Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh
Thời gian qua, ngành giáo dục chú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường.
ây là những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, hướng tới môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Giờ học ngoài trời của học sinh Trường tiểu học Khánh Hòa, huyện Yên Khánh (Ninh Bình).
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo (GD và T) Hải Phòng ỗ Thị Hòa, thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, các cơ sở giáo dục đã lựa chọn nội dung phù hợp tâm lý, lứa tuổi, tập trung vào một số kỹ năng cần thiết như: Ứng phó tình huống nguy hiểm; phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. ể cụ thể hóa các hoạt động, các trường xây dựng nhiều mô hình giáo dục, phù hợp đặc điểm tình hình như: Giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, cổng trường an toàn giao thông… thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và đạt kết quả khả quan.
Trường THPT Thái Phiên (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) được biết đến là đơn vị tiên phong trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường. Thầy giáo Trần Tiến Chinh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngay từ đầu năm học, đảng bộ, ban giám hiệu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trong đó có nội dung quan trọng là giữ vững an ninh trật tự, an toàn trường học, bảo đảm tuyệt đối các hoạt động dạy và học, tạo môi trường sư phạm lành mạnh. Nghị quyết được ban giám hiệu cụ thể hóa trong kế hoạch hành động; thành lập ban chỉ đạo công tác an ninh an toàn trường học; tổ chức cho học sinh ký cam kết về an ninh trật tự, an toàn giao thông, không sử dụng ma túy, không đốt pháo và thả đèn trời…
Một trong những điểm nhấn trong năm học 2019 – 2020 là xây dựng và thực hiện mô hình “Bốn nên, bốn không” khi sử dụng mạng xã hội; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cổ động, biên tập vi-đê-ô cờ-líp với chủ đề “Tuổi trẻ Trường THPT Thái Phiên với pháp luật và nói không với bạo lực học đường…”. Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, ý thức, nhận thức học sinh có nhiều tiến bộ, không xảy ra tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, không có bạo lực học đường, được các cấp, các ngành có liên quan đánh giá cao.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Trường THPT Yên Khánh A (Yên Khánh, Ninh Bình), thầy giáo Lê Văn Thuyết, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để thực hiện hiệu quả các yêu cầu đề ra, nhà trường thường xuyên lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua tiết chào cờ, buổi sinh hoạt tập thể, họp cơ quan, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hoạt động ngoại khóa. Trường THPT Yên Khánh A đã thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, công tác xã hội cho học sinh. Trong năm học 2019-2020, nhà trường tổ chức khảo sát, thống kê nắm tình hình, có hai học sinh có biểu hiện tăng động, bảy học sinh có biểu hiện trầm cảm. Nhà trường đã gặp gỡ, trao đổi, tư vấn cho từng em và gia đình các em. ến nay, bảy học sinh đã trở lại bình thường, hai học sinh còn ở mức độ trầm cảm nhẹ.
Phó Giám đốc Sở GD và T Ninh Bình Bùi Thị Khuyên cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh tất cả các trường mầm non đã tích hợp, lồng ghép các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen. Các trẻ được nghe bài hát Quốc ca, các câu chuyện về Bác Hồ; được học các bài thơ, bài hát về Bác. ối với giáo dục phổ thông, 100% các nhà trường thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. áng chú ý, toàn bộ các cơ sở giáo dục phổ thông đã thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh, công tác xã hội trong trường học. Trong đó, có sáu cơ sở giáo dục đã và đang thực hiện mô hình tư vấn tâm lý học đường theo đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải tiến hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh phổ thông tỉnh Ninh Bình”, do Sở GD và T tỉnh chủ trì thực hiện.
Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD và T) Bùi Văn Linh cho rằng, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, kỹ năng sống, giá trị sống, kiến thức pháp luật liên quan đối với học sinh, sinh viên hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh việc trang bị cho học sinh chủ trương, chính sách mới của ngành, quá trình học tập, rèn luyện của người học, còn giúp các em có kỹ năng, năng lực tự giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự “đề kháng” tốt hơn trước tệ nạn xã hội. Việc triển khai trường học an toàn được phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục, công an. Nhiều địa phương xây dựng được quy chế phối hợp, triển khai hiệu quả, không những bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, mà còn tham gia tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng để cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn đội có thêm kỹ năng để hoạt động tốt hơn…
Theo nhandan
Khi nào đóng cửa trường học?
Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện ở mức thấp. Vì sao?
Ảnh minh họa
Đối phó thế nào với COVID-19 là câu hỏi về quản lý rủi ro. Để đưa ra được phản ứng phù hợp, không quá mạnh tay, cũng không quá chủ quan, người ta cần đánh giá được mức độ rủi ro. Rủi ro thường được tính dựa trên công thức: Rủi ro = Hậu quả x Xác suất xảy ra.
Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện ở mức thấp. Vì sao?
Thứ nhất, về hậu quả, COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở Hồ Bắc, Trung Quốc do nơi này chủ quan trong giai đoạn đầu, để dịch vượt quá tầm kiểm soát. Còn tại các nước ngoài Trung Quốc, nhìn chung hậu quả ở mức thấp. Cụ thể, tỉ lệ tử vong không cao hơn các bệnh truyền nhiễm thông thường, đặc biệt thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ em, học sinh nhiễm bệnh rất ít.
Cho đến nay, trên toàn thế giới chưa có trẻ em nào trong độ tuổi 0-9 tử vong vì Covid-19. Với Việt Nam, cơ bản khống chế và kiểm soát được dịch. Các ca nhiễm đã phát hiện, nay chỉ còn một ca chưa xuất viện. Vì vậy, hậu quả nếu có của việc mở cửa trường học là không lớn nếu Việt Nam tiếp tục phòng chống dịch nghiêm ngặt như thời gian qua.
Thứ hai, xác suất xảy ra tình trạng lây nhiễm ở trường học trong bối cảnh hiện nay là không cao. Thực tế nhờ kiểm soát tốt người ra vào, trường học là môi trường an toàn hơn rất nhiều so với văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, bến tàu xe, nhà thờ, trung tâm giải trí...
Do vậy, nếu triển khai đo nhiệt độ, cung cấp nước rửa tay, xà bông, yêu cầu học sinh, giáo viên có biểu hiện bệnh đường hô hấp không được đến trường... có thể cơ bản yên tâm về môi trường an toàn của trường học.
Thực tế thời gian qua Việt Nam là nước duy nhất ngoài Trung Quốc đóng cửa trường học kéo dài ở quy mô toàn quốc. Một số nước diễn biến dịch phức tạp hơn Việt Nam, như Singapore, vẫn cho học sinh, sinh viên đi học bình thường và chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm ở trường học.
Các ổ dịch đều xuất phát từ địa điểm công cộng như nhà thờ, cửa tiệm, công trường xây dựng, phòng hội nghị khách sạn...
Việc đóng cửa trường học kéo dài sẽ gây ra vô số thiệt hại không đo đếm được, gây nên tình trạng trì trệ về xã hội và kinh tế. Lẽ ra Việt Nam cần phải đưa mọi hoạt động trở lại bình thường sớm nhất có thể để hạn chế thiệt hại, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo.
Từ đợt dịch này cho thấy các cơ quan khi đưa ra đề nghị chính sách không nên dựa vào áp lực trên mạng, cần phân tích thực tế bởi dư luận mạng không mang tính đại diện đầy đủ. Các chính sách cũng cần dựa vào nhu cầu của nhóm yếu thế nhất, không phải của những người có điều kiện, hoặc không bị ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường kéo dài.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả xã hội lo lắng, Nhà nước cần thể hiện vai trò dẫn dắt, không nên dựa vào các ý kiến cảm tính của người dân bởi người dân bị hạn chế về thông tin, mức độ nhận thức và có ưu tiên khác so với ưu tiên của Nhà nước và toàn xã hội.
Sau khi dịch COVID-19 kết thúc, Việt Nam cần xem xét lại cách thức ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Cần phân loại cấp độ dịch và mức độ rủi ro đi kèm, từ đó đưa ra phản ứng phù hợp với từng thang rủi ro, chẳng hạn đến thang mức độ cao mới tính tới đóng cửa trường học.
Theo tuoitre.vn
Cần có đủ "chân kiềng" Để xây dựng một trường học hạnh phúc, môi trường giáo dục thân thiện với học trò phải có sự chuyển động, quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại với sự nỗ lực từ phía nhà trường thì chưa đủ. Xây dựng trường học hạnh phúc đúng nghĩa, học sinh được giáo dục toàn diện,...