Xe bánh xếp hơn 30 năm, người xin mua cả trăm triệu vẫn nhất quyết không bán công thức
Đến đường Xóm Đất, Q,11 hỏi bánh xếp chị Cấm ai cũng biết. Xe chỉ có duy nhất một loại bánh xếp nhưng đã bán được hơn 30 năm.
Cứ đúng 7 giờ 10 phút chị Cấm lại đẩy xe bánh xếp tới địa chỉ 116A đường Xóm Đất để bán. Mặc dù chỉ bán một món duy nhất nhưng đã có thâm niên hơn 30 năm.
“Ngày trước là bà ngoại bán, đến mẹ bán giờ là tui bán. Gia đình tui là người gốc Hoa nên món bánh xếp này cũng làm theo hương vị của người Hoa,” chị Cấm chủ xe bánh xếp kể.
Xe bánh xếp của chị Cấm bán từ 7 giờ 10 phút đến khoảng 11 giờ và chiều bắt đầu bán từ 4 giờ PHAN GIANG
Những ngày rằm chị sẽ bán bánh xếp chay PHAN GIANG
Video đang HOT
Mỗi phần bánh xếp có 5 cái với giá 20.000 đồng PHAN GIANG
Bánh xếp hấp nhìn gần giống với há cảo nhưng lại có nhân khác biệt. Ngoài thịt băm, nhân bánh xếp còn có cả nấm, cà rốt, củ sắn (củ đậu)… Nhân bánh có nhiều rau củ lại nêm nếm vừa ăn nên bánh ăn không hề bị ngán.
Mặc dù phần nhân khá vừa miệng nhưng theo chủ quán phần vỏ bánh ở quán là điểm nhấn lớn vì không giống với một hàng quán nào cả.
Nước chấm ở xe bánh xếp này cũng khá lạ miệng với phần dấm do chị tự ủ từ táo PHAN GIANG
Địa chỉ: 116A Xóm Đất, Quận 11, TP.HCM PHAN GIANG
Bên cạnh xe bánh xếp còn có món bánh lọt của người Hoa ăn cũng khá lạ miệng tuy nhiên xe bánh lọt 8 giờ mới đẩy ra bán và khoảng 9 giờ 30 sẽ dời đi nơi khácPHAN GIANG
Chị Cấm chia sẻ: “Công thức bánh xếp là của gia đình có từ xưa. Người Hoa chúng tôi có một tục lệ đó là chỉ truyền nghề cho con trai. Giờ thì văn minh hơn, nếu nhà không có con trai thì mới truyền cho nữ. Như ngày xưa thì không có truyền đâu. Bí quyết làm vỏ bánh không ai giống ai cả nên đã là gia truyền thì không tiết lộ. Nhiều người hỏi mua công thức làm vỏ bánh với giá hàng trăm triệu nhưng gia đình tôi nhất quyết không bán cũng là vì lý do này”.
Có gì trong món xôi bát bửu Quận 6 khiến thực khách ăn xôi trừ cơm?
Xôi bát bửu là món truyền thống của người Hoa du nhập vào Việt Nam. Tại Sài Gòn, xôi bát bửu nổi tiếng lâu đời ở các khu phố quận 5, quận 6. Bát bửu được hiểu là dùng 8 loại nguyên liệu chính để nấu ra món xôi gồm: xì dầu, thịt xá xíu, lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô, củ cải, đậu phộng, hành phi.
Xe xôi bát bửu nằm trên đường Lê Quang Sung, Q.6, TP. Hồ Chí Minh đã mở bán hơn 10 năm. Chủ xe xôi bát bửu là chị Trương Tuyết Phụng - người gốc Hoa. Trung bình mỗi ngày chị bán 50 kg xôi cho 2 loại xôi mặn và xôi ngọt.
Xe xôi bát bửu trên đường Lê Quang Sung, quận 6, TP.HCM ĐÀO HẰNG
Xôi bát bửu là món xôi của truyền thống của người Hoa du nhập vào Việt Nam. Tại Sài Gòn, xôi bát bửu nổi tiếng lâu đời ở khu phố quận 5, quận 6. Bát bửu được hiểu là dùng 8 loại nguyên liệu chính để nấu ra món xôi gồm: xì dầu, thịt xá xíu, lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô, củ cải, đậu phộng, hành phi.
Bát bửu có nghĩa là 8 loại nguyên liệu làm nên món xôi này NGUYỄN MINH TÂM
Chị Phụng cho biết xôi bát bửu là món ăn mà mẹ chị thường nấu cho chị ăn ngày nhỏ. Vì yêu thích hương vị thơm ngon của món xôi này nên chị quyết định học từ mẹ và mở bán.
Xôi bát bửu của chị Phụng còn có thêm đậu phông, sa tế NGUYỄN MINH TÂM
Tuy nhiên, xe xôi bát bửu của chị Phụng chủ yếu bán cho khách mang đi chứ không có chỗ ngồi lại. Giá một hộp xôi bát bửu dao động từ 25.000 đồng/phần đến 35.000 đồng/phần tùy thực khách gọi các món ăn kèm thêm với xôi.
3 quán ăn sáng đáng thử không phải ai cũng biết khi đến TP.HCM Đến TP.HCM, ngoài tham quan những thắng cảnh đẹp bạn cũng đừng quên dành thời gian để thưởng thức các món ăn sáng đặc trưng nơi đây. Bánh cuốn Song Mộc, Q.3 Bánh cuốn là sự lựa chọn phổ biến cho bữa ăn sáng của người Sài Gòn. Trong đó phải kể đến món bánh cuốn quán Song Mộc ở Q.3, TP.HCM, đây...