Xây dựng trường học hạnh phúc: Nói không với dạy thêm, học thêm
Xây dựng trường học hạnh phúc đã và đang diễn ra ở khắp các nhà trường trên toàn quốc. Mỗi nơi một cách triển khai riêng song đều hướng đến đích chung là sự phát triển toàn diện của HS.
Ảnh minh họa
Tại Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội), trường học hạnh phúc được xây dựng từ việc nói không với dạy thêm – học thêm, bảo đảm công bằng giáo dục cho HS khi tới trường.
Không dạy thêm, học thêm
Năm học 2020 – 2021, Ban giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học Phan Đình Giót đưa vấn đề “Không dạy thêm, học thêm” thành một tiêu chí quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc.
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Quy định không dạy thêm, học thêm được triển khai nhiều năm qua. Tuy nhiên, đâu đó GV vẫn còn trăn trở về thu nhập ngoài lương, suy nghĩ chưa thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Như vậy có thể dẫn tới hành động đi ngược chủ trương, quy định ngành Giáo dục, GV chấp hành đối phó. HS sẽ chịu áp lực, thiệt thòi nếu GV và phụ huynh đặt HS vào học thêm không đúng mục đích, nhu cầu.
Video đang HOT
Mặt khác, để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm sẽ ảnh hưởng tới kỷ cương, nền nếp và chất lượng giáo dục chung toàn trường. Dẫn tới mất công bằng giáo dục trong trường, lớp học; Trở thành lực cản trong việc xây dựng trường học hạnh phúc mà nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động, các trường đang nỗ lực xây dựng.
Mong muốn chấm dứt hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm với GV và HS toàn trường, BGH Trường Tiểu học Phan Đình Giót đã đưa vấn đề ra thảo luận cùng toàn thể GV. Những nguyên nhân, tiêu cực, hạn chế, ích lợi… của dạy thêm, học thêm được thẳng thắn chỉ ra và tìm giải pháp. Trên cơ sở đó, quán triệt GV, phụ huynh không thúc đẩy hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra ngoài nhà trường. Nhà trường sẽ xử lý bằng nhiều biện pháp mạnh nếu GV vi phạm quy định dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, như lãnh đạo trường chia sẻ, thay đổi tâm thức cho từng GV, phụ huynh HS với vấn đề dạy thêm, học thêm từ đó thay đổi hành động một cách bền vững, chủ động là điều cần làm hơn cả. Và nhà trường đã làm được điều đó. 100% cán bộ, GV nhà trường cam kết và thực hiện không dạy thêm, học thêm trái quy định. HS được đối xử công bằng trong giáo dục.
Cô Nguyễn Hải Yến, GV lớp 5A5 chia sẻ: Ở khối 5, HS chuẩn bị chuyển giao 2 cấp học nên không ít phụ huynh HS có mong muốn nhờ GV “kèm” thêm ngoài giờ học chính. Lúc đó, GV ngoài giải thích, hướng dẫn phụ huynh cách kèm HS tại nhà sẽ tăng cường trao đổi với phụ huynh qua điện thoại khi cần thiết, gặp gỡ cuối giờ để truyền đạt phương pháp hướng dẫn con học tại nhà cho phụ huynh. Thậm chí, GV sẽ hỗ trợ trực tiếp kiến thức cho những HS chậm hơn vào cuối giờ học.
“Với cách làm như vậy, phụ huynh thoát khỏi tâm lý con không học thêm sẽ không hiểu bài cặn kẽ, được học cô giáo sẽ “ưu ái” hơn, học thêm sẽ giỏi hơn… Mọi HS trong lớp đều nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ GV một cách công bằng. GV và gia đình đã kết hợp chặt chẽ tìm ra phương pháp, hỗ trợ HS học tập hiệu quả nhất” – cô Yến khẳng định.
Cô Nguyễn Kim Ngọc, GV khối 4, cũng đồng tình ủng hộ và đánh giá việc siết chặt hoạt động dạy thêm, học thêm BGH hoàn toàn đúng, kịp thời. Bởi theo cô như vậy sẽ giúp HS tự lập học tập trên lớp, không ỷ lại vào hỗ trợ của GV khi học thêm; mọi HS được quan tâm bình đẳng, phụ huynh cũng có trách nhiệm hơn với con em trong học tập không chủ quan “trăm sự nhờ thầy”.
Ở góc độ khác, cô Ngọc cũng bày tỏ: “Thu nhập của GV khi không dạy thêm có thể ít hơn, song GV sẽ tự cân bằng chi tiêu phù hợp. Lương cơ bản cộng thêm thu nhập quản lý dạy học 2 buổi/ngày GV cũng bảo đảm được chi phí cuộc sống hàng ngày. Thu nhập từ dạy thêm có thể nhiều hơn nhưng chắc chắn GV luôn phải đối diện với tâm lý làm việc trái quy định, thậm chí cư xử thiếu công bằng với HS trên lớp…”.
Thay đổi từ tâm thức
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết: Khi siết chặt hoạt động dạy thêm, học thêm để xây dựng trường học hạnh phúc, vẫn có GV suy nghĩ việc làm mang tính phong trào, hình thức, thậm chí gây khó khăn về kinh tế cho GV… Do đó, thay đổi nhận thức, giúp GV thấy được việc làm, chủ trương của BGH là đúng đắn từ đó chủ động chấp hành, thay đổi nhận thức vô cùng quan trọng, cần thiết.
Cũng theo cô Nguyễn Thị Kim Ngọc, hiệu trưởng phải gương mẫu thực hiện đầu tiên. Cùng đó, hiệu trưởng luôn lắng nghe, chia sẻ, động viên để GV nhận ra giá trị cần thiết trong giáo dục hiện đại và yên tâm công tác. Có được sự đồng thuận của GV, hoạt động dạy thêm, học thêm đối với GV và HS toàn trường đã được loại bỏ.
Theo cô Đỗ Huyền Trang, GV lớp 1, năm đầu tiên triển khai Chương trình và SGK mới, không ít cha mẹ HS lo lắng con sẽ khó khăn hơn trong học tập và đề nghị GV dạy thêm. Tuy nhiên, nhà trường đã giải thích để phụ huynh hiểu điều đó không cần thiết và không được phép. Trách nhiệm của GV là cung cấp kiến thức chương trình đầy đủ cho HS. Em nào tiếp thu chậm hơn, GV sẽ quan tâm và tìm phương pháp phù hợp.
Chị Phan Thị Thu Hà, phụ huynh lớp 1A8, Trường Tiểu học Phan Đình Giót bày tỏ: Kết quả học tập ban đầu của con trên lớp, tôi thấy rất yên tâm với việc dạy và học tại trường. Cô giáo không hề gây áp lực cho HS, hài hòa giữa học kiến thức và trải nghiệm thực tế… khiến các con tiếp thu hào hứng và thích học, mong muốn đến trường. Như vậy, dạy thêm – học thêm không cần thiết dù các con không học lớp tiền tiểu học mà bước vào học ngay Chương trình và SGK mới. Tôi ủng hộ nhà trường siết chặt dạy thêm, học thêm. Điều đó tránh được những tiêu cực trong giáo dục, giúp HS có thêm thời gian vui chơi, tăng cường trải nghiệm và học các kĩ năng sống.
Từ kinh nghiệm của Trường Tiểu học Phan Đình Giót cho thấy, xây dựng trường học hạnh phúc không phải là những hô hào, hành động “lớn lao”. Chỉ đơn giản là siết chặt dạy thêm, học thêm cũng góp phần tăng cường chất lượng dạy học trên lớp, HS được bình đẳng giáo dục. GV bước vào lớp học với tâm thế cống hiến, hết lòng vì HS.
Hòa Bình yêu cầu giáo viên không tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường
Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu tất cả giáo viên trên địa bàn viết cam kết, đồng thời sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT, phổ thông dân tộc nội trú THCS, phổ thông liên cấp chỉ đạo giáo viên viết cam kết không tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường từ năm học 2020-2021, cam kết viết trước ngày 19/11/2020.
Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc yêu cầu giáo viên viết cam kết không tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường từ năm học 2020-2021, cam kết viết trước ngày 19/11/2020.
Các đơn vị, trường học nếu phát hiện giáo viên vi phạm việc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường cần kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Sở GD&ĐT Hòa Bình sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất nếu phát hiện có vi phạm về việc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Đồng thời yêu cầu các Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND các huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra, chấn chỉnh việc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.
Các đơn vị, trường học báo cáo danh sách giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cho các trung tâm, đơn vị được phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường (nếu có) về Sở GD&ĐT qua phòng Giáo dục Trung học trước ngày 19/11/2020.
Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm không? Trong các văn bản hiện nay, hiệu trưởng, hiệu phó là cán bộ quản lý là người không được phép dạy thêm, tổ chức dạy thêm. Hiện nay, tình trạng dạy thêm trái phép tràn lan, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường, gây mất lòng tin của một bộ phận không nhỏ người dân, ảnh hưởng một phần đến chính sách phát...