Xây ‘Thư viện xóm đảo’ cho học sinh vùng nông thôn
Xuất phát từ thực tế trẻ em vùng nông thôn thường khó tiếp cận với những cuốn sách hay, bổ ích, anh Nguyễn Văn Pháp, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành ( Quảng Ngãi) đã tự bỏ tiền ra xây dựng “ Thư viện xóm đảo” với hàng ngàn đầu sách để giúp học sinh quê mình làm quen với văn hóa đọc, góp phần mở mang tri thức.
Các em học sinh thường lui tới thư viện để chọn đọc những cuốn sách mình thích.
Thư viện này được thành lập cách đây 3 năm. Anh Pháp dành khá nhiều thời gian cho việc sưu tầm những cuốn sách hay, giá trị, làm phong phú thêm “kho tàng” kiến thức. Đến nay, đã có hơn 14.000 đầu sách với đa lĩnh vực được anh Pháp bỏ tiền ra mua về. Các bạn trẻ khi đến với thư viện này sẽ được đọc sách miễn phí.
Em Phan Thị Bích Châu chia sẻ: Ở quê em hiếm có thư viện nào đồ sộ như thế. Nhờ anh Pháp xây dựng thư viện, các em có thêm địa chỉ quen thuộc để tới thường xuyên. Ở đây có rất nhiều cuốn sách hay gợi mở sự liên tưởng, tăng thêm sự hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan và cách ứng xử.
Anh Nguyễn Văn Pháp với thư viện sách do mình sáng lập.
Ngoài việc đầu tư sách, anh Pháp còn đầu tư thêm một dàn máy tính hiện đại, hướng dẫn các em tiếp cận với công nghệ thông tin, tìm kiếm thêm nhiều điều bổ ích trên mạng để phục vụ việc học tập. Ngoài ra, khi rảnh rỗi, anh thường tổ chức các buổi học với nhiều chủ đề khác nhau, các buổi vui chơi, dã ngoại…, qua đó, giúp các em thư giãn và lĩnh hội kiến thức nhanh hơn.
Em Võ Ngọc Quyên bộc bạch: Đến đây, em có cảm giác mọi người như thành viên trong một gia đình, có sự đồng cảm, sẻ chia, trao đổi để cùng nhau tiến bộ. Anh Pháp thật sự đem lại năng lượng sống tích cực, “chắp cánh” cho chúng em bay xa trên con đường học vấn.
Video đang HOT
Thư viện còn có cả hệ thống máy tính để các em học sinh làm quen với công nghệ.
Anh Nguyễn Văn Pháp bày tỏ, anh sinh ra và lớn lên ở làng quê này. Chính nỗi cơ cực, vất vả của người dân nông thôn cộng với sự nhọc nhằn, thiếu thốn của các thế hệ học sinh đã thôi thúc anh làm một việc gì đó thật ý nghĩa cho quê hương mình.
Theo đó, việc mở thư viện sách là điều đầu tiên anh nghĩ đến, bởi sách có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Anh hi vọng thư viện sẽ giúp rút ngắn dần khoảng cách về mặt bằng kiến thức chung giữa học sinh nông thôn với thành thị, khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng.
Do thường xuyên công tác xa nhà nên anh Pháp đã giao lại việc quản lý thư viện cho các bạn trẻ trong thôn, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về việc gìn giữ, bảo vệ tài sản chung. Dần dà, “Thư viện xóm đảo” được biết đến nhiều hơn, số lượng người đến với nó cũng ngày một đông hơn trước, tạo sự lan tỏa sâu rộng.
Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ
Có những phụ huynh đầu tư cho con cả tủ sách, trong nhà đi đâu cũng thấy sách hay, sách đắt tiền nhưng tại sao những đứa trẻ không hề hứng thú?
Dù không thể nhớ những cuốn sách đã đọc trong đời nhưng bằng một cách nào đó, những cuốn sách trong vô thức vẫn làm cho chúng ta trở thành người tốt hơn, hiểu biết hơn, yêu thương nhiều hơn.
Những đứa trẻ thích đọc luôn có hành vi tốt và sẽ chẳng bao giờ bị thất thế với xã hội. Sách giúp trẻ tích hợp kiến thức và mở rộng tầm nhìn, sống trách nhiệm, bao dung. Đằng sau những đứa trẻ này phải có những bậc phụ huynh luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa khuyến khích và bắt ép, thay vì tạo niềm yêu thích và đam mê bằng cách xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Họ dùng quyền để bắt con cái đọc sách, điều này không những khiến trẻ không tiếp thu được kiến thức mà còn thấy sách là ám ảnh.
Đằng sau những đứa trẻ thích đọc sách là những bậc phụ huynh luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con. (Ảnh minh họa)
Mẹ "nhồi sách", con bội thực
Chị Minh Thư (quận 5, TP. HCM) kể, hai vợ chồng là công chức nhà nước, nhà lúc nào cũng có sách. Để nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho con, ngay từ khi thời kì mang thai chị đã thường xuyên đọc cho con nghe. Sau khi con chào đời, chị đã chuẩn bị cả kệ sách lớn cho con, hy vọng con được chìm trong kiên thức để yêu thích việc đọc.
Con học lớp mầm, quy định "bất thành văn" trong nhà chị là cứ 8h tối làm gì thì làm, con phải ngồi nghe mẹ đọc sách hoặc tự đọc sách tranh đơn giản. Với niềm tin "mưa dầm thấm lâu", cứ tạo thói quen thì đến một ngày con sẽ xem sách là người bạn tốt nên từ truyện tranh, truyện ngụ ngôn, cổ tích cho tới khoa học, sách nào chị cũng chịu khó đọc cho con nghe.
Nhưng mọi nỗ lực đó của chị đã không được "đền đáp". Con vào tiểu học, dù đã có thể tự đọc sách nhưng chẳng bao giờ đụng tay vào. Nhiều hôm bạn bè cùng lúc tới chơi, mấy đứa nhỏ thấy kệ sách nhiều sách đẹp sách hay tranh nhau đọc, chỉ có con chị Thư là vẫn thờ ơ.
Mỗi khi nghe tiếng mẹ nhắc: "Con lấy cuốn sách đọc đi"; "Không đọc sách sao mà thông minh được" là thằng bé kiếm cớ đánh trống lảng. Lắm lúc ép quá con cũng cầm cuốn sách đọc nhưng vài trang là nằm luôn trên bàn, mẹ nạt nộ thì khóc lóc mếu máo. Chị bảo: "Thấy bất lực vì có một đứa con không biết niềm yêu thích sách là gì".
Cha mẹ chỉ lướt điện thoại không thể trách con lười đọc sách
Thực tế, nếu bố mẹ ép con đọc sách, những kiến thức thu được từ sách sẽ hoàn toàn là thụ động và đối phó, lợi ích tốt đẹp của việc đọc sách đã không còn. Nhiều phụ huynh mua sách chât đây nhà, nhưng lại không hê biêt con thích điêu gì, thích và không thích sách gì.
Và cũng sẽ hết sức vô lý khi cha mẹ, người lớn trong nhà lúc nào cũng cầm trên tay những chiếc điện thoại để lướt, để quẹt nhưng lại trách móc con cái trong gia đình tại sao không siêng năng đọc sách.
Chị Trần Thị Bích Thủy (quận Phú Nhuận, TP. HCM), mẹ của hai bé Nancy và Nina chia sẻ: "Để tạo cho con yêu thích việc đọc sách hay thói quen đọc sách là một quá trình kiên trì và tâm lý, không thể chỉ mua thật nhiêu sách, bày ra cho con và nghĩ răng con ở gân sách con sẽ yêu sách.
Tất nhiên, sách phải có sẵn thì con mới đọc được. Có lẽ hơi thừa, nhưng mình thấy nhiều bố mẹ vẫn nghĩ "con còn nhỏ, có đọc được gì đâu mà đầu tư sách", theo mình, tư tưởng đó sẽ không giúp trẻ yêu sách được.
Những cuốn sách đầu tiên mình mua cho con khi biết ngồi là sách vải, lúc đó bé chỉ gặm ngắm là chính. Đến giai đoạn tiếp theo chuyển qua sách giấy thì con chỉ nghịch sách, lật tới lật lui, không xem một cuốn mà chuyển từ cuốn này sang cuốn khác. Tuy nhiên, mình nghĩ đây chính là những hoạt động cần thiết đầu tiên để con tạo thói quen đọc sách, không thể ngay lập tức bắt bé thích đọc sách ngay được. Và thực tế, phải cả năm sau mình mới nhận ra kết quả.
Phải 1 năm sau ngày làm quen cuốn sách đầu tiên, bé nhà chị Thủy mới bắt đầu thích đọc sách.
Mình cũng không bao giờ nói với con: "Cuốn này mới hay chứ" khi đi chọn sách, bởi nhiều cuốn theo cách nhìn của người lớn thì rất hay nhưng lại quá tầm của một đứa trẻ, nếu đọc không hiểu chúng sẽ chán và đọc đối phó. Cứ để con tự quyết định cuốn sách của mình. Có thể vài lần con chọn chưa đúng, chưa hợp gu của con, nhưng dần con trẻ sẽ tự tìm nguồn, hoặc nhờ tư vấn, để có được lựa chọn chính xác sách hợp với mình hơn.
Nhà mình có một giá sách nhỏ để bé có thể tự lấy khi muốn, gần giá sách đặt một vài chiếc gối, một chiếc đệm nhỏ... vì thú vui đọc sách luôn gắn với tư thế ngồi thoải mái khi đọc. Bna đầu, mình đọc sách cùng bé 15 phút, sau tăng dần từ từ lên thành 30 phút, 1 tiếng... Bé mệt thì mình sẽ cho nghỉ, không ép. Bên cạnh đó, "kỹ thuật" đọc sách hấp dẫn, thú vị và hài hước của bố mẹ cũng chính là một yếu tố quan trọng duy trì niềm vui đọc sách. Vợ chồng mình thỉnh thoảng nhập vai hay biểu cảm bằng các giọng đọc khác nhau dành riêng cho mỗi nhân vật, các bé rất hào hứng.
Bố mẹ cũng nên là tấm gương, ít nhất trước giờ đi ngủ dù đọc ít đọc nhiều cũng cầm sách đọc. Có 1 thời gian mình cũng rất lười, không muốn đọc gì cả, nhưng không thể để bé thấy được tình trạng lười của mẹ, thế là mình mua ngôn tình về đọc, mỗi tối mẹ và con vẫn cùng nhau đọc sách. Đi mua sách cũng là phần thưởng khi con làm tốt việc gì đó mà mình thường áp dụng.
Hai bé nhà chị Thủy rất thích đi nhà sách cùng bố mẹ vào mỗi cuối tuần.
Ở Sài Gòn hay có những buổi giao lưu kí tặng sách, mình nghĩ việc cho con gặp gỡ, giao lưu với tác giả, họa sỹ, nghe những câu chuyện từ chính tác giả, cả bố mẹ và con trẻ sẽ biết trân trọng người làm sách và những cuốn sách mình đang có.
Mình học theo mẹo hay của một mẹ chia sẻ là tặng con một cuốn sổ thật đẹp để làm "nhật kí đọc sách". Khi con biết viết, mình hướng dẫn con ghi lại tên cuốn sách, tên các nhân vật trong sách và đặc điểm của từng nhân vật, ghi lại cảm xúc của mình về một nhân vật yêu thích hay vẽ lại nhân vật theo trí tưởng tượng của con. Mình nghĩ đọc sách cũng như nhiều thứ khác, khi con nhận ra điều đó là tốt và tìm thấy niềm vui thì chúng sẽ tự làm mà không cần phải nhắc nhở, thúc giục.
Rất nhiều bé khi đã thích đọc rồi sẽ đọc tất cả mọi thứ (như con mình), nhưng cũng nhiều bé do tiếp xúc muộn, chưa có thói quen thì trước hết bố mẹ phải tìm hiểu xem con mình có sở thích về lĩnh vực gì, và lựa chọn sách về lĩnh vực ấy trước. Hãy kiên nhẫn và giúp con hình thành thói quen từ từ và cuối cùng, trẻ sẽ ham đọc sách lúc nào mà bạn cũng không hay.
Học sinh Hải Phòng hào hứng với "Thư viện 50K" Mô hình "Thư viện 50K" ngay trong lớp học ở Hải Phòng không chỉ lan tỏa văn hóa đọc trong mỗi học sinh, nó còn làm thay đổi cách tiếp cận văn hóa cho người đọc, đưa sách vươn xa. Ghi nhận của nhóm PV tại một số trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng, mô hình "Thư...