Xây dựng, khai thác tài nguyên giáo dục mở: Trả phí hay miễn phí?
Tài nguyên giáo dục mở là dùng để dạy, học và nguyên cứu khoa học, vậy sử dụng tài nguyên giáo dục phải trả phí hay miễn phí …
Chính phủ cần có văn bản pháp lý về tài nguyên giáo dục mở, đó sẽ là “mỏ neo” để các trường đại học, các doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia phát triển.
Sáng nay, ngày 4/10, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội Thư viện và Hội Tin học Việt Nam cùng 2 câu lạc bộ thuộc Hội Tin học tổ chức hội thảo về “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”.
Có nhiều ý kiến tranh luận về Tài nguyên giáo dục mở
Tài nguyên giáo dục mở, phải có cơ chế mở
Tài nguyên giáo dục mở là gì? TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho biết, nhiều ý kiến đã tương đối thống nhất cho rằng tài nguyên giáo dục mở là những tài nguyên dùng để dạy, học và nguyên cứu khoa học, không phải trả chi phí và không có rào cản trong truy cập, được cấp phép mở và được tự do sử dụng thông tin, kể cả được biến tấu cho phù hợp với ý định của người sử dụng.
Ý kiến khác lại giới hạn đó là những tài nguyên gắn với công nghệ thông tin, liên quan đến dữ liệu, phần mềm và kết nối để giúp cho việc dạy và học, tự học và học tập suốt đời.
Các nội dung trên đây thể hiện đặc trưng của khái niệm tài nguyên giáo dục mở. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nói thế chưa đầy đủ. Có những tài nguyên thông tin tuy không được truy cập miễn phí, không được ai bao cấp, nhưng lại có giá trị rất quan trọng đối với giáo dục mở!
Nếu giới hạn trong phạm vi được sử dụng miễn phí thì sẽ hạn chế khả năng tạo ra kho dữ liệu thông tin vì bị giới hạn bởi nguồn tài chính đầu tư không thu hồi.
Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, mặc dù CNTT với sự kết nối trong thời đại công nghiệp 4.0 có vai trò vô cùng quan trọng, sẽ làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của con người, kể cả nhiều quan niệm truyền thống về trường học, thư viện, giảng đường, lớp học, bảng phấn, sách giáo khoa và cách thức tương tác giữa thầy và trò… cũng sẽ thay đổi.
Một người thầy giỏi cộng với CNTT sẽ thay thế cho hàng trăm, hàng nghìn người thầy khác. Thông tin khi được kết nối và tương tác nhau sẽ sản sinh ra các thông tin mới, và cứ thế tăng lên theo cấp số nhân, tiếp tục bổ sung vào kho dữ liệu của tài nguyên thông tin phục vụ giáo dục.
Tuy nhiên, tài nguyên giáo dục mở không chỉ liên quan đến CNTT mà còn rộng hơn thế nữa. Cơ chế về tự do học thuật dù có thể không gắn với CNTT và truy cập miễn phí nhưng theo nghĩa nào đó thì nó vẫn là tài nguyên hết sức quan trọng của nền giáo dục mở. Còn việc cấp phép mở thì tùy thuộc yêu cầu và nội dung thông tin, cái gì cần mở thì sẽ tiếp tục cấp phép.
Vì vậy, tài nguyên giáo dục mở cần được hiểu rộng hơn – đó là những thể chế, cơ chế, quy định, thiết chế và cách thức tiếp cận tri thức, tiếp cận thông tin cũng như các nguồn lực để tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển con người và phát triển giáo dục. Tất nhiên thể chế và cơ chế đó phải tốt, phải mở, thì mới là tài nguyên giáo dục mở.
TS Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, nếu hiểu tài nguyên giáo dục mở như ý kiến vừa nêu thì nội hàm và phạm vi rất rộng, đồng thời có thể có sự nhầm lẫn giữa điều kiện và tài nguyên.
Nhưng ý kiến nói trên lại tranh luận rằng, tài nguyên giáo dục khác với các tài nguyên khoáng sản vật chật, vì tài nguyên giáo dục mở không nằm yên, mà vận động không ngừng. Do đặc điểm ấy nó phải gắn với thể chế, cơ chế như hai là một.
Cơ sở vật chất hoặc nguồn lực tài chính cho giáo dục là một phạm trù nằm ngoài tài nguyên giáo dục mở. Còn tài nguyên giáo dục mở chủ yếu là thông tin, dữ liệu và những giá trị phi vật thể khác.
Với tư duy của khoa học ngày nay, phần giá trị mà người ta gọi là vốn xã hội được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất. Đó cũng là chất xám, là nguồn lực mềm, là tài nguyên không cạn kiệt. Tuy không phải là vật chất nhưng nó có khả năng tạo ra sức mạnh vật chất to lớn, nếu như biết xây dựng và khai thác nó một cách khoa học.
Tài nguyên giáo dục mở còn là cầu nối và cách thức để sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin – thứ tài nguyên vô tận, càng sử dụng càng được bổ sung tích lũy và tăng lên liên tục (chứ không giảm đi).
Mọi thứ tài nguyên vật chất dù nhiều đến bao nhiêu thì cũng đều có giới hạn. Chỉ có tài nguyên thông tin là vô hạn và ngày càng tăng thêm, không chỉ riêng của VN mà còn sử dụng tài nguyên chung của cả nhân loại.
Video đang HOT
TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam.
Mỗi trường đại học là một trung tâm giáo dục tinh hoa
TS Vũ Ngọc Hoàng cho biết, theo cách hiểu như đa số các nhà nghiên cứu đã thống nhất thì tài nguyên giáo dục mở sẽ bao gồm: Các kho thông tin, các nguồn dữ liệu phục vụ giáo dục; các chương trình giáo dục khác nhau, đa dạng; các loại sách chứa đựng những nội dung thông tin theo tinh thần tự do học thuật, sách giáo khoa điện tử và các loại học liệu mở;
Đồng thời là các phương tiện dịch thuật để giúp người đọc vượt qua rào cản ngôn ngữ; hệ thống thư viện mở (nhất là thư viện điện tử) dùng chung và các phần mềm kết nối truy cập trong cộng đồng giữa các trường, các đơn vị và tổ chức, kể cả giữa các nước; ngân hàng đề thi và các hướng dẫn để tự đánh giá, thi cử, tự kiểm định chất lượng; cấp phép mở và các quy định về trách nhiệm cung cấp, chia sẽ thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả…
Chính vì vậy, TS Hoàng cho rằng, khi nói đến tài nguyên giáo dục mở thì thường gắn với giáo dục đại chúng và văn hóa đọc. Ngày xưa nhiều lúc không biết đọc gì vì không có gì để đọc. Ngày nay, nhiều lúc cũng không biết đọc gì vì có quá nhiều thứ để đọc. Với một khối lượng thông tin khổng lồ mà thời gian thì có hạn, làm sao để người học có thể tiếp cận được nhanh và nhiều nhất những giá trị tinh hoa. Ở đây muốn lưu ý đến giáo dục tinh hoa.
Giáo dục đại chúng đương nhiên là rất cần. Nhưng mặt khác, trong giáo dục đại học, phần giáo dục tinh hoa là trụ cột hết sức quan trọng, nó khám phá và khai mở đến tận cùng, làm bệ đỡ bền vững và tạo sự lan tỏa sâu rộng cho lâu dài.
Xã hội rất cần mỗi trường đại học đồng thời là một trung tâm giáo dục tinh hoa, để từ đó mà góp phần đáng kể tạo ra tầng lớp trí thức tinh hoa cho dân tộc.
Yêu cầu ấy đòi hỏi phải có cách tiếp cận tốt, biết chọn lựa, chắc lọc và chưng cất thông tin, gắn với các sinh hoạt học thuật đẳng cấp cao. Đó cũng là một vấn đề liên quan đến việc khai thác sử dụng tài nguyên giáo dục mở.
Chính phủ cần xây dựng chính sách phát triển cho nguồn tài nguyên giáo dục mở kết hợp với giấy phép mở trong giáo dục đại học.
Phải có quy định pháp lý
Tại hội thảo, ông Đỗ Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Thư Viện Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chính phủ cần xây dựng chính sách phát triển cho nguồn tài nguyên giáo dục mở kết hợp với giấy phép mở trong giáo dục đại học.
Đồng thời cần có một kế hoạch tổng thể, bước đi thích hợp, bảo đảm tính khoa học, chính xác, minh bạch, công bằng, nghiêm túc, gắn chặt với đổi mới công tác đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm bớt chi phí cho đào tạo để cho người dân có khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục đại học.
Việc cần làm ngay là xây dựng văn bản pháp lý về tài nguyên giáo dục mở, đó sẽ là “mỏ neo” để các trường đại học, các doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia phát triển.
Có thể kết hợp mô hình lai giữa tập trung và phân tán. Đó là có sự đầu tư cơ bản của nhà nước, của các trường đại học lớn, bên cạnh đó kêu gọi sự tình nguyện đóng góp của cộng đồng. Với điều kiện đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Trên cơ sở này có thể thiết lập một mô hình kinh doanh để đảm bảo cho sự phát triển bền vững tài nguyên giáo dục mở.
Đặc biệt, tạo lập một hệ sinh thái tài nguyên giáo dục mở cho các đại học Việt Nam bao gồm: cộng đồng phát triển và sử dụng, nguồn học liệu/nội dung mở, các dịch vụ và sản phẩm, và các nhà/kênh phân phối thông tin.
Hệ sinh thái này là sự cộng sinh giữa các bên cung cấp nội dung (các trường đại học, giảng viên), bên cung cấp giải pháp công nghệ (các công ty công nghệ kinh doanh công nghệ mở) và người sử dụng.
Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định xuất bản mở, việc sử dụng cấp phép mở theo các hình thức cấp phép đa cấp để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công, bằng cách tạo điều kiện cho việc khai thác và phổ cập tài nguyên giáo dục mở một cách rộng rãi và tránh việc xây dựng trùng lặp.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Tài nguyên giáo dục mở còn nhiều ý kiến tranh luận
Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tài nguyên giáo dục mở là cầu nối và cách thức để sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin - thứ tài nguyên vô tận.
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Hội thư viện, Hội tin học Việt Nam tổ chức hội thảo "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở".
Hội thảo có sự tham dự của Giáo sư Trần Hồng Quân- Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; lãnh đạo Hội thư viện Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam, đại diện 8 công ty công nghệ cùng hàng trăm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên.
Mở đầu hội thảo Phó chủ tịch Hiệp hội - Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng thông tin, vào tháng 5/2019, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo về giáo dục mở.
Tại đó nhiều chuyên gia đã gợi ý và trong phát biểu kết thúc hội thảo của Chủ tịch Hiệp hội đã có ý kiến sẽ tổ chức tiếp cuộc hội thảo về tài nguyên giáo dục mở.
Đây là lý do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở" ngày hôm nay.
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Hội thư viện, Hội tin học Việt Nam tổ chức hội thảo "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở". (Ảnh: Thùy Linh)
Theo đó Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nêu một số vấn đề để các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận đóng góp ý kiến tại hội thảo như văn hóa mở, tư duy mở, giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở.
Vậy tài nguyên giáo dục mở là gì?
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng thông tin, nhiều ý kiến đã tương đối thống nhất cho rằng tài nguyên giáo dục mở là những tài nguyên dùng để dạy, học và nguyên cứu khoa học, không phải trả chi phí và không có rào cản trong truy cập, được cấp phép mở và được tự do sử dụng thông tin, kể cả được biến tấu cho phù hợp với ý định của người sử dụng.
Ý kiến khác lại giới hạn đó là những tài nguyên gắn với công nghệ thông tin, liên quan đến dữ liệu, phần mềm và kết nối để giúp cho việc dạy và học, tự học và học tập suốt đời.
"Các nội dung trên đây thể hiện đặc trưng của khái niệm tài nguyên giáo dục mở. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nói thế chưa đầy đủ. Có những tài nguyên thông tin tuy không được truy cập miễn phí, không được ai bao cấp, nhưng lại có giá trị rất quan trọng đối với giáo dục mở!
Nếu giới hạn trong phạm vi được sử dụng miễn phí thì sẽ hạn chế khả năng tạo ra kho dữ liệu thông tin vì bị giới hạn bởi nguồn tài chính đầu tư không thu hồi", Phó Chủ tịch Hiệp hội cho hay.
Còn việc cấp phép mở thì tùy thuộc yêu cầu và nội dung thông tin, cái gì cần mở thì sẽ tiếp tục cấp phép. Mặc dù công nghệ thông tin với sự kết nối trong thời đại công nghiệp 4.0 có vai trò vô cùng quan trọng, sẽ làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của con người, kể cả nhiều quan niệm truyền thống về trường học, thư viện, giảng đường, lớp học, bảng phấn, sách giáo khoa và cách thức tương tác giữa thầy và trò... cũng sẽ thay đổi.
Một người thầy giỏi cộng với công nghệ thông tin sẽ thay thế cho hàng trăm, hàng nghìn người thầy khác. Thông tin khi được kết nối và tương tác nhau sẽ sản sinh ra các thông tin mới, và cứ thế tăng lên theo cấp số nhân, tiếp tục bổ sung vào kho dữ liệu của tài nguyên thông tin phục vụ giáo dục.
Tuy nhiên, tài nguyên giáo dục mở không chỉ liên quan đến công nghệ thông tin mà còn rộng hơn thế nữa. Cơ chế về tự do học thuật dù có thể không gắn với công nghệ thông tin và truy cập miễn phí nhưng theo nghĩa nào đó thì nó vẫn là tài nguyên hết sức quan trọng của nền giáo dục mở.
Vì vậy mà ý kiến này cho rằng tài nguyên giáo dục mở cần được hiểu rộng hơn. Đó là những thể chế, cơ chế, quy định, thiết chế và cách thức tiếp cận tri thức, tiếp cận thông tin cũng như các nguồn lực để tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển con người và phát triển giáo dục.
Tất nhiên thể chế và cơ chế đó phải tốt, phải mở, thì mới là tài nguyên giáo dục mở.
Nếu hiểu tài nguyên giáo dục mở như ý kiến vừa nêu thì nội hàm và phạm vi rất rộng, đồng thời có thể có sự nhầm lẫn giữa điều kiện và tài nguyên.
Nhưng ý kiến nói trên lại tranh luận rằng, tài nguyên giáo dục khác với các tài nguyên khoáng sản vật chật, vì tài nguyên giáo dục mở không nằm yên, mà vận động không ngừng. Do đặc điểm ấy nó phải gắn với thể chế, cơ chế như hai là một.
Cơ sở vật chất hoặc nguồn lực tài chính cho giáo dục là một phạm trù nằm ngoài tài nguyên giáo dục mở. Còn tài nguyên giáo dục mở chủ yếu là thông tin, dữ liệu và những giá trị phi vật thể khác. Với tư duy của khoa học ngày nay, phần giá trị mà người ta gọi là vốn xã hội được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Đó cũng là chất xám, là nguồn lực mềm, là tài nguyên không cạn kiệt. Tuy không phải là vật chất nhưng nó có khả năng tạo ra sức mạnh vật chất to lớn, nếu như biết xây dựng và khai thác nó một cách khoa học.
Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam- Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thùy Linh)
Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tài nguyên giáo dục mở vừa là, còn là cầu nối và cách thức để sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin - thứ tài nguyên vô tận, càng sử dụng càng được bổ sung tích lũy và tăng lên liên tục (chứ không giảm đi).
Mọi thứ tài nguyên vật chất dù nhiều đến bao nhiêu thì cũng đều có giới hạn. Chỉ có tài nguyên thông tin là vô hạn và ngày càng tăng thêm, không chỉ riêng của Việt Nam mà còn sử dụng tài nguyên chung của cả nhân loại.
Theo cách hiểu như đa số các nhà nghiên cứu đã thống nhất thì tài nguyên giáo dục mở sẽ bao gồm:
Các kho thông tin, các nguồn dữ liệu phục vụ giáo dục; các chương trình giáo dục khác nhau, đa dạng; các loại sách chứa đựng những nội dung thông tin theo tinh thần tự do học thuật, sách giáo khoa điện tử và các loại học liệu mở;
Các phương tiện dịch thuật để giúp người đọc vượt qua rào cản ngôn ngữ; hệ thống thư viện mở (nhất là thư viện điện tử) dùng chung và các phần mềm kết nối truy cập trong cộng đồng giữa các trường, các đơn vị và tổ chức, kể cả giữa các nước;
Ngân hàng đề thi và các hướng dẫn để tự đánh giá, thi cử, tự kiểm định chất lượng; cấp phép mở và các quy định về trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả...
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng trăn trở, có một vấn đề khác cũng rất đáng suy nghĩ đó là khi nói đến tài nguyên giáo dục mở thì thường gắn với giáo dục đại chúng và văn hóa đọc. Ngày xưa nhiều lúc không biết đọc gì vì không có gì để đọc. Ngày nay, nhiều lúc cũng không biết đọc gì vì có quá nhiều thứ để đọc.
Với một khối lượng thông tin khổng lồ mà thời gian thì có hạn, làm sao để người học có thể tiếp cận được nhanh và nhiều nhất những giá trị tinh hoa. Ở đây muốn lưu ý đến giáo dục tinh hoa. Giáo dục đại chúng đương nhiên là rất cần.
Nhưng mặt khác, trong giáo dục đại học, phần giáo dục tinh hoa là trụ cột hết sức quan trọng, nó khám phá và khai mở đến tận cùng, làm bệ đỡ bền vững và tạo sự lan tỏa sâu rộng cho lâu dài.
Xã hội rất cần mỗi trường đại học đồng thời là một trung tâm giáo dục tinh hoa, để từ đó mà góp phần đáng kể tạo ra tầng lớp trí thức tinh hoa cho dân tộc.
Yêu cầu ấy đòi hỏi phải có cách tiếp cận tốt, biết chọn lựa, chắc lọc và chưng cất thông tin, gắn với các sinh hoạt học thuật đẳng cấp cao. Đó cũng là một vấn đề liên quan đến việc khai thác sử dụng tài nguyên giáo dục mở.
Đó là một số ý kiến ban đầu được Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nêu ra, ông cũng bày tỏ mong muốn trong buổi hội thảo khoa học "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở" các đại biểu, các nhà khoa học tham gia góp ý kiến nhất là các kiến nghị về chính sách, cơ chế, thể chế, khung pháp lý và xây dựng hạ tầng.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các trường đại học xây dựng Tài nguyên giáo dục mở Ngày 20/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có công văn gửi các Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm về xây dựng Tài nguyên giáo dục mở nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho...