Xe khách “trá hình” vẫn hoành hành khu vực bến Mỹ Đình
Tình trạng xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình hoạt động như xe khách liên tỉnh tuyến cố định… vẫn ngang nhiên hoạt động quanh khu vực bến xe Mỹ Đình, làm gia tăng ùn tắc và TNGT.
Nhà xe Vietbus ngang nhiên gom khách thực hiện hoạt động trá hình
“Đội lốt” xe du lịch
Chiều 16/8, có mặt tại khu vực Mỹ Đình, PV Báo Giao thông nhận thấy, tình trạng bến cóc, xe dù không những vẫn phức tạp mà còn diễn biến tinh vi hơn dưới nhiều hình thức.
Tại số 144 đường Phạm Văn Đồng, nơi có biển quảng cáo “Nhà xe Tân Quang Dũng, chuyên tuyến Quảng Trị – Mỹ Đình” ngay cạnh biển “cà phê Ly”, nhiều người nhầm tưởng đây là quầy kinh doanh dịch vụ giải khát và là điểm bán vé cho nhà xe chạy tuyến. Tuy nhiên, ngay khi vừa bước vào cửa, PV “mục sở thị” gần 20 người ngồi chen chúc giữa đống đồ đạc trong căn phòng rộng chừng 15m2 vừa mua vé, vừa “khắc khoải” chờ xe đón về Quảng Trị. Cùng đó, 4 người đàn ông của nhà xe này được bố trí theo những nhiệm vụ rất cụ thể: Người đứng quầy kiểm soát khách và bán nước như mọi quán, người ra ngoài đường đón khách, người vận chuyển đồ đạc cho khách vào bên trong, người còn lại thì đảm nhiệm công tác bán vé ngay khi khách vào quán.
Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện thành phố có 25.780 xe hợp đồng dưới 9 chỗ; 11.855 xe hợp đồng từ 9 đến dưới 45 chỗ và 3095 xe hợp đồng từ 45 chỗ được cấp phù hiệu.
Theo một nữ sinh trường Đại học Thương Mại, lâu nay cô hoặc nhiều người khác quê thuộc các tỉnh dọc tuyến đường từ Hà Nội vào Quảng Trị đều đến đây để mua vé. “Nếu về Quảng Trị, vé xe là 250.000 đồng/vé, những người về Hà Tĩnh, Nghệ An có chặng ngắn hơn thì sẽ rẻ hơn”, nữ sinh này nói.
Sau khoảng 1 tiếng chờ đợi, đúng 17h15 một chiếc xe giường nằm 45 chỗ BKS 74B-005.71 di chuyển tới để đón khách. Đáng nói, nhìn bên ngoài, xe này chẳng khác gì một xe hợp đồng, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến tuyến hoạt động niêm yết trên xe, ngoài số điện thoại và tên nhà xe.
Video đang HOT
Tại khu vực đường Trần Bình, trong vai hành khách tìm xe về Thái Bình, PV được một số người bán hàng rong ven đường chỉ đến địa chỉ số 94. Tại đây, theo quan sát của PV, dù chỉ là một ki-ốt nhỏ rộng khoảng 10m2 nhưng bên trong đầy đủ bàn ghế ngồi bán vé và khu vực cho khách ngồi chờ. Hành khách được tập kết ở đây đông đến nỗi thời điểm PV có mặt, trong ki-ốt nhỏ đã chật kín người, hành khách đến sau phải “vật vờ” ngồi trên vỉa hè chờ xe tới đón. Nhà xe cũng “chu đáo” bố trí 2 người ngồi trước cửa đón khách, 1 người “chốt” ở trong để bán vé.
Một nhân viên nhà xe này cho biết, xe ở đây chạy liên tục, tần suất 20-30 phút/chuyến với giá 80.000 đồng/vé.
Trước đó, khi đóng vai hành khách đặt chỗ qua số điện thoại đường dây nóng, PV được nhân viên nhà xe đon đả tiếp chuyện và hỏi cặn kẽ vị trí đang ở kèm theo đề xuất “xe có thể đến đón tận nơi nếu không tiện di chuyển đến điểm tập kết trên đường Trần Bình”.
Sau một hồi chờ đợi, nhận được tin báo xe sắp tới, nhân viên nhà xe lập tức chuyển đồ và yêu cầu hành khách di chuyển sang ngã ba chợ Trần Bình (phía đối diện) để chuẩn bị lên xe và chỉ ít phút sau đó, một chiếc Limousine màu đỏ BKS 29B-306.55 đi tới. Chỉ sau 1-2 phút dừng xếp khách, chiếc xe này lại tiếp tục men theo đường Trần Bình để ra phía đường Hồ Tùng Mậu.
Tìm hiểu thêm thông tin được biết, ki-ốt số 94 Trần Bình là điểm tập kết mới của hãng xe Vietbus sau khi tụ điểm trong ngõ 2 Nguyễn Hoàng – một điểm nóng về tình trạng bến cóc, xe dù Báo Giao thông đã từng phản ánh nhiều lần trước đây bị dẹp bỏ.
Đề xuất quản lý chặt với xe hợp đồng
Thừa nhận tình trạng doanh nghiệp mở bến cóc, chở khách “trá hình” tuyến cố định tương đối phổ biến, ông Nguyển Tuyển, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) nói thêm: Theo quy định, các xe hợp đồng khi vận tải khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch, hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính, hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); Chương trình du lịch và danh sách hành khách. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký; không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
“Tuy nhiên, hiện có rất nhiều xe hợp đồng hoạt động trá hình như xe khách liên tỉnh tuyến cố định. Thậm chí, có nhà xe còn treo biển xe đưa đón công nhân nhằm đối phó lực lượng chức năng. Đối phó với quy định phải có hợp đồng vận tải và danh sách hành khách, các nhà xe dùng chiêu lập sẵn hợp đồng. Khi lên xe, hành khách chỉ việc ghi tên mình và ký. Tuy vậy, tất cả hành khách trên xe đều là khách lẻ do nhà xe gom tại nhiều địa điểm và phần lớn họ không quen biết nhau”, ông Tuyển nói và cho biết, Hà Nội hiện có 21 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp vận tải hành khách có liên quan đến hoạt động của các xe hợp đồng, xe Limousine. Hiện, đơn vị này đang yêu cầu lực lượng Thanh tra phối hợp với địa bàn kiểm soát chặt xe dù, bến cóc, xe hợp đồng hoạt động trá hình. Đồng thời, đề xuất với Bộ GTVT bổ sung những điều kiện kinh doanh để quản chặt hơn xe hợp đồng.
Ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, tình trạng xe hợp đồng hoạt động trá hình lực lượng Thanh tra đã nắm rõ và đang yêu cầu các đội Thanh tra GTVT tăng cường kiểm tra, xử lý.
Đối với nhà xe Tân Quang Dũng (số 144 Phạm Văn Đồng) ngang nhiên lập bến cóc để hoạt động vận tải chuyên tuyến Quảng Trị – Mỹ Đình; Phù Khê – Bắc Ninh, ông Quang cho biết, lực lượng Thanh tra đã kiểm tra xác minh, yêu cầu phải chấm dứt hoạt động, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đội Thanh tra GTVT quận Cầu Giấy đã phối hợp với Công an phường Mai Dịch giải tỏa, yêu cầu nhà xe tháo dỡ biển hiệu và sẽ xử lý kiên quyết vi phạm của nhà xe này.
Để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe hợp đồng, ông Quang cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu tổ chức giao thông, cắm biển cấm đỗ xe trên các tuyến phố xung quanh các bến xe (nơi tập trung nhiều văn phòng đại diện của các DN kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng) làm cơ sở xử lý vi phạm, hạn chế việc lợi dụng các văn phòng đại diện làm nơi đón, trả khách. Thanh tra Sở GTVT cũng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng kiểm tra điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp vận chuyển hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch, điều kiện mở các văn phòng đại diện, xử lý nghiêm các DN không đủ điều kiện hoạt động.
Lê Tươi – Nam Khánh
Theo baogiaothong
Yêu cầu thanh tra vào cuộc xử lý các xe "dù", bến "cóc"
Sở Giao thông vận tải Hà Nội (GTVT) đã yêu cầu Thanh tra của sở này vào cuộc để làm rõ, xử lý nhiều điểm tồn tại trong các hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Theo công văn được Sở GTVT Hà Nội gửi tới Thanh tra Sở GTVT vào cuối tháng 4 vừa qua, nội dung công văn này nêu rõ, tại nhiều địa điểm trên địa bàn TP Hà Nội xe ô tô chở khách tái diễn vi phạm dừng đỗ đón trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định.
Đáng chú ý, một số địa điểm văn phòng đại diện của các đơn vị vận tải tiếp tục sử dụng xe hợp đồng hoạt động như tuyến cố định gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông.
Theo văn bản này, Sở GTVT Hà Nội nêu đích danh 13 địa điểm và các đơn vị vận tải vi phạm hoạt động kinh doanh vẫn còn tồn tại trên địa bàn thành phố.
Nhà xe Vĩnh Quang sử dụng nhiều xe ô tô cá nhân 7 chỗ để chở khách từ Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại như tuyến cố định mặc dù không đăng ký loại hình vận tải này.
Trước sự việc này, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Thanh tra Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo các lực lượng trực thuộc khẩn trương phối hợp với Phòng CSGT, CSTT-CATP và chính quyền địa phương thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để xử lý tình trạng.
Cụ thể, các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; làm việc và có hình thức xử lý triệt để đối với tổ chức, cá nhân thành lập văn phòng, cho thuê địa điểm văn phòng để tổ chức kinh doanh không đúng quy định... và báo cáo giám đốc Sở GTVT kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng yêu cầu Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với "xe dù, bến cóc" trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước đó, trong quá trình thâm nhập thực tế, PV Dân Việt đã phát hiện ra nhiều nhà xe thực hiện việc chở khách trá hình dưới hình thức chạy xe hợp đồng ngang nhiên trên địa bàn TP Hà Nội với nhiều chiêu trò tinh vi.
Trên nhiều chuyến xe của Công ty TNHH Vĩnh Quang (nhà xe Vĩnh Quang, địa chỉ TP Thanh Hóa, Thanh Hóa), PV ghi nhận được nhà xe này đã sử dụng nhiều chiếc xe ô tô loại 7 chỗ để phục vụ chở khách chuyên tuyến Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại như chạy xe khách tuyến cố định.
Đáng chú ý, mặc dù những chiếc xe này không được cấp phù hiệu xe hợp đồng nhưng nhà xe Vĩnh Quang vẫn liên tục sử dụng loại xe này để chở khách dưới mác xe hợp đồng nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Những chiếc xe này cũng liên tục vi phạm nhiều quy định về hoạt động kinh doanh vận tải xe hợp đồng khiến hoạt động vận tải trên địa bàn thủ đô thêm phức tạp và nhức nhối.
Theo Danviet
Cơ quan chức năng Hải Phòng: "Bất lực" nhìn Hải Âu mở "bến cóc", chạy xe dù Thời gian qua, các cơ quan báo chí liên tục phản ánh về tình trạng xe khách Hải Âu ngang nhiên mở "bến cóc", chạy xe dù trung chuyển hành khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng, phá vỡ quy hoạch luồng tuyến, cạnh tranh không lành mạnh, gây mất ANTT khu vực. Xe Hải Âu bắt khách ở Quán Toan. Ảnh cắt...