Xây dựng trường học hạnh phúc: Cách làm riêng của mỗi trường
Với khoảng 2.000 học sinh, Trường TH Phan Đình Giót nằm trong top trường đông nhất quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội.
Điều đó đồng nghĩa việc nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới sáng tạo trong hoạt động dạy học, giữ vững niềm tin của phụ huynh trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường. Xây dựng mô hình “ Trường học hạnh phúc” được lựa chọn như giải pháp tối ưu để toàn thể CB, GV, NV thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đặt ra.
Cái ôm thân thiện trước mỗi giờ học của cô và trò. Ảnh: T.G
Đặt học sinh làm trung tâm đổi mới
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng Trường TH Phan Đình Giótcho biết: Từ đầu năm học mới, trường triển khai thí điểm việc chào và đón học sinh (HS) tới lớp với biểu tượng cảm xúc (HS lựa chọn biểu tượng ôm, nhảy, đập tay… cùng giáo viên trước khi vào lớp) ở một số khối và lớp học.
Theo ghi nhận ban đầu, HS tỏ ra hào hứng với sự đổi mới này. Đặc biệt HS khối lớp 1, các em bước vào môi trường học tập mới đầy tự tin, không căng thẳng khi tới trường hoặc đối diện với thầy cô. Khoảng cách giữa GV và HS được thu hẹp, xóa bỏ. GV và HS có sự gắn bó, gần gũi thực sự; GV coi HS như con, HS coi GV như người mẹ thứ 2 ở trường.
Đổi mới giáo dục cũng thể hiện từ buổi họp phụ huynh HS (PHHS) đầu năm học. Kĩ năng ứng xử, cách xưng hô giữa GV và PHHS được nhà trường tập huấn để tạo nên sự chuẩn mực, trang trọng nhưng vẫn gần gũi.
Mặt khác, tại cuộc họp PHHS thay vì chỉ thông báo các khoản thu chi, kí cam kết, giới thiệu chương trình năm học một cách chung chung, GV sẽ giới thiệu nội dung học tập cụ thể, điểm mạnh yếu của mỗi HS, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giúp PHHS hiểu việc đánh giá HS tiểu học theo thông tư nào? Năm học tới ngành GD sẽ đổi mới CT, SGK ra sao?
Video đang HOT
Các vấn đề dạy thêm học thêm với HS tiểu học. Với những nội dung này, PHHS cùng thảo luận, chia sẻ; cùng nhau đưa ra giải pháp hợp tâm lý lứa tuổi HS; cách giúp con học tốt ngoại ngữ. Và đặc biệt, PHHS tăng cường sự đồng hành với nhà trường trong các hoạt động giáo dục trường lớp để hướng tới hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc cũng cho biết: Triển khai triệt để phương pháp kỷ luật tích cực cũng là một trong những điểm nhấn để trường xây dựng mô hình trường học hạnh phúc từ năm học này. “Khi trẻ tới trường, các em có thể chưa đạt được ngay những yêu cầu, mong muốn về kiến thức của GV. Các em có thể vẫn còn vi phạm kỷ luật trường lớp. Nếu GV có biểu cảm, ứng xử quá nghiêm khắc sẽ tạo cho HS cảm giác sợ hãi thầy cô, thậm chí sợ học và không muốn tới trường.
Vậy kỷ luật theo cách nào để HS nhận ra lỗi của mình, có ý thức chủ động không tái vi phạm nhưng vẫn cảm nhận sự quan tâm, bao dung của thầy cô thực sự cần thiết. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, kỷ luật tích cực phải thấm nhuần trong mỗi người thầy. Một trường học hạnh phúc không thể tồn tại những phương pháp giáo dục kém và phản tác dụng” – cô Ngọc khẳng định.
Không dừng lại ở hàng loạt hoạt động đổi mới, sắp tới Trường TH Phan Đình Giót sẽ triển khai bài nhảy Chachacha thay bài thể dục buổi sáng cho BGH, GV và HS toàn trường. Mục đích của thay đổi này nhằm mang lại sức khỏe, khởi động tinh thần hứng khởi, vui tươi, sảng khoái cho toàn thể CB, GV, HS trước khi bước vào một ngày dạy và học.
Chuyển động bắt đầu từ CBQL, GV
Mỗi nhà trường có cách làm riêng để xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Tuy nhiên, cách làm nào cũng đòi hỏi sự chuyển động, ý thức quyết tâm, đồng thuận từ đội ngũ CBQL, GV; và mỗi thay đổi đó không mang tính hình thức, chạy theo phong trào mà phải đi vào thực chất.
Với tinh thần đó, việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc tại Trường TH Phan Đình Giót có sự chuẩn bị kỹ càng từ BGH đến đội ngũ GV, NV nhà trường thông qua từng hoạt động giáo dục cụ thể.
Nếu như trước đây, HS đi học muộn, GV có thể áp dụng hình thức phạt hoặc phê bình nhắc nhở, nay được thay bằng sự hỏi han lý do đi học muộn đồng thời động viên, chia sẻ để lần sau HS có ý thức đi học đúng giờ. Hay việc tuyển sinh đầu cấp, PHHS thường phải tìm đến nhà trường nhưng nay thay đổi theo tinh thần nhà trường phục vụ, lễ tân, giao tiếp, hướng dẫn PHHS nhằm mang lại sự hài lòng cho cha mẹ. PHHS được ban giám hiệu mời cùng giám sát, góp ý và chung tay cùng tôn tạo, sửa chữa cơ sở vật chất để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho HS…
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc nói: “Khi bắt đầu xây dựng mô hình trường học hạnh phúc , vẫn còn những GV suy nghĩ việc làm này mang tính hình thức, khó khăn, phức tạp hơn cho GV khi phải thay đổi từ tâm lý, kiến thức, ứng xử giao tiếp… cho phù hợp với yêu cầu chung. Để xóa đi suy nghĩ này và giúp mỗi GV thấy được sự thay đổi cần thiết, ban giám hiệu mà cụ thể là hiệu trưởng xác định phải là người đi đầu và làm thật. Trước khi triển khai, không chỉ giải thích, tuyên truyền thấu đáo tư tưởng cho GV, tạo sự đồng thuận chung mà bản thân hiệu trưởng phải gương mẫu và trực tiếp tham gia cùng GV, HS”.
Quá trình xây dựng mô hình trường học hạnh phúc chắc chắn đòi hỏi GV tự nâng cao kiến thức kỹ năng, tăng cường trách nhiệm, thời gian cho trường lớp, HS… Hiệu trưởng cần có sự động viên, chia sẻ để GV thấu hiểu và nhận ra giá trị cần thiết trong giáo dục hiện đại. Từ đó, mỗi GV sẽ tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện, tích cực, nhiệt huyết thay vì thực hiện đối phó với ban giám hiệu hoặc chỉ làm cho đủ.
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc
Đức trí (Ghi)
Theo GDTĐ
Nhà trường phải tạo hạnh phúc cho học sinh
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chủ trương của ngành giáo dục là xây dựng mô hình: 'Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc', với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục là hạnh phúc và tiến bộ.
Cần tạo một môi trường thân thiện, yêu thương để học sinh cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày đến trường - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trách nhiệm của nhà trường với học sinh (HS), bổn phận HS với nhà trường, thầy trò tôn trọng, dân chủ, văn minh... đã được nhà nước, ngành giáo dục quy định đầy đủ bằng văn bản luật, thông tư, điều lệ trường. Nhưng để những điều này thấm nhuần và thực hành hằng ngày đối với những người làm giáo dục và HS thì không dễ dàng.
Giúp học sinh một cuộc sống có ý nghĩa
Đối với một nhà trường, lý do để nó ra đời, tồn tại và phát triển là ở nhiệm vụ chính trị, xã hội của nó, mà trước hết là trách nhiệm với HS. Điều này đã được quy định ở Điều lệ trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông các cấp do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu này đã được xác định là giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Nhà trường có trách nhiệm tiếp thu ý kiến HS bằng những hình thức phù hợp; có trách nhiệm trả lời, giải quyết thỏa đáng những vấn đề thuộc phạm vi của mình hoặc trình cấp trên nếu vượt quá phạm vi của trường. Mặt khác, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chủ trương của ngành giáo dục là xây dụng mô hình: "Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc", với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục của trường là Hạnh phúc và Tiến bộ (vươn lên).
Còn bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, đã được quy định tại điều 38, luật Trẻ em. Đó là tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè; Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
Thầy trò tôn trọng nhau và dân chủ, văn minh
Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm xảy ra trong trường học như áp lực và tiêu cực thi cử, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại HS xảy ra trong trường học, lạm thu đầu năm,... Tất cả những vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân, nhà trường chưa thực sự tôn trọng, dân chủ và văn minh.
Vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần giảng giải cho trẻ biết rằng, với thầy cô giáo ở trường con phải giữ tôn trọng, kính yêu. Bởi vì thầy cô, không chỉ là người dạy mà còn hướng dẫn con, giúp con biết ước mơ và vươn lên trong học tập và rèn luyện để thành người sau này. Tuy nhiên, quan hệ thầy trò ngày nay cần dân chủ hơn, học trò tôn trọng thầy cô và thầy cô tôn trọng học trò. HS có thể phát biểu ý kiến của mình, dù khác thầy nhưng vẫn được tôn trọng và cũng có quyền phản đối thầy cô, nếu cho hành động thầy cô chưa đúng, chưa công bằng. Nhưng HS vẫn giữ được thái độ đúng mực, lễ phép và tôn trọng. Thầy cô và học trò không có gì là bí mật, mọi chuyện phải được công khai rõ ràng. Nếu giữa thầy cô và các HS có chuyện bí mật, hoặc thầy cô làm điều không đúng quy định của nhà trường thì HS có thể cho cha mẹ biết.
Xác định rõ, đầy đủ trách nhiệm của nhà trường với HS, bổn phận của HS đối với nhà trường và xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh, dân chủ, tôn trọng thầy trò trong tình yêu thương là ba vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nói về trách nhiệm của trường bằng... thơ
Mới đây, trong một nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại cho HS, nhà giáo Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đã chuyển tải những điều này thành những bài thơ ngắn, giúp cho thầy cô, học trò dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và thực hành hằng ngày. Chẳng hạn: Không chỉ nơi dạy của thầy/Mà nơi học tập ngày ngày học sinh (học là chính) /Giúp trò ứng xử thấu tình (phát triển phẩm chất)/ Hoạt động phát triển thông minh của mình (phát triển năng lực)/ Tiếp thu ý kiến học sinh/Giải quyết thỏa đáng hoặc trình cấp trên/ Giúp trò hạnh phúc, vươn lên/Hiểu mình, xã hội, mới nên con người/Dạy người, dạy chữ, hướng nghề/Trải nghiệm cuộc sống, hướng về tương lai.
Theo Thanh niên
Áp lực học tập khiến nhiều trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý Đây là cảnh báo của chuyên gia về áp lực học tập và an toàn trường học tại buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: "Trường học hạnh phúc" do Viện Tâm lý và tâm thần Việt - Pháp phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Vì sao trẻ sợ đến trường? Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Viện trưởng...