Xe khô với thâm niên 43 năm vùng thất sơn
Bên góc công viên Tân Châu (An Giang), một chiếc xe “tạp hóa khô” đủ loại khô mực, khô cá, khô rắn,… quen thuộc của người đàn ông tóc muối tiêu da rám nắng là điểm ăn vặt được cực kỳ yêu thích tại khu vực này.
Những món khô thơm lừng được nướng bởi chính tay chú ăn kèm với gỏi đu đủ chua ngọt đặc trưng hấp dẫn cuốn vị. Người đàn ông tóc đã điểm bạc, gắn bó với chiếc xe khô cũ kĩ ngót nghét 40 năm ròng.
Làn da rám nắng của chú đã từng trải qua biết bao nhiều nghề làm thuê từ làm rẫy, trồng lúa, trồng dưa leo, cho thuê xe đạp, bán lạp xưởng nhưng tính đến nay cũng được chừng 4 thập kỷ gắn với xe khô này, chiếc xe kèm tủ inox đã in dấu thời gian.
Người đàn ông tóc điểm bạc, da rám nắng gắn bó nửa đời người cùng xe khô (Ảnh: ngoisao.net)
Những con khô được chú tự tay lựa rồi cũng tự tay nướng, vì sở thích tạo nên cho thực khách những món mồi nhắm cũng như món ăn vặt “ưng bụng”. Kinh nghiệm mấy chũ năm trời giúp chú tinh tường trong việc chọn khô và có được bàn tay nướng khô khéo léo chuẩn bài.
Chú vẫn dùng chiếc bếp than hoa nhỏ đặt trên bàn tủ, khéo léo canh lửa sao cho phù hợp với từng loại khô để cho ra món khô vừa mềm vừa dai nhưng vẫn giữ đúng hương vị nguyên bản của nó. Với chiếc máy quay làm tơi miếng khô sau khi nướng, đã nhiều lần mua nhưng không vừa ý chú đã tự mình chế ra chiếc máy phù hợp để theo chú cả hành trình.
Có loại cá quay máy không ngon cho nên sau khi nướng chú đã tự tay lấy búa làm mềm làm tơi để mang lại cho khách hàng hương vị, cảm giác ngon miệng nhất.
Bên cạnh “chất khô” của chú còn có món gỏi đủ đủ chua ngọt đặc trưng kèm nước sốt “gia truyền” không phải ai cũng làm được. Những trái đu đu vừa chớm hường mỏ vịt được bào sợi ngâm phèn chua để có thể giữ được lâu, sau đó mới vớt để ráo ngâm giấm đường tạo độ chua ngọt vừa phải, hơn nữa giấm mà chú dùng là giấm nuôi.
Món ăn tuy đơn giản nhưng ăn là ghiền (Ảnh: ngoisao.net)
Bên cạnh dĩa khô thơm ngọn là phần gỏi đu đu chua chua ngọt ngọt giòn giòn kèm nước sốt hòa quện, gắp miếng khô kẹp với miếng gỏi, thấy đơn giản nhưng ăn là ghiền nên ai cũng mê, xe khô đi cùng chú cả một phần hai cuộc đời.
Cách nấu hủ tiếu mực tươi thịt bằm đơn giản mà ngon kiểu miền Tây
Cách nấu hủ tiếu mực yêu cầu nước lèo giữ được vị ngọt thanh và độ trong nhất định. Hủ tiếu mực là món ăn quen thuộc của người dân các tỉnh Nam Bộ.
Món ăn này có nguồn gốc từ Triều Châu (Trung Quốc). Các hàng quán, xe đẩy hủ tiếu không còn xa lạ với người dân phương Nam. Không quá khó để bạn có thể nấu món ăn này tại nhà. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện theo các bước hướng dẫn cụ thể dưới đây.
1. Nguồn gốc món hủ tiếu mực
Cách nấu hủ tiếu mực sao cho nước dùng thật ngọt chuẩn vị Nam Bộ là thắc mắc của không ít người. Tên gọi món hủ tiếu bắt nguồn từ tiếng Triều Châu (nhiều tỉnh gọi là hủ "tíu" vì chữ tiếu đồng âm với "tíu" trong phương ngữ Nam Bộ). Đây là món ăn dùng sợi hủ tiếu (chế phẩm gạo dạng sợi) nấu cùng nước dùng của người Triều Châu và người Mân Nam.
Hủ tiếu còn là món ăn phổ biến tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, phải kể đến những nước như Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Singapore và miền Nam Việt Nam.
Hủ tiếu nói chung và hủ tiếu mực nói riêng là món ăn đặc biệt quen thuộc với người dân Nam Bộ. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Những năm 50, món hủ tiếu có mặt nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Các quán hủ tiếu, xe đẩy liên tục xuất hiện. Người dân thường ăn hủ tiếu vào bữa sáng hoặc tối. Món ăn có nguyên liệu chủ yếu là sợi hủ tiếu, nước dùng, thêm các nguyên liệu ăn cùng khác như giá đỗ, thịt bò viên, xương, móng giò, tương ớt , tương đen.
2. Cách nấu hủ tiếu mực tươi thịt bằm đơn giản mà ngon chuẩn vị
Có rất nhiều loại hủ tiếu với hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích như hủ tiếu Nam Vang , hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu mực... Trong số đó, món hủ tiếu mực với sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh từ mực và các nguyên liệu khác là món ăn nhiều người học cách tự nấu tại nhà.
Công thức nấu hủ tiếu mực không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này. Bạn có thể tham khảo công thức nấu đơn giản ngay sau đây.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Hủ tiếu sợi: Tùy vào số người ăn
Xương heo: 1 kg
Nước sạch: 1 lít
Mực tươi: 1 kg
Khô mực: 20 kg
Thịt nạc dăm xay: 300 gram
Tôm khô: 20 gram
Hành tím: 200 gram
Tỏi: 200 gram
Ớt sừng: 5 trái
Giá sống: 300 gram
Cần tàu: 300 gram
Củ cải trắng: 100 gram
Lá hẹ: 300 gram
Hành lá: 300 gram
Xà lách Đà Lạt: 500 gram
Muối, hạt nêm, đường cát, đường phèn:Mỗi thứ 100 gram
Các nguyên liệu dễ tìm mua để nấu món hủ tiếu mực thơm ngon chuẩn vị. Ảnh: Internet.
2.2. Cách nấu món hủ tiếu mực tươi với thịt băm thơm ngon chuẩn vị
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu làm hủ tiếu mực
Mực tươi rửa sạch, khứa đường ngang, dọc để tạo hình món ăn thêm đẹp mắt. Tiếp đến, luộc chín mực rồi nhanh chóng ngâm vào nước đá hoặc nước lạnh. Để chọn được mực tươi nấu hủ tiếu, bạn nên chọn những con có màu sắc rực (màu sâu sậm sẽ ngon hơn),ấn vào săn chắc, râu dính vào thân mực.
Để chọn được mực tươi nấu hủ tiếu, bạn nên chọn những con có màu sắc rực (màu sâu sậm sẽ ngon hơn), ấn vào săn chắc, râu dính vào thân mực. Ảnh: Internet.
Ớt sừng cắt lát.Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhuyễn, phi thơm cho vàng, giòn.Hành tím bỏ vỏ, cắt lát mỏng.Ớt sừng cắt lái vừa ăn.Lá hẹ, cần tây cắt khúc dài.Hành lá cắt nhuyễn.
2.2.2. Cách hầm xương heo nấu nước lèo ngon cho món hủ tiếu mực
Xương heo sau khi mua về sửa sạch vài lần với nước. Dùng một lượng muối (tốt nhất nên sử dụng muối hạt) và gừng tươi rửa đến khi nước không còn đục. Tiếp đến, chần sơ xương với nước sôi nhằm làm săn xương, loại bỏ cặn và chất bẩn bám sâu trong xương.
Xương heo rửa sạch, chần với nước sôi giúp xương săn, loại bỏ chất bẩn hiệu quả. Ảnh: Internet.
Để loại bỏ mùi hôi triệt để, bạn cho nửa củ hành tây (không cần cắt múi) cùng 4 tép hành lá, 1 nhánh gừng cạo sạch vỏ, thêm vài cọng cần tây đập dập vào nồi nước sôi chần xương. Sau đó vớt xương ra, ngâm vào nước lạnh.Xương heo sau khi chần sơ đem đi ninh. Thời gian ninh xương heo thường dao động khoảng 3 - 6 giờ đồng hồ.
Nấu quá lâu sẽ khiến nước lèo đục và bị chua. Công đoạn này có thể cho thêm tôm khô, khô mực, hành tây vào ninh cùng.
Bí quyết nấu nước lèo hủ tiếu mực tươi từ khô mực, củ cải trắng ngọt ngon. Ảnh: Cooky TV
Tiếp tục cho mực tươi, củ cải trắng rồi nêm nếm các gia vị gồm muối, hạt nêm, đường cát, đường phèn vào và tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút. Có thể thêm cà rốt, nấm hương vào nồi nước lèo trước khi ăn hủ tiếu để tạo hương thơm kèm vị ngọt từ nhiên.
Lưu ý: Để nước lèo không bị đục khi nấu, bạn hãy lấy lòng trắng trứng gà đánh tan. Cho vào nồi nước lèo để nguội, bắc lên bấp nấu, khuấy đều để các vẫn đục bám hết vào trứng, sau đó vớt ra.
2.2.3. Cách xào thịt nạc xay nấu hủ tiếu mực ngon
Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm. Cho thịt nạc dăm xay vào, xào đều tay đến khi thịt săn lại thì nêm thêm nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường cho vừa miệng ăn. Khi xào thịt, bạn chú ý nên tán thịt thật đều để không bị kết dính vào nhau.
Phi hành, xào thịt săn lại ăn cùng hủ tiếu. Ảnh: Internet.
Sợi hủ tiếu sau khi mua về nên chần qua nước sôi đến khi đạt độ mềm vừa phải thì đổ ra rổ. Tiếp đến, xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh nhằm tránh bị nhũn.
Cho từng phần hủ tiếu vào tô.Xếp lần lượt mực tươi, thịt băm hoặc xay, hành lá, cần tây và tỏi phi lên tô hủ tiếu sao cho đẹp mắt. Cho nước lèo đang sôi vào. Rắc thêm chút tiêu và thưởng thước ngay tô hủ tiếu mực khi còn ấm nóng.
Tô hủ tiếu mực với sợi hủ tiếu mềm dai hòa quyện cùng nước lèo mang vị ngọt tự nhiên ăn cùng các nguyên liệu đặc trưng khác sẽ kích thích vị giác các thành viên gia đình.
Cho mực, thịt băm, hành lá lần lượt vào tô hủ tiếu. Ảnh: Internet.
Tô hủ tiếu mực tươi nấu với thịt bằm thơm ngon chuẩn vị đã sẵn sàng. Ảnh: Natha Food
3. Bí quyết nấu hủ tiếu mực ngon nhất tại nhà
Nước lèo hủ tiếu có thể nấu từ nhiều loại xương khác nhau như xương đuôi bò, xương heo, xương gà... Thông dụng nhất vẫn là xương heo. Để chọn phần xương heo nấu nước lèo đạt chất lượng, bạn nên chọn phần xương ống màu đỏ tươi, không bị tái, không mùi hồ. Nên chọn đoạn xương ống to bằng 2 - 3 đốt tay.
Nguyên tắc quan trọng khi ninh xương là không nên đậy vung. Bạn chỉ nên đợi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, vớt bọt ra khỏi nồi. Bạn nên để nhỏ lửa để xương từ từ chiết ra toàn bộ chất ngọt. Đồng thời, nhớ vớt bọt thường xuyên để có nồi nước lèo thật trong.
Nước lèo hủ tiếu mực trong màu là nhờ nấu không đậy vung và vớt bọt sạch. Ảnh: Cooky TV
Có thể thấy, với cách nấu hủ tiếu mực hoàn toàn đơn giản đã trình bày trên đây, bạn hoàn toàn có thể trổ tại nấu món ăn này chiêu đãi các thành viên gia đình.
Vị ngọt thanh của nước dùng cùng sợ hủ tiếu vừa mềm vừa dai kết hợp vị thơm ngon của mực tươi, thịt xào sẽ kích thích vị giác của mọi người khi thưởng thức. Chúc bạn thành công với các bí quyết nấu hủ tiếu mực đơn giản ngay tại nhà. Nếu ăn chay, bạn có thể tham khảo công thức nấu hủ tiếu chay để thưởng thức món ngon này nhé.
Bữa tối muốn nhanh gọn cứ nấu món cháo này, ăn nhẹ bụng mà đủ chất lắm chị em ơi! Thỉnh thoảng bạn hãy đổi bữa cho các thành viên trong gia đình mình với món cháo hải sản ngon miệng giàu dinh dưỡng này nhé! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu cháo hải sản: 1. Gạo 100g 2. Tôm nõn 8 con 3. Trứng 1 quả 4. Quẩy 1 cái 5. Khô mực 15g 6. Phi lê cá...