Xây dựng môi trường hạnh phúc
Để một trường học được coi là hạnh phúc, trước hết thầy cô phải hạnh phúc, nhà trường phải xây dựng môi trường hạnh phúc cho GV.
Thầy cô hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến HS. Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Diệp, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) về trường học hạnh phúc.
Cô giáo Nguyễn Thị Diệp cùng HS Trường THCS Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Tr.Huyền
Thay đổi phương pháp dạy học truyền thống
Chia sẻ về quan điểm thay đổi phương pháp giảng dạy vì một trường học hạnh phúc, cô Nguyễn Thị Diệp cho biết: Trước đây, không có nhiều kênh thông tin như mạng xã hội, Internet… sách tham khảo không có, ngay cả SGK cũng chỉ mỗi lớp chung nhau mươi bộ. Những điều thầy cô giảng trên lớp gần như là kênh tiếp thu tuyệt đối của HS và SGK là “pháp lý”.
Vì thế, cách dạy truyền thống đã phát huy hiệu quả. Đến lớp, cùng với nghe lời thầy cô giảng, HS sẽ ghi lại những gì thầy cho chép. Cách dạy ấy đã làm tròn sứ mệnh của nó. Đến nay cách dạy truyền thống không còn phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin. Thậm chí một số lĩnh vực, HS có thể học trực tuyến mà không cần đến lớp nghe thầy giảng trực tiếp.
Ở góc độ phụ huynh, cô Nguyễn Thị Diệp đưa ra ví dụ về cậu con trai của mình, đang là sinh viên năm thứ hai của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Vốn là người sống nội tâm, ngoài giờ học trên lớp, cháu không thích đến các lớp học ôn. Trong đợt ôn thi đại học năm ngoái, cháu xin mẹ cho học trực tuyến tại nhà.
Vậy là suốt năm lớp 12, ngoài thời gian học trên lớp buổi sáng, cháu dành thời gian cho ôn thi trực tuyến vào buổi chiều và tối tại nhà. Rất nhiều kênh thông tin để cháu tham khảo (tất nhiên dưới sự định hướng của các thầy cô dạy cấp 3). Cuối cùng cháu đã đỗ Trường ĐH Công nghiệp với số điểm khá cao. Điều đó cho thấy, sự thay đổi phương pháp dạy học (dạy trực tuyến có sự định hướng của thầy cô) cũng sẽ rất hiệu quả.
Video đang HOT
Thông thường, theo cách dạy truyền thống, giáo viên giảng, học sinh lắng nghe và ghi chép. Phương pháp này được gọi là đọc chép. Nó khiến học sinh thụ động, ít có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Vì thế, với 3 mức độ “nhận biết”, “thông hiểu” và “vận dụng”, những học sinh nào chăm chỉ nghe và ghi cũng chỉ dừng ở mức độ nhận biết, khá hơn thì có một chút thông hiểu, còn vận dụng là rất ít.
Dũng cảm phá vỡ lối mòn
Với xu thế hiện nay, thầy cô cũng cần thay đổi bản thân để tạo nên một trường học hạnh phúc. Theo cô Diệp, thứ nhất GV thay đổi phương pháp truyền đạt. Có thể tăng sự tương tác với học sinh. Muốn vậy thầy cô phải gạt bỏ cái tôi của mình, mà nên coi HS như những người bạn, cùng tìm hiểu phân tích mổ xẻ vấn đề của bài học. HS có thể được nêu ý kiến của mình (cho dù có trái chiều với thầy, miễn sao em phản biện, bảo vệ được ý kiến mình đưa ra và chứng minh là đúng). Thầy cô không nên áp đặt mặc định “thầy đúng, trò sai”.
Thứ hai, thầy cô phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân. Mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới, đặc biệt phương pháp “khăn trải bàn” để HS tăng cường hoạt động nhóm. Có thể tham khảo một vài hoạt động của mô hình giáo dục STEM để vận dụng trong giờ học.
Thứ ba, không nên quá lạm dụng vào CNTT mà đánh mất vai trò trung tâm của người thầy. Thầy cô cần gợi mở, định hướng cho HS cách truy cập những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề mà thầy trò đang quan tâm. Internet như con dao hai lưỡi, nếu không có định hướng tốt, các em sẽ đi chệch hướng. Muốn làm được điều này, thầy cô phải thật sự giỏi. Vì vậy, việc tự trau dồi bản thân là cần thiết.
Vai trò người “cầm lái”
Mỗi hiệu trưởng có một chiến lược riêng trong định hướng chung của ngành về xây dựng trường học hạnh phúc. Trong nhiều năm làm quản lý, cô Diệp cũng đã dần thay đổi theo xu hướng đổi mới cải cách, nhưng không phải là không có khó khăn.
Cô Diệp nhớ lại câu chuyện cũ như một bước đột phá trong suy nghĩ của giáo viên, buộc họ phải thay đổi. Đó là một lần trong kỳ thi GV giỏi môn Giáo dục công dân. Môn học này trước đến nay đều được coi là môn phụ, và thường dạy theo kiểu đọc chép. Cô đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp đúng đặc trưng bộ môn, đó là đưa nhiều trò chơi vào giảng dạy, đặc biệt cho HS sắm vai tự giải quyết các tình huống.
Lúc đầu GV đều nghi ngại, vì chưa bao giờ dạy học mà lại đưa trò chơi vào bài giảng. Với HS thì ngại ngần vì các em chưa bao giờ sắm vai để giải quyết tình huống pháp luật, gia đình, giao thông… Sau khi tiết học thành công, GV đều nhận thấy phương pháp dạy học theo cách này, thầy trò gắn kết hơn, HS khắc sâu kiến thức ngay tại lớp và đặc biệt đi từ “nhận biết” đến “thông hiểu” và “vận dụng” rất hiệu quả. Bản thân HS rất hào hứng khi được hóa thân vào nhân vật để xử lý các tình huống mà hàng ngày các em được chứng kiến, trải qua.
Giáo dục đang đổi mới nội dung và phương pháp, trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ, mà để sống, hạnh phúc. Mỗi nhà trường, hiệu trưởng, GV phải thay đổi. Ở vị trí “đầu tàu”, hiệu trưởng cần phải thay đổi. Mỗi thầy cô lấy yêu thương học trò làm hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học trò hạnh phúc, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng.
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Con bị điểm liệt môn văn, tôi hết sức đau lòng, trăn trở
Để môn ngữ văn sống lại thời hoàng kim thì người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy.
Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn thích thú với tiết học dự án tích hợp liên môn
Thống kê của Bộ GD&ĐT khi công bố điểm thi THPT quốc gia 2019 thì môn ngữ văn dẫn đầu số thí sinh bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) với 1.265 em. Đó là một nỗi buồn to lớn đối với những người đang công tác ngành giáo dục, giáo viên ngữ văn và nhất là những phụ huynh có con em rơi vào trường hợp đó. Dù đây là một trong hai môn học chính (môn còn lại là toán) ở bậc phổ thông nhưng dường như các em không quan tâm, chú trọng để đến khi thi thì chẳng biết phải làm gì, thành ra bị điểm liệt.
Là một phụ huynh có con bị điểm liệt môn ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, tôi hết sức đau lòng và trăn trở.
Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến nguyên nhân môn ngữ văn bị điểm liệt cao nhất. Trong đó, người đứng lớp cũng cần phải nhìn lại phương pháp giảng dạy.
Bởi cái thời mà tôi và những người đồng trang lứa còn ngồi ghế nhà trường thì môn ngữ văn không tệ đến thế. Học trò say mê học văn và thường sử dụng những câu nói, câu thơ của các tác giả trong và ngoài nước để đưa vào lưu bút, nhật ký hoặc trong giao tiếp... Dù bạn đó có mê ban A đi chăng nữa khi trả bài và kiểm tra môn ngữ văn thì thấp nhất cũng được 4 điểm.
Bởi vì sao? Vì ngày đó chúng ta không bị chi phối bởi công nghệ. Trong chiếc cặp học trò lúc nào cũng có một quyển sách (thơ, triết lý, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút...) để rảnh là mang ra đọc ngấu nghiến. Thậm chí học trò cạnh tranh với nhau trong từng quyển sách khi mượn ở thư viện trường, thuê ở quầy sách báo. Ai cũng muốn mình là người đọc trước tiên với cảm giác nôn nóng, thích thú, say mê.
Tiết dạy văn bản Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) tại Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM được học sinh yêu thích khi tự các em tạo mô hình đường Trường Sơn, hang đá giữa rừng... Giáo viên thì lồng ghép thành công thiết bị dạy học thông minh (tivi thông minh và máy tính bảng). Ảnh: CTV
Còn bây giờ, học trò chú tâm vào game trên điện thoại, máy tính nên lười đọc sách báo, thành ra thiếu tính góp nhặt ý tưởng, câu chữ, tư duy để làm nên một bài nghị luận xã hội, bài phân tích tác phẩm hay. Cũng có nhiều em đọc sách điện tử cho tiện, gọn nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sách điện tử chỉ để tham khảo hơn là đọc giúp nhớ dai, say mê, tư duy.
Vì vậy, để môn ngữ văn sống lại thời hoàng kim thì người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Chúng ta không thể cấm các em ngừng chơi công nghệ (vì nó có rất nhiều lợi ích thiết thực) nhưng chúng ta có thể cân bằng, hòa hợp. Nên vận dụng mạng xã hội để mở một hội nhóm kín của lớp về văn học nhằm giao lưu, thảo luận, vui chơi. Giới trẻ bây giờ đều có một trang Facebook cá nhân nên rất tiện lợi sinh hoạt theo phương pháp này. Từ đấy lồng ghép các bản nhạc có yếu tố văn học tân thời như hiện nay như Bánh trôi nước, Để Mị nói cho mà nghe (Hoàng Thùy Linh); những audio về văn học có giọng đọc truyền cảm; hay những truyện được đồ họa hoạt hình sinh động... Vừa học vừa chơi sẽ giúp các em thích thú, say mê.
Đừng giảng chay mà cần nhờ đến máy chiếu để lồng hình ảnh, clip vào đó cho linh động. Tất nhiên giáo viên cần phải nghiêng cứu ý thích của học sinh lớp mình để từ đó có cách soạn giáo án tối ưu nhất. Không nên giảng dạy theo phương pháp đọc-chép kiểu cũ mà phải nghe-hiểu. Chỉ có hiểu mới giúp học sinh nhớ lâu và làm bài tập làm văn tốt; còn học thuộc lòng thì sẽ dẫn đến rập khuôn trong cách làm bài, thui chột sự sáng tạo. Cần khuyến khích học sinh mua một quyển từ điển tiếng Việt (của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam) để khi cần từ nào đó thì tra ngay để viết bài đúng chính tả, thêm vào những từ đồng nghĩa mới cho bài văn có sức sống lạ, chuẩn mực, bay bổng.
Tôi được biết có giáo viên còn dùng phương pháp trò chơi ô chữ văn học, đố câu ca dao, tục ngữ rất là thú vị. Dù kiến thức sơ đẳng đó vận dụng vào phần nghị luận tập làm văn không nhiều nhưng sẽ là tiền đề để các em yêu thích môn ngữ văn hơn, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi hơn. Từ đó mới giúp các em học và làm bài tốt. Giáo viên cũng có thể tổ chức những tiết ngoại khóa, sinh hoạt nhóm có liên quan đến văn học như thăm thư viện, bảo tàng, thăm nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học (nếu có điều kiện)... để các em có những bài học thực tế sinh động hơn.
Ngoài ra, giáo viên bộ môn ngữ văn cần phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm rõ tình hình học tập ngữ văn của các em khi ở nhà, đồng thời khuyến khích phụ huynh mua những quyển sách hay về cho con em đọc. Sách nên có lồng hình ảnh vào để học sinh không ngán, bởi tuổi trẻ thời nay thường ấn tượng hình ảnh trước rồi mới đọc đến nội dung.
ĐẶNG TRUNG THÀNH
Theo plo.vn
Đại học Quốc gia Hà Nội có Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức ra mắt Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy. Trung tâm trực thuộc Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, có chức năng hỗ trợ giảng viên và giáo viên về phương pháp. Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy là đơn vị trực thuộc Viện Đảm báo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia...