có thay đổi như: giảm tải, tích hợp, dạy học theo chủ đề, tự học có hướng dẫn.
Giáo viên rất mệt mỏi vì cùng một thời điểm nhưng phải thực hiện hàng loạt công việc. (Ảnh minh họa do tác giả cung cấp)
Giáo viên ngập đầu trong công việc
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông phải mất 3 tháng ròng rã mới có thể hoàn thành cơ bản bộ giáo án để kịp đưa vào giảng dạy năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, giáo án mới sử dụng chưa ráo mực thì giáo viên lại phải lao vào soạn giảng giáo án khác theo công văn 5512. Vậy là, giáo án học kì 2 theo công văn 3280 không còn dùng được nữa, dẫn đến lãng phí thời gian, công sức của giáo viên vô cùng.
Kéo theo đó, giáo viên rất mệt mỏi vì cùng một thời điểm nhưng phải thực hiện hàng loạt công việc, đó là ra đề và chấm bài kiểm tra học kì 1; hoàn thiện hồ sơ sổ sách học kì 1; bồi dưỡng 3 modul của Chương trình phổ thông 2018 và soạn giáo án mới nhất cho học kì 2.
Giáo viên chúng tôi mỗi khi gặp nhau đều tỏ ra ngao ngán, bởi một năm học do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, và nay cộng thêm hàng loạt công việc phải hoàn thành trong một thời gian ngắn khiến nghề dạy học càng thêm nhọc nhằn.
Tìm cách đối phó
Chúng tôi khẳng định, hiếm có giáo viên nào tự mình ngồi soạn hết chương trình học kì 2 bởi mỗi thầy cô thường dạy 2 khối lớp với hàng chục bài học và hàng trăm trang sách. Hơn nữa, giáo viên phải làm cùng lúc rất nhiều việc, thì lấy đâu ra thời gian để tìm tòi nghiên cứu, soạn bài?
Cái khó ló cái "khôn" (dĩ nhiên là tiêu cực và không còn cách nào khác), buộc lòng giáo viên đành lên mạng xã hội tìm mua giáo án từ các đồng nghiệp. Một người mua rồi chia cho nhiều người khác, cho tổ - thậm chí mua đi bán lại nhộn nhịp như mớ rau con cá.
Vì mẫu giáo án thay đổi xoành xoạch nên có nhiều nhóm giáo viên bỗng dưng ăn nên làm ra nhờ bán tài liệu.
Lướt một vòng trên mạng xã hội, không khó để tìm ra giáo viên, nhóm giáo viên rao bán giáo án. Mua một khối thì trung bình mất phí 100 ngàn đồng, mua ba khối thì được giảm giá còn lại 200 ngàn đồng hoặc được khuyến mại thêm các tài liệu khác.
Buồn cười nhất là cảnh giáo viên chì chiết nhau, công kích nhau cũng chỉ vì người nọ mua của người kia rồi đem bán lại cho cho người khác.
Thế rồi giáo viên nộp giáo án cho có theo tinh thần đổi mới, còn lãnh đạo chuyên môn cũng chỉ kiểm tra vì nhiệm vụ, còn chất lượng giờ dạy thế nào thì không ai kiểm chứng. Mà có chăng, cùng lắm lãnh đạo chỉ dự giờ giáo viên một hai tiết chứ làm sao giám sát được giờ dạy cả năm cả tháng?
Còn về chuyện bồi dưỡng các modul của Chương trình giáo dục phổ thông 2028 cũng lắm nhiêu khê, bất cập nhưng nếu giáo viên không học thì không được cấp chứng chỉ để có thể tiếp tục giảng dạy trong thời gian tới.
Thực tế giáo viên đang bồi dưỡng Modul 2 môn Ngữ văn là một minh chứng. Giáo viên phải trải qua 3 giai đọan để hoàn thành modul này: giai đoạn 1, chuẩn bị; giai đoạn 2, học tập, thực hành; giai đoạn 3, phản hồi, đánh giá.
Ở giai đoạn 2 có nhiều nội dung giáo viên đã được học ở trường đại học hoặc bồi dưỡng trong quá trình dạy học nhưng nay vẫn phải học lại. Đó là nội dung, tìm hiểu một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Ngữ văn ở trung học phổ thông.
Giáo viên học lại các phương pháp: dạy học dựa trên dự án; dạy học hợp tác; dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp đóng vai; phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình môn Ngữ văn; phương pháp dạy học theo mẫu; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật sơ đồ tư duy; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật KWL (known, want to know, learned); kĩ thuật bốn ô vuông.
Để kết thúc Modul 2, giáo viên phải soạn và nộp một giáo án theo mẫu mới đạt yêu cầu. Điều kì lạ là, giáo án mà cũng yêu cầu giáo viên soạn như nhau khiến nhiều thầy cô bức xúc.
Cần biết rằng, một giáo viên dạy giỏi thì giáo án luôn linh hoạt và không phụ thuộc vào một khuôn mẫu nào cả. Bởi giáo viên dạy lâu năm thì không cần phải soạn giáo án như người mới ra trường; giáo án lớp chuyên khác lớp thường; giáo án vùng nông thôn khác thành phố...
Nếu giáo viên thực hiện đồng phục giáo án thì lên lớp dạy sẽ mất cảm xúc, lúc đó người thầy chỉ đơn thuần thực hiện các bước như máy móc đã được lập trình sẵn.
Thiết nghĩ, để giáo viên có tư thế và tâm thế khi bước vào giảng dạy chương trình mới thì việc bồi dưỡng chuyên môn là cần thiết. Thế nhưng, cách làm tránh manh mún, lặp lại, thậm chí chỉ thuần "lí thuyết" thì sẽ khó định lượng được hiệu quả.
Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục của từng địa phương cần rà soát lại quy định về việc soạn giáo án và nội dung bồi dưỡng các modul còn lại, cốt làm sao cho thiết thực, hiệu quả - là điều giáo viên mong mỏi nhất.
Tài liệu tham khảo:
[1] //thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-5512-BGDDT-GDTrH-2020-xay-dung-va-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach-giao-duc-cua-nha-truong-462988.aspx
[2] //thuvienphapluat.vn/cong-van/giao-duc/Cong-van-3280-BGDDT-GDTrH-2020-huong-dan-dieu-chinh-noi-dung-day-hoc-cap-trung-hoc-co-so-451297.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
1 tuần phải soạn 11 giáo án 2 môn để dạy 5 khối lớp, áp lực kinh khủng Một tuần mà giáo viên phải thực hiện soạn 11 tiết giáo án của 2 môn, dạy 5 khối lớp bằng hình thức trực tuyến thì kinh khủng vô cùng. Những ngày qua, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được thư từ của một số thầy cô giáo đang công tác ở nhiều trường phổ thông trên...