Xế hộp vi phạm đâm CSGT ở Nghệ An rồi bỏ chạy khỏi hiện trường
Khi chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 5, Phòng CSGT tỉnh Nghệ An ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, tài xế không chấp hành mà còn đâm vào chiến sĩ công an rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 20h30 ngày 19/4, Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 5 làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông trên tuyến quốc lộ 46 đoạn qua xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Tại thời điểm trên, tổ công tác phát hiện một chiếc ô tô mang BKS 37A 502.46 chạy quá tốc độ.
Chiếc xe chạy với tốc độ cao
Ngay sau đó, chiến sĩ N.T.A ra hiệu lệnh yêu cầu tài xế dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, tài xế không chấp hành hiệu, không giảm tốc độ mà lao thẳng về phía trước. Các chiến sĩ CSGT tránh sát vào lề đường nhưng chiếc ô tô vẫn lao đến tông thẳng vào chiến sĩ N.T.A khiến anh bị thương rất nặng.
Sau khi gây tai nạn, tài xế ô tô tiếp tục điều khiển xe rời khỏi hiện trường, cán bộ CSGT bị thương được đồng đội nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu, do vết thương quá nặng, anh được chuyển ra bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội điều trị.
Video đang HOT
Tài xế đã để chiếc ô tô lại tại một khách sạn tại địa bàn thị xã Cửa Lò rồi bỏ trốn
Quá trình truy đuổi, tổ công tác phát hiện, tài xế đã để chiếc ô tô lại tại một khách sạn tại địa bàn thị xã Cửa Lò rồi bỏ trốn. Được biết, tài xế chiếc xe là một đối tượng đặc biệt nguy hiểm.
Trao đổi qua điện thoại với PV, Trung tá Ngô Sỹ Chính, Đội trưởng đội CSGT số 5, Phòng CSGT tỉnh Nghệ An xác nhận vụ việc trên và cho biết, tình hình sức khoẻ của đồng chí T.A. đã ổn định.
Hiện, Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra và làm rõ vụ việc.
Trại lợn tra tấn người dân: "Phải đảm bảo môi trường mới được tiếp tục tái đàn"
Trước phản ánh gay gắt của người dân, lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn đã yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc, kiên quyết phải đảm bảo môi trường.
Ngay sau khi bài viết "Trại lợn ngàn con xả thải "bức tử" môi trường, tra tấn người dân" được đăng tải trên Pháp luật Plus đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chính quyền địa phương cũng khẩn trương vào cuộc, kiên quyết xử lý dứt điểm vụ việc.
Lãnh đạo UBND xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, địa phương đã nhiều lần xử phạt hành chính chủ trang trại, đồng thời báo sự việc lên cấp trên, đồng thời tuyên truyền vận động người dân giữ an ninh trật tự trên địa bàn. Ngay sau đó, UBND huyện Nghĩa Đàn cũng thành lập đoàn kiểm tra xử lý dứt điểm sự việc.
Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc.
Trong khi đó, UBND huyện Nghĩa Đàn đã tổ chức họp các ban, ngành liên quan như: phòng Kinh tế - hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, công an huyện và mời chủ trang trại, UBND xã Nghĩa lộc lên làm việc để giao xử lý dứt điểm. Yêu cầu đến 3/2021 có biện pháp để chủ trang trại giảm dần tổng đàn, không cho tăng thêm. Lợn đang nuôi đến đâu thì xuất bán đến đó và không cho tái đàn. Khi nào số lượng trang trại trở về con số 0 và trong thời gian này thì không được nuôi trước khi huyện về kiểm tra đã đảm bảo vấn đề môi trường thì mới cho nuôi tiếp.
Trước đó, người dân sống tại xóm Khe Sài, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An trong suốt nhiều năm qua họ bị tra tấn bởi những trang trại nuôi lợn nằm ở ngay đầu nguồn nước. Trại lợn hàng ngàn con vô tư xả thải khiến cuộc sống của người dân nơi đây đảo lộn, thậm chí họ không dám dùng chính nguồn nước giếng để ăn, sinh hoạt.
Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc từ trại lợn thải ra môi trường mà phóng viên ghi nhận trước đó.
Đặc biệt thời gian ngần đây, trại lợn có dấu hiệu tăng đàn nên lượng nước thải nhiều hơn, mùi hôi thối càng nồng nặc. Mặc dù người dân đã nhiều lần "kêu cứu" nhưng trại vẫn nhập giống về nuôi, nước thải vẫn đổ ra Khe Sài người dân vẫn tiếp tục phải sống trong cảnh khốn khổ.
Anh Vi Văn Hà (SN 1986, trú tại xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) bức xúc: Từ khi trại lợn đi vào hoạt động người dân trong xóm vô cùng hoang mang trước tình trạng trại lợn xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nhiều năm nay lúa trồng không được thu hoạch, nước từ dòng Khe Sài đến trâu, bò cũng không thể uống, người dân chúng tôi vô cùng bức xúc, nhưng kêu mãi rồi họ lại càng nuôi nhiều hơn.
Chị Lê Thị Phượng (SN 1972, trú tại xóm Khe Sài 2) có nhà ngay sát với khu vực đập nước nơi chất thải từ trại lợn đổ về cho biết: Thối nhất là bắt đầu từ trưa cho đến đêm, nhiều bữa bưng bát cơm lên mà không ăn nổi. Gia đình dùng nguồn nước giếng để uống suốt 25 năm, nhưng từ ngày trại lợn về "đóng đô" thì nước cũng không thể dùng được nữa. Chị phải đi xin nước từ nơi khác về để nấu ăn, còn rửa bằng nước giếng nhà thì bị ngứa.
Người dân nơi đây mong muốn lãnh đạo địa phương sớm giải quyết dứt điểm sự việc để họ yên tâm sinh sống.
Đứng ở nhà chị Phương chúng tôi cũng cảm nhận rõ mùi hôi thối, khó chịu từ chất thải của trại lợn. Vòng theo đập nước đến dòng dòng Khe Sài, chúng tôi phát hiện một dòng nước đen chảy dưới những tán cây bụi sau đó hòa vào dòng Khe Sài rồi "tập kết" ở đập nước trước khi chảy xuống phía dưới "hạ du" nơi có hàng chục hộ gia đình sinh sống.
Lần theo dòng nước đen dưới những tán rừng, chúng tôi đến hai hồ chứa nước thải. Tại đây, mùi hôi thối nồng nặc, nước đen ngòm, đặc quánh, xủi bọt. Nằm chình ình phía trên những hồ nước thải là trại lợn rộng với nhiều dãy chuồng nuôi. Từ những dãy chuồng nuôi có 2 họng cống đang thải nước xuống hồ. Người dân nơi dây cho biết, trại lợn này do anh Vũ Văn Huấn làm chủ. Cách đó không xa là một trang trại khác, quy mô cũng rất lớn.
Nhiều năm nay trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đã không ít lần họ phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Ông Lương Văn Viên (84 tuổi, trú xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) buồn bã: Mùi thì thối lắm, ngày trước họ còn thải nước ra đen ngòm. Người dân chúng tôi cũng chịu đựng lâu lắm rồi.
Anh Cao Minh Bắc (SN 1975, người dân thôn Khe Sài 2) dơ tấm áo lên chỉ vào những vết mẩn đỏ chi chít trên da. Gần đây nhiều người trong thôn cũng bị nổi mẩn như anh vì nguồn nước cũng đã ô nhiễm. Hàng ngày mọi người tắm, rửa bằng nguồn nước giếng nên đã có nhiều người bị bệnh ngoài da.
Mặc dù đã kêu cứu nhiều lần, nhưng trại lợn vẫn "đóng đô" ở đầu nguồn dòng Khe Sài, quy mô lại càng tăng lên. Hàng ngày, hàng giờ họ vẫn chịu sự "tra tấn" bởi mùi hôi thối nồng nặc.
Nghệ An: Tai nạn mỏ đá, hai người thương vong Chiều 27-11, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và huyện Quỳ Hợp đang tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở mỏ đá tại xã Châu Quang khiến 1 người chết, 1 người bị thương. Một khu vực khai thác đá tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, tại mỏ đá Thung Chuối (xã...