Kinematics: Công cụ trợ lực cho máy in 3D
Kinematics giúp các máy in 3D thông dụng tại nhà cũng có thể tạo ra các vật thể mềm mại.
Tính tới thời điểm hiện tại, tuy công nghệ in 3D đã phát triển với tốc độ cực nhanh và đạt được khá nhiều thành tựu đáng nể, nhưng việc in được các vật thể cần độ đàn hồi/linh hoạt, vẫn là việc rất khó khăn ngay cả với các chuyên gia trong nghề. Việc in các loại vật thể với đặc tính của vải tuy không phải không thể thực hiện được, nhưng cũng không phải là thứ mà người dùng bình thường có thể in ra bằng các máy in MakerBots thông dụng của mình. Tuy vậy, thế giới công nghệ lại sắp một lần nữa được thay đổi bởi một vài cá nhân tài năng của một studio thiết kế nhỏ bé chỉ gồm 7 thành viên: Nervous System. Ứng dụng desktop mang tên Kinematics mà studio này vừa giới thiệu sẽ khiến ngay cả các máy in 3D thông dụng tại nhà cũng có thể tạo ra các vật thể mềm mại.
Kỹ thuật nén và mô phỏng mà Kinematic sử dụng cho phép “thu nhỏ” thiết kế của một vật thể có kích thước lớn hơn máy in 3D về mức vừa sức của chiếc máy in để có thể thực hiện in một lần duy nhất – thay vì rã thành từng phần (như khi người ta tạo một nguyên mẫu ô tô từ máy in 3D). Tuy vậy, điều kì diệu nằm ở chỗ, thành phẩm đưa ra lại có kích thước chính xác không kém gì khi ta chia thiết kế 3D thành từng mảnh nhỏ rồi ghép lại.
Qúa trình này sẽ bắt đầu với một thiết kế vật thể 3D nguyên gốc – ví dụ như một chiếc vòng tay. Ứng dụng Kinematic sẽ chuyển đổi thiết kế này sang dạng một chuỗi hàng trăm – thậm chí là hàng ngàn kết cấu tam giác. Các “mảnh” tam giác này có kích thước càng nhỏ, sản phẩm được in ra sẽ có độ linh hoạt càng cao. Các chuỗi này sau đó sẽ được gói gọn lại để tiết kiệm không gian, tạo ra một khối với kích thước vừa đủ để máy in 3D có thể thực hiện in trong một lần duy nhất – tương tự như việc ta gập quần áo để đưa vào vali vậy. Khi lấy thành phẩm ra khỏi máy in và “mở” khối đặc này ra, ta sẽ có được một vật thể với độ linh hoạt đáng ngạc nhiên so với khả năng hiện nay của các máy in 3D thông thường.
Hiện tại, người ta đã có thể thực nghiệm tạo các mảnh trang sức và các vật thể tương đối nhỏ bằng Kinematics. Nhưng các thành viên của Nervous System đang không ngừng làm việc để có thể hỗ trợ các vật thể thực sự lớn và phức tạp – như các loại váy, có thể được điều chỉnh kích thước trước khi in bằng cách thực hiện quét 3D toàn bộ cơ thể người mặc. Ý tưởng này nghe có vẻ vẫn còn xa vời, nhưng không gì có thể phủ nhận rằng các vật thể mà người ta có thể tạo ra từ máy in 3D đang không ngừng trở nên lớn hơn, bền chắc hơn, và giờ đây là linh hoạt hơn, khiến cho khả năng ứng dụng ngày càng cao hơn.
Theo VNE
7 sự kiện đình đám nhất trong thế giới công nghệ 2013
Với tốc độ phát triển chóng mặt, thế giới công nghệ không thiếu những câu chuyện thú vị. Vào thời điểm cuối năm 2013, hãy cùng nhìn lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay.
NSA bị phát hiện nghe lén hàng triệu người
Edward Snowden, người đã tung ra các tài liệu tố cáo quá trình nghe lén của NSA
Tháng 5/2013, cựu nhân viên CIA Edward Snowden bắt đầu công bố một loạt tài liệu cho thấy chính phủ Mỹ đã nghe lén hàng triệu người trên cả nước Mỹ và cả các quốc gia khác, bao gồm cả các đồng minh thân cận. Các thông tin được tiết lộ gần đây cho thấy Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thu thập 5 tỷ bản ghi về vị trí điện thoại di động mỗi ngày.
Video đang HOT
Vụ việc này không chỉ là sự kiện đáng nhớ nhất của thế giới công nghệ mà còn là sự kiện đáng nhớ nhất của nước Mỹ trong năm 2013. Một loạt câu hỏi đã được đặt ra sau scandal này: đâu là ranh giới giữa bảo vệ người dân và xâm hại quyền riêng tư của họ? Liệu người dân Mỹ có còn nên tin tưởng vào cơ quan an ninh quốc gia NSA? Liệu chúng ta có nên tin tưởng vào Google, Facebook, Apple và Microsoft - những công ty được cho là đã "tiếp tay" cho NSA?
Hiện tại, Snowden đang tị nạn tại Nga. Trong tương lai, cựu nhân viên tình báo này chắc chắn sẽ còn tung ra thêm rất nhiều văn bản hé lộ về sức mạnh của NSA (Snowden đang nắm trong tay khoảng 200.000 tài liệu mật). Sự kiện Snowden chắc chắn sẽ là một vết nhơ mà cả chính quyền Obama lẫn các công dân Mỹ thế kỉ 21 không thể quên được trong nhiều năm tới.
Bitcoin bùng nổ
Năm 2009, một cá nhân/tổ chức bí mật có tên gọi "Satoshi Nakamoto" tung ra một đồng tiền ảo không định danh có tên Bitcoin. Đồng tiền này không có hình dạng vật lý, không được lưu trữ trong ngân hàng mà được lưu trữ trên một mạng vi tính. Bitcoin không chịu sự kiểm soát của bất kì một chính phủ hay tổ chức tài chính nào cả: trong một chu kỳ, chỉ có một lượng Bitcoin nhất định được tung ra. Bạn cần tới các máy vi tính siêu mạnh để tham gia vào quá trình quản lý giao dịch Bitcoin và "khai thác" Bitcoin bằng cách giải các bài toán có độ khó ngày càng tăng.
Không bị lạm phát, không để lại bất kì dấu vết nào, có giá trị càng ngày càng gia tăng, Bitcoin đang dần trở thành "cơn sốt làm giàu" quan trọng nhất thời điểm hiện nay. Tuy vậy, ngay cả khi Bitcoin đã tăng giá hàng trăm lần để có giá trị 1.000 USD/1 Bitcoin, tương lai của đồng tiền này vẫn còn quá mập mờ: liệu các chính phủ có để cho Bitcoin tồn tại hay không?
BlackBerry sụp đổ
CEO Thorsten Heins đã từng được hi vọng sẽ cứu sống BlackBerry, song bây giờ Dâu đen đã cận kề cái chết
Đầu năm 2013, BlackBerry, tên tuổi từng gắn liền với tên gọi "smartphone", đã tung ra lá bài cho ván bài sinh tử của mình: hệ điều hành BlackBerry 10 và 2 mẫu smartphone Z10, Q10. Rất tiếc, cả Z10 lẫn Q10 đều được tung ra thị trường quá muộn (sau khi các đối thủ cạnh tranh đã tung ra sản phẩm của riêng mình) và hệ điều hành BlackBerry 10 cũng mắc phải một điểm yếu chết người: không thể xây dựng một kho ứng dụng có giá trị.
Đến cuối năm, người hâm mộ được thắp một tia hi vọng khi tổ chức tài chính Fairfax tuyên bố muốn mua lại BlackBerry. Thương vụ này đã thất bại và BlackBerry đã sa thải CEO Thorsten Heins trước khi chứng kiến một loạt nhân sự cao cấp (giám đốc điều hành, marketing...) ra đi và hàng nghìn nhân công bị sa thải.
Cho đến giờ, vẫn chưa có vị cứu tinh nào xuất hiện và tương lai của BlackBerry vẫn quá mù mịt. Quả là một điều đáng buồn, bởi đã có thời Dâu đen là trợ thủ đắc lực của cả các doanh nhân lẫn các tín đồ công nghệ. Cuối cùng, cái chết được báo trước của BlackBerry cũng đã chính thức chấm dứt kỉ nguyên bàn phím vật lý trên điện thoại di động.
Microsoft mua lại Nokia
Cú bắt tay mang Windows Phone đến với Nokia báo hiệu ngày Nokia và Microsoft về một mối
Điều mà bạn không thể tưởng tượng được vào 10 năm về trước giờ đã trở thành hiện thực: Nokia đã phải bán lại mảng di động cho Microsoft với giá "chỉ" 7,2 tỉ USD. Song, với nhiều người, đây không phải là một diễn tiến quá bất ngờ: sau khi iPhone và Android ra đời, Nokia chưa bao giờ lấy lại được vị thế thống trị và ngày càng một sa sút hơn.
Nhiều người cho rằng Microsoft đã mua lại Nokia để ngăn chặn công ty Phần Lan chuyển sang phát triển Android. Song, kể từ khi Stephen Elop (vốn là cựu nhân viên của Microsoft) lên nắm quyền, Nokia đã liên tục giết chết các lựa chọn hệ điều hành khác ngoài Windows Phone. Cho tới tận phút cuối (Microsoft cho biết sẽ không giữ lại thương hiệu Nokia trên dòng smartphone Lumia), công ty Phần Lan vẫn được vinh danh với những sản phẩm siêu bền và chụp ảnh siêu đẹp.
Dù sao đi chăng nữa, việc Microsoft mua lại Nokia có thể sẽ là một cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp smartphone, giúp tạo ra thế kiềng ba chân: iOS, Android và Windows Phone. Hãy cùng chờ đợi một thị trường di động sôi động hơn trước rất nhiều, và hãy cùng chờ đợi những mẫu smartphone tốt nhất đến từ sức mạnh cạnh tranh của 3 gã khổng lồ công nghệ (Apple, Google và Microsoft).
Google ra mắt "kính thông minh" Google Glass
Nhà sáng lập Sergey Brin của Google rạng rỡ khi đeo Glass
Khi con người vừa kịp quen (và đánh giá thấp) việc cầm trên tay/đút trong túi quần một chiếc máy tính có sức mạnh gấp hàng chục lần chiếc máy vi tính NASA dùng để đưa người lên mặt trăng, Google đã kịp mở ra một kỉ nguyên công nghệ mới: thời trang di động. Bạn nghĩ gì về việc đem công nghệ số và Internet lên các sản phẩm vốn được coi là thuộc về lĩnh vực thời trang như kính mắt và đồng hồ?
Thực tế, Google không phải là công ty khai sáng cho kỉ nguyên thời trang công nghệ, bởi đồng hồ thông minh Pebble cũng đã thu hút được một lượng người dùng khá đông đảo vào năm ngoái. Tuy vậy, Google Glass là sản phẩm đầu tiên được một gã khổng lồ công nghệ đỡ đầu. Sản phẩm này mở ra rất nhiều tính năng hấp dẫn: quay lại các chuyến đi của bạn từ góc nhìn thứ nhất, tìm kiếm thông tin về cảnh vật trước mặt bạn trên Internet, chia sẻ trực tiếp bức ảnh bạn vừa chụp bằng... mắt lên mạng, dịch trực tiếp chữ viết, giọng nói... Có quá nhiều chân trời mới với Google Glass.
Sự ra mắt của Google Glass cũng làm dấy lên nỗi lo ngại về quyền riêng tư: việc một người có thể quay lại các hành động của bạn chỉ bằng một chiếc kính là rất đáng lo sợ. Tuy vậy, trong kỉ nguyên số, con người đã liên tục đánh đổi quyền riêng tư lấy tính tiện dụng và khả năng chia sẻ của thiết bị số. Bởi vậy, ảnh hưởng của Google đối với xã hội của tương lai sẽ là rất, rất khó lường hết.
Trào lưu smartwatch bùng nổ
CEO J.K. Shin của Samsung và Galaxy Gear trên tay
Giữa năm 2012, môt công ty ít danh tiếng có tên gọi Pebble đã mở một chiến dịch gây vốn cho sản phẩm "đồng hồ thông minh" cùng tên. Chiến dịch gây vốn của Pebble đã hoàn thành với tốc độ chóng mặt; chiếc đồng hồ này cũng bán chạy tới mức một loạt các ông lớn công nghệ như Qualcomm, Intel, Microsoft, Samsung và Google cùng đồng loạt tham gia vào thị trường smartwatch, bất kể là thông qua các tuyên bố chính thức hay các dự án bí mật.
Sự kiện Galaxy Gear ra mắt cùng Galaxy Note 3 vào tháng 9 đánh dấu sản phẩm smartwatch đầu tiên đến từ một nhà sản xuất lớn. Tuy vậy, thị trường smartwatch cho tới giờ vẫn còn gặp nhiều trở ngại: đồng hồ thông minh vẫn chủ yếu đóng vai trò phụ trợ cho smartphone (hiển thị tin nhắn, thông báo, camera phụ...). Điều đó có nghĩa rằng việc sở hữu một chiếc smartwatch sẽ không thay đổi hoàn toàn trải nghiệm di động của bạn.
Rất có thể, trong năm 2014, điều này sẽ thay đổi: mọi hi vọng đang được hướng về phía Apple cùng chiếc đồng hồ "chưa ra mắt đã nổi tiếng" iWatch. Rất có thể, Apple sẽ một lần nữa tạo ra đột phá cho thị trường công nghệ với iWatch như đã từng làm với iPod, iPhone và iPad.
In 3D
Đây không phải là một kiệt tác kiến trúc cổ đại, mà là một sản phẩm in 3D
Trong một tập của series phim hài đình đám Big Bang Theory, nhân vật Howard khoe khoang về mô hình bé tí hon của mình và vợ được in 3D. Sự có mặt của công nghệ in 3D trên một trong những series TV ăn khách nhất hiện nay đã chứng minh một điều: in 3D đang dần trở thành "công nghệ sản xuất của tất cả mọi người".
Với công nghệ này, bạn không chỉ có thể in mô hình các nhân vật ưa thích (và cả chính mình) mà còn có thể in ra các sản phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Bạn có thể in ra súng ống, đạn dược và cũng có thể in ra các sản phẩm y tế. Bạn có thể in ra thực phẩm. Công nghệ in 3D cũng hứa hẹn sẽ thay đổi ngành sản xuất công nghiệp: các công ty có thể thiết kế ra linh kiện/sản phẩm trên CAD và "sản xuất" chúng ngay lập tức bằng máy in 3D, thay vì phải trải qua quá nhiều khâu chuẩn bị máy móc và lắp ráp.
Hiện tại, mức giá của máy in 3D đã giảm xuống khá thấp: chỉ khoảng 1.000 USD (vào khoảng 22 triệu đồng). Khi công nghệ sản xuất máy in và mực in 3D ngày càng một hoàn thiện, chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn vì công nghệ này.
Theo Vnreview
Máy quét và in 3D có thể sao chép các bức tranh gần như hoàn mỹ Máy quét và in 3D mới có thể giúp chúng ta sao chép những bức tranh hàng chục triệu đô 1 cách hoàn hảo. Nếu bạn yêu thích những bức tranh của Van Gogh mà không có vài chục triệu đô để mua thì cũng đừng suy nghĩ nhiều, vì với công nghệ hiện đại thì việc sao chép một bức tuyệt tác...