Xây dựng mô hình trường học bán trú bài bản, đồng bộ
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An sáng ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất về hướng kêu gọi tài trợ xã hội hóa, đầu tư quy mô, bài bản mô hình trường học bán trú tại vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn.
Học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) được thầy cô phụ đạo kiến thức buổi tối.
Tổ chức bán trú để giảm điểm trường lẻ
Nghệ An là tỉnh rộng và có đường biên giới trên bộ dài nhất cả nước, với 419km. Trong đó, có 5 huyện miền núi cao phía tây: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú… Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ảnh hưởng đến việc phát triển giáo dục, nhất là trong đầu tư phát triển quy mô mạng lưới trường lớp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với lãnh đạo tỉnh Nghệ An về vấn đề xây dựng trường học bán trú
Nhiều năm qua, mô hình trường học nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số được xây dựng như một giải pháp quan trọng để phát triển chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh tại Nghệ An.
Tuy nhiên, các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú chủ yếu ở bậc THPT và THCS. Còn đối với tiểu học, mầm non, thì các điểm trường được đưa về tận bản để thuận tiện cho học sinh và trẻ đến lớp.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 1.500 trường học, nhưng có hơn 1.000 điểm trường lẻ. Trong đó, mầm non có 605 điểm, tiểu học có 442 điểm và THCS có 35 điểm.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT nhiều huyện miền núi cao, dù được tỉnh ưu tiên phân bổ đủ tỷ lệ giáo viên/lớp, nhưng việc sắp xếp bố trí giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi đặc thù trường học có nhiều điểm nhỏ lẻ, manh mún, phân bổ rải rác ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, sỹ số học sinh/lớp ít, tình trạng lớp ghép vẫn còn.
Nghệ An vẫn còn hơn 1.000 điểm trường lẻ, tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi cao
Ngành giáo dục Nghệ An đã và đang rà soát sắp xếp thực hiện dồn dịch điểm lẻ, dự kiến năm học 2020 -2021 sẽ giảm thêm 40 điểm trường. Song việc dồn dịch này cũng sắp đến “giới hạn” do đã cơ bản nhập các điểm lẻ dưới 3km về trường chính.
Trước thực tế đó, nhiều địa phương ở Nghệ An đã thí điểm mô hình bán trú cho bậc tiểu học. Cụ thể đưa học sinh các lớp 3 – 5 được đưa từ điểm lẻ về trường chính, cho các em ăn ở, sinh hoạt tại trường liên tục từ đầu tuần đến cuối tuần. Mô hình này đã phát huy hiệu quả và được nhận rộng ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.
Huy động tài trợ giáo dục xây dựng trường bán trú “mẫu”
Làm việc, trao đổi với lãnh đạo tỉnh Nghệ An và ngành giáo dục tỉnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao mô hình trường học bán trú tại Nghệ An. Đồng thời đề xuất tỉnh nên xây dựng mô hình này một cách bài bản, đồng bộ. Có khảo sát và thiết kế “mẫu” chi tiết mô hình trường học bán trú, phòng ở bán trú, tương ứng quy mô bao nhiêu học sinh và kinh phí xây dựng. Sau đó, đưa vào hệ thống công khai mô hình này để kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, tài trợ. Đồng thời có quản lý minh bạch, hiệu quả nguồn tài trợ.
“Nếu Nghệ An quyết tâm, Bộ sẽ hỗ trợ để xây dựng dự án thí điểm đầu tư tập trung mô hình trường học bán trú cho tỉnh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định. Đồng thời, giao cho văn phòng Bộ GD&ĐT làm đầu mối để trao đổi, làm việc với tỉnh Nghệ An. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh có sơ kết, đánh giá mô hình và nhân rộng để các địa phương khác.
Ông Thái Thanh Quý – Bí thư tỉnh ủy Nghệ An cho biết, tỉnh đã triển khai mô hình trường học bán trú nhiều năm, nhưng còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, bài bản.
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An – ông Thái Thanh Quý – cho biết, tỉnh đã triển khai mô trường học bán trú nhiều năm, nhưng chưa bài bản, đồng bộ. Mỗi trường học, mỗi địa phương tùy điều kiện thực tế, mà tổ chức với hình thức phù hợp. Trong đó, nhiều trường tiểu học cũng đã đưa học sinh từ điểm lẻ về trường chính. Còn việc triển khai với quy mô lớn vẫn chưa làm được, liên quan đến khó khăn ngân sách đầu tư lớn. Nguồn lực tài trợ chưa trở thành kinh phí chủ thể.
Bữa ăn trưa của các em học sinh bán trú Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho rằng, việc tổ chức bán trú, kêu gọi xã hội hóa sẽ bớt gánh nặng ngân sách, đầu tư khấu hao cho điểm trường lẻ cũng giảm xuống, số lớp giảm, kéo theo số lượng giáo viên cũng giảm.
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An cũng xin phép Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho phép xây dựng trường bán trú “mẫu” là mô hình của Bộ và thí điểm tại tỉnh Nghệ An. Nếu thành công, sẽ lan tỏa và dẫn dắt các địa phương.
“Nghệ An sẽ chuẩn bị khảo sát, rà soát, xây dựng đề án trường học bán trú cụ thể, chi tiết và báo cáo với Bộ GD&ĐT. Tỉnh cũng quyết tâm kêu gọi xã hội hóa để triển khai đề án. Đảm bảo quản lý minh bạch, sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đưa về đúng chủ thể thụ hưởng là học sinh 5 huyện miền núi cao Nghệ An”, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý khẳng định.
Ngôi trường thắp sáng ước mơ cho học sinh vùng khó
Là một ngôi trường nhỏ, quy mô đào tạo khiêm tốn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng với tâm huyết và nỗ lực vượt bậc của cán bộ, giáo viên, những năm qua, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Không chỉ là một trong những đơn vị điển hình tiêu biểu nhất của phong trào thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020, nơi đây còn là ngôi trường thắp sáng ước mơ tri thức cho nhiều học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Cao Bằng.
Một tiết học của học sinh Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng.
Thăm trường vào một buổi sáng đầu tuần, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và vui vẻ bởi sự lễ phép của học sinh nơi đây. Gặp bất cứ học sinh nào, chúng tôi cũng được các em lễ phép cúi đầu "Cháu chào chú ạ". Đó là một hành động nhỏ nhưng nói lên rất nhiều điều; cho thấy sự giáo dục nghiêm túc, bài bản, sự dày công uốn nắn, rèn giũa của các thầy cô giáo.
Trao đổi với chúng tôi, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Mai Nguyên, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng được thành lập từ năm 1959 với tên gọi Trường thiếu nhi rẻo cao, từ năm 1982 được giao nhiệm vụ đào tạo học sinh Trung học phổ thông.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 400 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số gồm Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Quý Châu và 2 dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc Lô Lô và dân tộc Ngái. Trải qua nhiều năm tháng khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên trường luôn một lòng đoàn kết, nêu gương sáng cho học sinh học tập, noi theo; ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt, đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng có nhiệm vụ chính là đào tạo học sinh dân tộc thiểu số theo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Do vậy, ngoài những học sinh được thi tuyển đầu vào theo yêu cầu chất lượng, trường còn tiếp nhận nhiều học sinh dân tộc rất ít người ở vùng sâu, vùng xa không qua thi tuyển. Vì vậy, mặt bằng kiến thức của học sinh có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều học sinh ở vùng sâu còn yếu về kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử, nề nếp sinh hoạt... Thực tế đó đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho cán bộ, giáo viên nhà trường.
Xác định rõ những khó khăn và nhiệm vụ của mình, trường cũng có phương pháp giáo dục đặc biệt, lấy đạo đức, tình thương, trách nhiệm làm yếu tố quan trọng hàng đầu để giáo dục học sinh. Là trường dân tộc nội trú, đa phần học sinh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ sinh sống ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện chu cấp kinh tế cho con ăn học.
Thậm chí, nhiều phụ huynh không biết nói tiếng phổ thông, không có đủ tiền mua vé xe ra họp phụ huynh cho con. Do vậy, từ khi các em nhập học, giáo viên chủ nhiệm được coi như cha, như mẹ của học sinh. Khi học sinh đau ốm, đi viện, giáo viên chủ nhiệm là người ký giấy nhập viện, khi các em cần phẫu thuật cũng là giáo viên chủ nhiệm ký giấy bảo lãnh.
"Mức sống của các em khó khăn lắm nhà báo ạ. Với mức trợ cấp như hiện nay, bữa sáng, các em chỉ được ăn mỗi suất 5.000 đồng, bữa chính 12.000 đồng, vẫn còn thiếu dinh dưỡng cho tuổi đang lớn, gần hết tuổi được nhận tiền trợ cấp. Vì thế, mỗi khi học sinh đau ốm, không có tiền đi viện, các giáo viên lại góp tiền lo viện phí cho học sinh. Nhiều khi đến thăm gia đình các em chúng tôi không cầm nổi nước mắt, trong nhà không có tài sản gì đáng giá, cả bộ ấm chén cũng không còn lành lặn..." - Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Nguyên tâm sự.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới, nhà trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương phát động, luôn đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", thi đua "Dạy tốt, học tốt"... Đồng thời, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lý tưởng sống, khát khao học tập, khát vọng cống hiến cho học sinh, tạo môi trường thuận lợi để học sinh rèn đức, luyện tài.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngay từ đầu cấp, nhà trường đã khảo sát chất lượng nhằm nắm tình hình và phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp phụ đạo kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Trường cử giáo viên bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các học sinh khá, giỏi, qua đó thành lập các đội tuyển học sinh giỏi cho các bộ môn ngay từ đầu cấp học; đồng thời có kế hoạch phụ đạo, vá lỗ hổng kiến thức cho những học sinh yếu.
Do vậy, kết quả học tập của học sinh luôn được đảm bảo. Nhiều năm qua, nhà trường luôn duy trì được kết quả 100% học sinh lên lớp; trên 80% đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, 100% tốt nghiệp Trung học phổ thông; trên 90% đỗ đại học, cao đẳng, dự bị đại học. Nhà trường đã có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, nhiều học sinh thành đạt, được đi du học nước ngoài.
Với những cố gắng không mệt mỏi, trường đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba; Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 9 năm liền được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh về thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua dạy tốt, học tốt...
Trải qua 61 năm xây dựng, trưởng thành, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã đào tạo được hơn 3.000 học sinh dân tộc thiểu số, trở thành "địa chỉ đỏ" trong công tác giáo dục đào tạo ở địa phương; nâng bước nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên những tầm cao tri thức; thắp sáng niềm tin cho nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn ở Cao Bằng.
Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh tuyên dương học sinh giỏi, thành lập Quỹ 'Thắp sáng ước mơ' Vượt lên những khó khăn, trong năm học 2019- 2020 tập thể Trường THPT DTNT tỉnh đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Tối 26/9, Trường THPT DTNT tỉnh tổ chức Lễ khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong hoạt động dạy và học năm học 2019 - 2020. Dự lễ có các đồng chí: Lương...