Xây mới trường THCS Thịnh Liệt để nâng cao chất lượng giảng dạy học tập
Trường THCS Thịnh Liệt (Quận Hoàng Mai) đã xuống cấp nhiều năm qua khiến việc đầu tư xây dựng trường mới trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập đối với thầy trò nơi đây.
Dự án xây dựng mới trường THCS Thịnh Liệt có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội thời điểm hiện tại dân số có khoảng 32.000 nhân khẩu, số lượng học sinh trong độ tuổi THCS là khoảng 1.200 học sinh, tương đương với 28 lớp học.
Với số lượng học sinh đông như vậy nhưng hiện nay trên địa bàn phường mới chỉ có một trường THCS Thịnh Liệt tại số 121 phố Nguyễn Chính. Tuy nhiên, ngôi trường này được xây dựng từ trước khi thành lập quận, quy mô nhỏ hẹp với diện tích chỉ 1.609 m2, gồm 02 dãy nhà 02 tầng, 01 nhà bảo vệ và 01 nhà để xe.
Trải qua thời gian, ngôi trường hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn nên không đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường, số lượng học sinh đông nhưng điều kiện phòng học cũng không đủ để các em đến trường.
Hơn nữa, theo quy hoạch của quận khu đất này thuộc quy hoạch trường mầm non nên không thể đầu tư xây dựng trường THCS.
Đặc biệt, do cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng và thường xuyên bị ngập nước khi có mưa lớn nên từ năm 2010, trường THCS Thịnh Liệt đã phải chuyển sang học tạm tại cơ sở của Trường tiểu học Thịnh Liệt cũ, khi Trường tiểu học đã được đầu tư xây dựng mới trong khu di dân Đồng Tầu thuộc ô đất B8/TH4.
Từ đó dẫn đến việc người dân phường Thịnh Liệt không muốn con em mình học tập tại đây. Nhiều phụ huynh đã xin chuyển trái tuyến sang các phường hoặc quận khác để con em có điều kiện học tập tốt hơn. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm, dẫn đến khó khăn trong đời sống của nhân dân và trong cả công tác quản lý của ngành giáo dục quận Hoàng Mai.
Qua đó có thể thấy, việc đầu tư xây dựng một trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại phường Thịnh Liệt nhằm đáp ứng số học sinh hiện tại và dự kiến trong những năm tiếp theo là hoàn toàn cần thiết, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn phường, chấm dứt được tình trạng học sinh phải đi học nhờ tại các phường, quận khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, UBND quận Hoàng Mai đã báo cáo đề xuất và được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng trường THCS Thịnh Liệt tại ô đất B6/TH2.
Video đang HOT
Việc đầu tư xây dựng trường học mới giúp con em trong phường có điều kiện học tập tốt hơn
Theo đó, mục tiêu đầu tư là xây dựng mới trường THCS Thịnh Liệt đạt trường chuẩn quốc gia. Theo thiết kế được Thành phố phê duyệt, công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, công năng sử dụng phù hợp với công tác giảng dạy và học tập của bậc phổ thông THCS, hòa hợp với cảnh quan xung quanh, phục vụ sự nghiệp giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung.
Ngôi trường mới đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân phường Thịnh Liệt
Với dự án xây dựng mới trường THCS Thịnh Liệt, ngôi trường sẽ đáp ứng cho khoảng 1200 học sinh, bao gồm 30 phòng học cùng các phòng chức năng như phòng truyền thống, phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, thư viện, hội trường đa năng, nhà thể chất, nhà ăn…trên diện tích đất xây dựng khoảng 7329m2, diện tích xây dựng là hơn 2500m2, mật độ xây dựng là 34,5% với các công trình cao từ 1 đến 4 tầng.
Qua đó có thể tạo điều kiện cho thầy trò nhà trường nâng cao chất lượng dạy học. Ngôi trường mới này cũng sẽ giúp các em học sinh nơi đây có thể học tập và vui chơi trong điều kiện tốt hơn, giúp các em phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.
Với ý nghĩa hết sức thiết thực như vậy, việc xây dựng trường THCS mới tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai là rất cấp bách và cần sớm được triển khai nhằm đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân trong phường.
Theo Phapluatxahoi.vn
Thầy trò quận 3 'phát hoảng' với đề thi Ngữ văn lớp 8
Theo một giáo viên, nội dung phần 2 của đề Ngữ văn lớp 8 được lấy nguyên trong bộ đề thi chuyên Olympic 30/4 hàng năm dành cho học sinh giỏi từ lớp 10 trở lên.
ảnh minh họa
Sáng 15/12, nhiều học sinh và thậm chí giáo viên dạy Ngữ văn khối THCS tại quận 3, TP.HCM, "phát hoảng" khi đề thi lớp 8 được phát ra. Đây là đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018 do Phòng GD&ĐT quận 3 ra đề.
Đề thi này có ba phần. Trong đó, phần 2 khiến thầy trò cảm thấy khó hiểu vì quá sức với các em lớp 8, cũng như không nằm trong chương trình học.
Cụ thể, đề đưa ra đoạn trích của nhà văn Nguyễn Khải:
"Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần. Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì..., chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng". (Nguyễn Khải)
Sau đó, đề yêu cầu học sinh viết văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về những điều gợi lên từ nội dung trên.
Ngay sau khi rời phòng thi, nhiều học sinh tỏ ra hoang mang vì đề ra quá mông lung và quá sức khiến các em không hiểu và không biết phải làm thế nào.
H.V., học sinh lớp 8 trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, cho biết em thấy phần 2 của đề thi khó hiểu quá, không biết nói về vấn đề gì là chính. Em chưa thấy và chưa biết đến dạng đề này trong quá trình học nên không biết làm thế nào là đúng. Đã vậy, đề còn yêu cầu viết cả một trang giấy mà em không biết viết làm sao.
Các học sinh cũng tranh luận với nhau, cho là đề này viết về tính tự lập, em thì nói viết về tính giản dị, bạn khác cho rằng bàn về nhân cách!
Đề thi được lên mạng xã hội đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết ý kiến từ phụ huynh đều cho rằng đề quá khó hiểu và phức tạp. Nội dung quá tầm với HS lớp 8 và phù hợp với HS chuyên của THPT hơn.
Cô N., một giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THCS ở quận 3, cho rằng cô rất bất ngờ với đề văn lớp 8 năm nay vì rất mơ hồ, không rõ nghĩa.
Theo cô N., nội dung phần 2 của đề Ngữ văn lớp 8 được lấy nguyên trong bộ đề thi chuyên văn Olympic 30/4 hàng năm dành cho học sinh giỏi văn từ lớp 10 trở lên. Các em thi học kỳ đề này mới lớp 8 làm sao làm được. Hơn nữa, đây là dạng đề nghị luận nhưng trong học kỳ I, các em không học về nghị luận tư tưởng, đạo lý hay đời sống.
Theo cô N., hầu như năm nào cũng ra dạng đề nghị luận như vậy với lớp 8. Có thể các em không học nhưng việc ra đề nghị luận như vậy cũng tạm chấp nhận vì để làm quen với lớp 9. Tuy nhiên, dạng đề nên thật nhẹ để học sinh làm quen, nội dung phải gần gũi để các em nhận diện vấn đề.
"Với đề này, ngay cả giáo viên như mình ngồi nghĩ thật lâu cũng không biết làm được gì. Ngay vào đoạn trích đã đề cập vấn đề của 'thanh niên' trong khi các em lớp 8 chỉ mới là thiếu niên thì làm sao làm được. Nếu có, học sinh cũng chỉ làm qua loa thôi.
Trong khi đó, yêu cầu dạng đề này đòi hỏi HS phải có kiến thức xã hội thật rộng, đồng thời phải nắm chắc kỹ năng làm bài nghị luận xã hội và phải đào sâu các lớp ngôn từ mới tư duy được", cô N. bày tỏ.
Nội dung đề của khối THPT chuyên được sử dụng trong đề lớp 8 tại quận 3.
Ngoài ra, theo cô N., không chỉ đề Ngữ văn lớp 8, đề Ngữ văn lớp 9 cũng có một lỗi gây khó cho HS, khiến giáo viên cảm thấy rất khó chịu.
Cụ thể, phần 1 chiếm 3 điểm của đề Ngữ văn lớp 9 có một đoạn trích trong sách giáo khoa môn Giáo dục Công dân lớp 7, để trong ngoặc kép nhưng lại yêu cầu HS sửa lỗi chính tả đoạn trích này.
Theo cô N., như thế là khó chấp nhận, đề đã ghi rất rõ đoạn trích từ sách giáo khoa thì đương nhiên phải chính xác vì sách giáo khoa là pháp lệnh. Nhưng người ra đề lại cố tình để sai lỗi chính tả và yêu cầu HS phải điều chỉnh lỗi dùng từ sai.
Theo Zing
Có quá nhiều các loại hồ sơ sổ sách vô bổ Chuyện những loại hồ sơ sổ sách vô bổ của giáo viên đã được nói nhiều và Bộ Giáo dục cũng đã có hướng dẫn bằng Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Theo công văn này thì giáo viên chỉ phải làm 4 loại sổ sách là: Giáo án (có thể kết hợp...