Xây dựng mái trường trở thành ngôi nhà hạnh phúc
Thầy cô giáo thấu hiểu học trò hơn nữa, nhà trường và gia đình gắn kết đồng hành chặt chẽ hơn nữa, đó là cách mà nhiều trường học đang giúp cho các em học sinh cảm nhận được hạnh phúc trong học tập, rèn luyện.
Cô và trò trường Tiểu học số 1 Nam Hòa (Đồng Hỷ, Thái Nguyên)
Trường với nhà song hành
Để công tác chăm sóc, giáo dục học trò được đảm bảo tốt nhất, không chỉ cần sự nỗ lực của nhà trường, mà còn rất cần sự vào cuộc, đồng hành của phía gia đình. Thực tiễn cho thấy sự kết hợp giữa trường với nhà đã đem lại những kết quả tích cực.
Tại trường THPT Gang Thép (TP Thái Nguyên), những dịp quan trọng trong năm học, thay vì tổ chức “Họp phụ huynh học sinh”, nhà trường tổ chức “Hội nghị phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh”. Nhà trường luôn nhấn mạnh với phía gia đình mong muốn: Trường với nhà là một, giáo viên với phụ huynh đều đứng về phía học sinh, đều là cha mẹ ở trường và ở nhà của các con.
Học sinh trường THPT Gang Thép (TP Thái Nguyên) có không gian vui chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe
Trong nội dung “Những điều muốn nói” gửi đến các gia đình, nhà trường nhắn nhủ: Chúng ta cần yêu thương con bằng cách tìm hiểu con, làm bạn với con, dành nhiều thời gian cho con, dành nhiều thời gian quan sát con, tránh nói con quá nhiều, mắng con quá nhiều và đặc biệt không nên đánh con vì con đã lớn; Để làm cha mẹ tốt chúng ta cũng cần học, chúng ta hãy học làm cha mẹ từng ngày, từng giờ, từng hành động, từng việc làm.
” Nhiều nội dung thiết thực về kĩ năng chia sẻ, động viên, dạy bảo con cái từ những điều cụ thể gần gũi hằng ngày được trao đổi, thảo luận. Các phụ huynh và các thầy cô có sự thông cảm và kết nối chặt chẽ hơn, trao đổi thường xuyên hơn trong việc giáo dục các em ”
Cô giáo Ngô Thị Quyên, Hiệu trưởng trường THPT Gang Thép, TP Thái Nguyên.
Video đang HOT
Đáng chú ý, mô hình Câu lạc bộ “Dạy con nên người” của nhà trường đang cho thấy tính hiệu quả thiết thực. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp là nòng cốt của CLB, từ đó kết nối lan tỏa đến tất cả các gia đình.
Những ý tưởng hay, những câu nói đầy ý nghĩa, những cách ứng xử khi con thay đổi theo độ tuổi, kĩ năng giám sát và động viên con học tập… được cụ thể hóa thành những nội dung ngắn gọn dễ hiểu, gửi cho tất cả các phụ huynh học sinh. Các gia đình nhờ đó đã nắm sát hơn, quan tâm đúng cách hơn đến việc dạy con, giúp con trưởng thành.
Thầy cô thấu hiểu học trò
Là một ngôi trường của huyện vùng nông thôn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ (Thái Nguyên) đang là nơi học tập sinh hoạt, rèn luyện của gần 400 con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhà trường trở thành một địa chỉ tự hào, tin cậy của các gia đình không chỉ bởi các điều kiện chu đáo, mà còn bởi sự tận tình của các thầy cô giáo nơi đây.
Không chỉ chú trọng cho học trò phát triển về tri thức, các thầy cô còn đặc biệt quan tâm chăm chút cho các em về kỹ năng tự lập, lối sống tình cảm, sự yêu thương gắn kết. “Đã thành nền nếp, đầu giờ của các buổi học, các em được đọc, được kể những câu chuyện về đạo đức, lối sống. Những giá trị đẹp đẽ về văn hóa ứng xử được thấm dần một cách tự nhiên trong suy nghĩ mỗi em” – cô giáo Chu Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Cô trò trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ (Thái Nguyên) thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để thấu hiểu hơn
Đối với trường Tiểu học số 1 Nam Hòa (Đồng Hỷ, Thái Nguyên), tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn xác định mục tiêu là xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. “Chúng tôi cố gắng xây dựng những không gian phù hợp để các em có những hoạt động tự đọc sách báo, tự sáng tạo sản phẩm, phát triển năng khiếu âm nhạc hay hội họa…” – cô giáo Trần Thị Thúy hào hứng bày tỏ.
Không chỉ chú trọng dạy học, các thầy cô giáo ở đây còn quan tâm đến những vấn đề tưởng như “ngoài lề” những rất ý nghĩa. Các phòng học luôn được đảm bảo thông thoáng khi đều đặn các buổi tối đều được làm sạch không khí bằng đèn tia cực tím (thiết bị được cô giáo hiệu trưởng Trần Thị Đoàn mua tặng). Sân trường được dành một khu vực riêng, có chia lối vào lối ra, có khu vực bày ghế đá lắp mái che để cha mẹ học sinh ngồi đợi đón con. Tất cả tạo nên một môi trường thật sự thân thiện, tích cực.
Những hoạt động hằng ngày như quét dọn sân trường, vệ sinh trang trí nhà nội trú, vui chơi thể thao, chăm sóc vườn cây… giúp các em trở nên gắn kết với nhau hơn. Một không khí hòa đồng, cởi mở, chia sẻ lẫn nhau đem lại cảm giác yên tâm như chính ở trong ngôi nhà của mình. Cô trò thấu hiểu, sự gần gũi và gắn kết giúp các em dễ chia sẻ hơn, các thầy cô cũng dễ tìm ra những phương pháp chăm sóc giáo dục phù hợp đảm bảo hơn.
Thái Nguyên: Tạo nét đẹp trong văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên
"Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm" - đó là những nội dung cốt lõi mà ngành giáo dục Thái Nguyên đang hướng tới xây dựng phong cách nổi bật của học sinh tỉnh nhà.
Một diễn đàn giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử tại trường THPT Lương Ngọc Quyến (TP Thái Nguyên).
Xây dựng "Thông điệp nhà trường"
Điểm nhấn trong công tác giáo đục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh giai đoạn 2021 - 2025 của Thái Nguyên là xây dựng cho được nét phong cách nổi bật của học sinh tỉnh nhà: Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm.
Theo đó, một trong những nội dung đang được ngành giáo dục Thái Nguyên quan tâm là việc xây dựng "Thông điệp nhà trường". Mỗi đơn vị trường học đều xây dựng thông điệp nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học và đặc điểm đơn vị. Thông điệp nhà trường phải hàm chứa những nội dung cốt lõi nhằm giáo dục học sinh có lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm.
Thông điệp nhà trường của mỗi một đơn vị, cơ sở giáo dục có thể tập trung vào một số nội dung mang tính định hướng sau: "5 xin" trong giao tiếp (Xin chào; Xin phép; Xin lỗi; Xin góp ý; Xin cảm ơn); "5 luôn" khi tiếp xúc (Luôn dạy tốt, học tốt; Luôn mỉm cười thân thiện; Luôn nhẹ nhàng, lịch thiệp; Luôn thấu hiểu, chia sẻ; Luôn nhiệt tình, giúp đỡ).
Game show "Dân ta phải biết sử ta" tại Thái Nguyên thu hút đông đảo học sinh các nhà trường tham gia.
Bên cạnh đó còn là thông điệp "5 không" khi ở trường (Không mang vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, thuốc lá, các chất gây nghiện đến trường; Không mang dụng cụ, thiết bị ra ngoài phòng học; Không vứt rác bừa bãi, không mang quà bánh lên khu vực lớp học;
Không nói tục chửi bậy; Không mất trật tự, không làm việc riêng trong giờ học); "3 nhớ" và "1 đừng quên" trước khi ra về (Nhớ lau sạch bảng sau mỗi giờ học và cuối buổi học; Nhớ thu gom rác, phế thải để đúng nơi quy định; Nhớ kê lại bàn ghế, đồ dùng trong phòng; Đừng quên tắt các thiết bị điện trước khi ra về).
"Ngay trong năm học 2021 - 2022, các đơn vị trường học sẽ xây dựng và giới thiệu mô hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử trong trường học trong từng cấp học; lựa chọn, xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị và phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện mô hình", Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên trao đổi.
Cô giáo và học sinh trường PT Dân tộc nội trú THCS Đại Từ đón các em lớp 6 đầu cấp vào trường
Sinh động hóa các hoạt động giáo dục
"Chúng em được các thầy cô giáo, các anh chị và bạn bè trong trường nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện tốt nội quy. Được học tập trong một môi trường chuẩn mực, thân thiện, em cảm thấy rất tự hào và yên tâm về ngôi trường của mình".
Nguyễn Thị Thu Uyên, học sinh lớp 12, trường THPT Lương Ngọc Quyến
Để hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trở nên sinh động, hấp dẫn với học sinh, ngành giáo dục Thái Nguyên đã xây dựng một số hoạt động thiết thực, cụ thể: Mỗi cán bộ đảng viên giáo viên xây dựng một nội dung, nhận một địa chỉ giúp đỡ học sinh; Xây dựng kế hoạch lồng ghép trong dạy học chính khóa, ngoại khóa các nội dung tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh"; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, biểu dương, khen thưởng, giới thiệu tấm gương, mô hình tốt kịp thời...
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, giáo dục Lý luận chính trị theo hướng tiếp cận tự nhiên, tránh giáo điều, cứng nhắc, Phòng GD&ĐT Đại Từ đã hướng dẫn các trường tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức giáo dục cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, kết hợp với vui chơi, thực hành (hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường lớp, hoạt động xã hội...).
Tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ, nhà trường đã xây dựng riêng một bộ quy tắc ứng xử, với các tiêu chí rèn luyện phù hợp với các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó đề cao yếu tố thân thiện, gắn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều hình thức giáo dục đã phát huy hiệu quả tốt, như: Kể chuyện đạo đức ứng xử đầu giờ; Giúp đỡ học sinh lớp 6 đầu cấp mới xa nhà nhanh chóng ổn định và hòa nhập...
Thầy và trò trường THPT Lương Ngọc Quyến (TP Thái Nguyên) thăm hỏi, tặng quà, tri ân gia đình có công với cách mạng.
"Các em học tập và sinh hoạt ở đây được thầy cô rèn luyện cho tác phong tự giác, tự lập, thân thiện, biết yêu thương chia sẻ. Nhờ đó, giữa học trò với giáo viên, giữa học trò với nhau, tất cả đều giữ một mối quan hệ thân thiết, gắn bó" - cô giáo Chu Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đối với trường THPT Lương Ngọc Quyến, các thầy cô giáo đã lồng ghép vào các hoạt động giáo dục với bộ tiêu chí 21 nội dung về giáo dục lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, vấn đề phòng ngừa bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong nhà trường được đặc biệt chú trọng.
Theo thầy giáo, Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hà trao đổi, nhà trường không chỉ duy trì việc thực hiện tốt nội quy nền nếp, rèn luyện kỹ năng sống cho học trò, mà còn vận động các thầy cô giáo thường xuyên gần gũi, sát sao, nắm bắt tâm tư hoàn cảnh để động viên, giúp đỡ, giáo dục học sinh.
Thi đua học tập, rèn luyện theo lời Bác dạy Kế thừa và phát huy những truyền thống vẻ vang của ội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các cấp Hội đồng ội (H) TP Cần Thơ đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào nhằm giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho đội viên, nhi đồng. Trong đó, phong trào "Thiếu nhi thi đua thực hiện 5 điều Bác...