Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời
Ngày 14/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý Bộ chỉ số Giáo dục thường xuyên (GDTX) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
Phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến 2045, Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) tổng hợp các tiêu chí đánh giá từ các mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 -2020″ (Đề án 89), tham khảo các đề xuất của Unesco, các báo cáo, tài liệu của OECD, Mỹ, Úc…xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá Giáo dục thường xuyên.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Bộ tiêu chí đánh giá GDTX trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045.
Tổng thể cấu trúc của bộ tiêu chí gồm 4 nhóm chỉ tiêu: Tiếp cận và bình đẳng; chất lượng GD; điều kiện đảm bảo chất lượng GD; đội ngũ GV đáp ứng GDTX. Mỗi chỉ tiêu sẽ có các tiêu chí, chỉ số đánh giá.
Hội thảo là dịp để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa về tính khoa học, tính hiệu lực, hiệu quả và mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ số được tổng hợp và đề xuất trong dự thảo phục vụ cho đánh giá GDTX giai đoạn 20121 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo.
Hướng đến một nền giáo dục mở
Tại Hội thảo, các chuyên gia và nhà khoa học đều cho rằng cần thiết xây dựng một Bộ tiêu chí đánh giá GDTX với những chỉ số cụ thể. Mục tiêu của GDTX là xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Nâng cao dân trí là việc làm thường xuyên để phát triển kinh tế xã hội.
Video đang HOT
GS.TS. Phạm Tất Dong góp ý tại Hội thảo
Góp ý về tiêu chí bảo đảm xóa mù chữ cơ bản vững chắc, GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, chúng ta không đặt ra vấn đề xóa mù chữ cơ bản mà nên đặt vấn đề xóa mù chữ chức năng.
Nếu như chúng ta phổ cập một cách vững chắc bậc THCS thì đến năm 2025, chúng ta không lo HS cấp 2 mù chữ. Nếu năm đó, ai mù nghề thì mới coi là mù chữ. Chắc chắn đến năm 2030, dân số không còn gọi là dân số vàng.
Nền GD không thể đóng kín đến năm 2025, đã đến lúc GDPT, trong đó GD đại học phải mở, GD người lớn phải mở, học cũng phải theo cách mở, vì thế tính tỉ lệ người đi học phải trên hệ thống mở. Mù nghề và mù ngoại ngữ là vấn đề chúng ta cần chú ý.
Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu độc lập Việt Anh cho biết: Trong tương lai nền kinh tế đang đi đến nền kinh tế giá trị, toàn bộ hệ thống phục vụ cho công dân trong cộng đồng. Khi là nền kinh tế giá trị, nó kéo theo một loạt vấn đề GD đi kèm. Chúng ta cần xem lại tiêu chí đánh giá mù chữ. Nếu không có hệ thống GD quốc dân đủ mạnh thì mù nghề là vấn đề quan trọng. Tiêu chí này cần mở rộng thêm.
PGS Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam cho rằng, đồng ý GDTX là bộ phận không tách rời với GD chính quy nhưng thực tế, tiếp cận GDTX còn rộng hơn cả GD chính quy. Vì thế, phạm vi chúng ta đưa vẫn còn hẹp so với nhiệm vụ của GDTX.
Theo PGS Nguyễn Đức Minh, nên bổ sung các tiêu chí đảm bảo cho mọi người học tập mọi lúc mọi nơi, đảm bảo cần gì học nấy; đảm bảo các hình thức khả năng của học đại học; tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ thông tin; tính tích cực chủ động của người học.
Kết luận tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của nhà khoa học, các chuyên gia. Thứ trưởng nhấn mạnh, Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Bộ tiêu chí phản ánh đúng tinh thần của Luật GDĐH. Về chất lượng tiêu chí cần mở rộng hơn để tăng cường cơ hội tiếp cận của cộng đồng. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, và hi vọng sẽ có buổi họp với Tiểu ban GDTX (Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực) để hoàn thiện văn bản, có nhiều thông tin bổ ích để hoàn thiện bộ tiêu chí.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm việc với Hội Khuyến học Việt Nam
Chiều ngày 7/6, đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư TƯ Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận TƯ cùng Đoàn kiểm tra thực hiện kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị về Hội quần chúng đã đến thăm và làm việc với TƯ Hội khuyến học Việt Nam.
Đi cùng đoàn có ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết thực hiện kết luận 102-KL/TW cùng các cán bộ, chuyên viên cao cấp.
Đề xuất, không sát nhập Hội Khuyến học với các tổ chức xã hội khác
Tại buổi làm việc, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam (HKH VN) đã báo cáo ngắn gọn công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập trong 20 năm qua, tính đến hết năm 2018 cả nước có hơn 18,5 triệu hội viên đang sinh hoạt tại 63 Hội Khuyến học cấp tỉnh và hơn 300.000 chi hội địa phương các cấp.
Mạng lưới hội viên đã phát triển rộng khắp cả nước gắn với các nhiệm vụ khuyến học tiêu biểu như: xây dựng gia đình học tập; dòng họ học tập; cộng đồng, đơn vị học tập; xây dựng quỹ khuyến học và phát triển hội viên mạnh mẽ... thực sự trở thành làm sóng lớn đi sâu, đi sát vào trong quần chúng nhân dân.
Chính vì vậy, Hội đã hoàn thành, báo cáo và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập trên cả nước. Tham gia các đoàn kiểm tra, đánh giá, sơ kết việc thực hiện Quyết định 89/QĐ-TTg; Quyết định 281/QĐ-TTg; Quyết định 971/QĐ-TTg...của các địa phương.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu.
Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đưa ra một số kiến nghị mong Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 281/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập từ cấp TƯ đến địa phương.
Đồng thời, sớm xây dựng Luật giáo dục học tập suốt đời hoặc phải có một điều khoản quy định rõ ràng trong Luật Giáo dục và quy định thêm trong các Nghị định của Chính phủ nhằm đưa giáo dục của người lớn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và thực sự hiệu quả đến với quần chúng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quán triệt các hoạt động học tập thường xuyên ở người lớn tốt hơn tại một số cấp ủy địa phương. Bởi công tác chỉ đạo các phong trào còn hạn chế, thiếu quyết liệt nên rất khó có đất cho các nhiệm vụ trọng tâm của Hội được hoạt động.
Đặc biệt, GS Doan nhấn mạnh đề xuất, không sát nhập Hội Khuyến học với các tổ chức xã hội khác, do không cùng tôn chỉ mục đích hoạt động. Đơn cử, tại nhiều địa phương cấp xã, phường vội vàng sát nhập, kéo theo nhiều khó khăn bất cập, gây ra tình trạng chán nản và dẫn đến giải tán chi hội khuyến học. Điều này cực kì cấp bách và cần nghiêm túc xem xét lại.
Tăng cường vị thế Hội Khuyến học
Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá kết quả hoạt động của Hội trong phong trào khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh sự học toàn dân, học ở mọi lứa tuổi trên cả nước trong suốt 20 năm qua.
Bà Mai cho rằng, Hội Khuyến học là hội đặc thù, thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm lớn được giao phó: tập hợp đoàn kết phát triển hội viên; bảo vệ lợi ích và quyền lợi của hội viên; là cầu nối các chính sách giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân với 2 kết quả nổi bật được ghi nhận:
Thứ nhất, trong 20 năm qua, HKH VN đã cơ bản xây dựng được một mô hình xã hội học tập đúng theo chuẩn của UNESCO khuyến khích; định hình được các công tác, hướng đi cụ thể trong việc đưa tri thức đến với quần chúng nhân dân lao động ngoài môi trường lớp học. Điều đó làm thay đổi lớn bộ mặt công tác giáo dục nói chung và khuyến học, khuyến tài nước nhà nói riêng.
Đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư TƯ Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận TƯ phát biểu chỉ đạo.
Thứ hai, các mô hình phong trào Hội cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu tìm hiểu và tích lũy kiến thức của từng người dân trong nhiều điều kiện kinh tế khác nhau.
Để thực hiện được thành công đó, phải kể đến sự nhiệt huyết từ chi hội khuyến học các cấp dưới sự chỉ đạo của TƯ Hội đã đóng góp to lớn vào việc khuyến khích, hỗ trợ phong trào học tập, tìm hiểu kiến thức mới. Bằng nhiều hình thức tự học thành tài, mô hình khuyến hình giúp quần chúng vùng khó khăn thực sự thoát nghèo, có công ăn việc làm ổn định...
Bà Trương Thị Mai chia sẻ, dù công tác còn nhiều khó khăn trong khâu tổ chức nhưng Hội luôn bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đi đúng tôn chỉ mục đích và phương hướng hành động trong thời gian qua, phù hợp với ý chí và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng giao phó.
Các vấn đề xây dựng xã hội học tập ở người lớn dù chưa được rõ ràng trong Luật nhưng đã phần nào được lồng ghép trong điều mục về giáo dục thường xuyên của Luật Giáo dục sửa đổi mới đây; nên các cấp Hội, cán bộ hội viên hoàn toàn yên tâm về các công tác tổ chức, phân luồng, cơ chế lương, trợ cấp cho hoạt động...
Toàn cảnh buổi làm việc.
Đặc biệt, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai nhấn mạnh, căn cứ kết luận 49-KL/TW của Ban Bí thư vừa ban hành 5/2019 về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, đề nghị Hội cần nghiên cứu, xem xét lại các kết quả đã được ghi nhận, từ đó đề xuất xây dựng nhiệm vụ mới tầm nhìn giai đoạn 2035, 2045 nhằm tiếp tục triển khai Chỉ thị đến gần hơn nữa với quần chúng nhân dân.
Đoàn kiểm tra sẽ trình ý kiến với Ban Bí thư giúp Hội có công tác tổ chức sinh hoạt đảng đoàn độc lập, từ đó thành lập Đảng bộ Hội Khuyến học và có các chi bộ trực thuộc gắn với sự lãnh đạo cụ thể trong đổi mới các phong trào học tập địa phương.
Trưởng ban Dân vận TƯ cũng khuyến khích Hội nên chủ động rà soát, quan tâm hơn các vấn đề liên quan tới giáo dục ở người lớn nằm trong khối dịch vụ hành chính Nhà nước. Điều này, giúp Hội thực hiện được kỳ vọng là đơn vị tổ chức chính trị- xã hội có vai trò giám sát, phản biện; vừa khẳng định vị thế Hội, vừa tăng tính minh bạch, phục vụ nhân dân cho nền hành chính công.
Hà Cường
Theo Dân trí
Hội Khuyến học Việt Nam ký kết với Hội Nông dân Việt Nam về học tập suốt đời Chiều ngày 6/5, TƯ Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với TƯ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2019- 2023. Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, theo...