Xây nhà trong một ngày bằng máy in 3D
Tại Đại học Southern California, Giáo sư Behrokh Khoshnevis cùng các cộng sự đang chế tạo một chiếc máy in 3D khổng lồ có thể “in” nhà trong 24 giờ đồng hồ. Cỗ máy khổng lồ này được trang bị kim phun bê tông và có thể in nhà dựa trên thiết kế của máy vi tính.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southern California sử dụng chiếc máy in Contour Crafting để xây dựng nên căn nhà. Chiếc máy in 3D sẽ được đặt trên 2 đường ray song song để có thể hoạt động một cách dễ dàng.
Khi ở trên đường ray, máy in nhà 3D Contour Crafting sẽ di chuyển dọc theo đường ray và phun bê tông. Các công đoạn hoàn thiện cuối cùng như lắp đặt cửa ra vào, cửa sổ… sẽ do con người đảm nhiệm.
Tường được in thử nghiệm
Video đang HOT
Contour Crafting sẽ giúp giảm đáng kể giá thành xây dựng. Công nghệ này cũng sẽ giúp sửa chữa những căn nhà bị hư hại vì thời tiết hay thiên tai.
Trong khi dự án Contour Crafting hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, giáo sư Khoshnevis cũng đã phủ nhận rằng công nghệ in 3D sẽ làm tăng nguy cơ thất nghiệp. Theo ông, công nghệ này sẽ giúp tạo ra nhiều công việc mới cho công nhân xây dựng, thay vì bắt họ phải trực tiếp làm các công việc nguy hiểm như hiện nay.
Theo Business Insider
Mỹ sử dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực sản xuất quân sự
Trong một thông báo mới đây, Tổng thống Barack Obama biết chính phủ Mỹ rất quan tâm đến công nghệ in 3D. Theo ông Obama thì công nghệ này có thể đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ. Mà cụ thể thì công nghệ này có thể giúp thiết kế vũ khí và trang bị mới cho quân đội.
Chính quyền tổng thống Mỹ Obama rất quan tâm đến công nghệ in 3D.
Theo báo cáo của Nhà Trắng thì một số ứng dụng khác nhau của công nghệ này đã được xác định như một phần của cuộc thi nhằm dành được quyền xây dựng 3 viện nghiên cứu công nghệ cáo trị giá 200 triệu USD, tất cả kinh phí sẽ do chính phủ Mỹ tài trợ. Được biết, cuộc thi là một phần trong khoảng ngân sách 1 tỷ USD của chính phủ Mỹ nhằm tái đầu tư vào sản xuất Mỹ và tăng thêm việc làm.
Ba viện nghiên cứu sẽ được lựa chọn thông qua một quá trình cạnh tranh được các phòng ban Năng lượng và Quốc phòng của Mỹ giám sát. Kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay. Theo Nhà Trắng thì các viện nghiên cứu này ngoài việc là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, công nghiệp, những trung tâm này còn là nơi để các sinh viên đại học và cao đẳng tham quan và học hỏi thậm chí là thực hành. Chính quyền ông Obama hy vọng sự hợp tác sẽ tạo ra một nơi để các sinh viên và công nhân ở tất cả các cấp có thể thiết kế, thử nghiệm sản phẩm.
Công nghệ in 3d hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất.
In 3D là công nghệ làm cho các vật thể rắn ba chiều thành bất cứ hình dạng thực tế nào từ một mô hình kỹ thuật số. Theo Nhà Trắng thì công nghệ in 3d có thể có ứng dụng trong một loạt các ngành công nghiệp bao gồm cả quốc phòng, hàng không vũ trụ, ô tô và sản xuất kim loại. Ba lĩnh vực công nghệ mà Mỹ đang muốn áp dụng công nghệ in 3d vào là sản xuất kỹ thuật số, sản xuất kim loại nhẹ và hiện đại và thiết bị điện tử điện thế hệ tiếp theo. Ví dụ như trong sản xuất kim loại nhẹ và hiện đại thì công nghệ này sẽ giúp giảm giá thành chế tạo và năng suất các động cơ tua-bin gió, các thiết bị y tế, động cơ và các loại xe chiến đấu bọc thép thông qua công nghệ.
Kế hoạch của Tổng thống Obama về việc xây dựng 3 trung tâm trên đã được công bố cách đây mấy tháng. Ông cho biết: "Ưu tiên hàng đầu của chính quyền là làm cho nước Mỹ trở thành một cường quốc dẫn đầu về việc nghiên cứu cũng như ứng dụng công nghệ cao". Cách đây một năm, Mỹ đã cho xây dựng một viện nghiên cứu công nghệ in 3D thí điểm ở Youngstown, Ohio với khoản trợ cấp liên bang là 30 triệu USD. Nó bao gồm một tổ hợp các công ty sản xuất, các trường đại học, trường cao đẳng cộng đồng và các nhóm phi lợi nhuận trên khắp Virginia Ohio Pennsylvania.
Một khẩu AR 15 được làm bằng công nghệ in 3D.
Tuy in 3D đang được chính phủ Mỹ khuyến khích phát triển, nhưng công nghệ này sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt từ các nhà lập pháp đang lo ngại về việc sử dụng công nghệ này vào việc sản xuất súng. Đầu tuần này, Cody Wilson đã gây sốc trực tiếp bắn thử khẩu súng mà anh và nhóm nghiên cứu của mình đã tìm cách chế tạo trong vòng một năm qua. Nhỏ, có màu trắng và làm gần như hoàn toàn từ nhựa, Liberator trông chẳng khác nào một món đồ chơi mà chúng ta có thể mua được từ chợ.
Nhưng ngay sau khi chứng kiến cảnh khẩu súng này bắn được đạn thật có lẽ bạn sẽ hiểu rằng khẩu súng"đồ chơi" này có thể khoan một lỗ trên cơ thể bạn một cách dễ dàng. Kết quả là, một số các nhà lập pháp đang đẩy mạnh việc cấm súng in 3d. Trong đó, thượng nghị sĩ bang California Leland Yee đã công bố một kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền ban hành một bộ luật để ngăn cấm việc sử dụng các công nghệ để tạo ra súng. Một số nhà làm luật cho rằng súng làm bằng công nghệ in 3d hiện đang tạo nên " một vùng màu xám pháp lý " trong luật pháp Mỹ,
Nhìn bề ngoài, khẩu Liberator trông không có vẻ là một vũ khí giết người.
Tuy là phát triển cho quốc phòng nhưng đại diện nhà trắng không cho biết cụ thể rằng công nghệ in 3d sẽ hộ trợ loại phát triển loại vũ khí nào trong công nghiệp quốc phòng. Nhiều chuyên gia cho rằng có lẽ nó sẽ được sử dụng trong việc chế tạo vũ khí công nghệ cao hoặc các thiết bị dành cho lực lượng đặc nhiệm.
Theo GenK
Sản xuất thiết bị điện/điện tử hoàn chỉnh chỉ bằng máy in 3D Để tiên phong cho xu hướng sản xuất mới này, các nhà nghiên cứu tại đại học Cornell đã tiến hành tạo thành công một chiếc loa vận hành được chỉ bằng cách sử dụng 2 máy in 3D. Với tốc độ phát triển như vũ bão tương đương với smartphone trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên, dường như cứ mỗi tuần...