Xây dựng định mức lao động giáo viên phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục
Ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội đồng tuyển chọn, nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình khoa học giáo dục quốc gia.
Định mức lao động kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông phải làm cho giáo viên yên tâm với công tác giảng dạy – Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ
Hội đồng đã cho ý kiến triển khai, đánh giá về mục tiêu, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu định mức lao động kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới cơ chế quản lý nhân sự trong các cơ sở giáo dục phổ thông”
Đề tài do nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế quốc dân chủ trì và tổ chức nghiên cứu.
Mục tiêu đặt ra cho đề tài là: Xây dựng cơ sở khoa học để xác định định mức kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Xây dựng căn cứ khoa học để đề xuất thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nhân sự trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, góp phần hoàn thiện các văn bản luật có liên quan; Đề xuất được bộ tiêu chuẩn, tiêu chí về định mức kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông (theo từng cấp học); Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý nhân sự trong các trường phổ thông.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã thông qua kết quả quyết định của hội đồng cho triển khai đề tài nghiên cứu. Đồng thời khẳng định, đề tài là một sản phẩm cần phải nghiên cứu, góp phần mang lại sự hài lòng cho người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, yên tâm công tác với định mức phản ánh đúng năng lực của mình;
Video đang HOT
Do vậy phải tính định mức làm sao để giáo viên vừa được lên lớp dạy theo số tiết quy định, vừa có thời gian để làm các công việc khác như điểm, tư vấn tâm lý cho học sinh, phối hợp với phụ huynh trong công tác cùng nhà trường giáo dục học sinh…
Thứ trưởng yêu cầu nhóm nghiên cứu phải tính ra được định mức lao động kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông ở từng vị trí việc làm, gắn với môi trường đặc thù của nghề giáo; tính lô gic giữa định mức lao động kinh tế, kỹ thuật và cơ chế quản lý nhân sự trong các trường học, phải thể hiện rõ nét mối quan hệ chặt chẽ này.
Đánh giá rõ định mức lao động kinh tế, kỹ thuật của giáo viên phổ thông, kèm theo lương và các điều kiện khác trong vị trí việc làm cụ thể. Định mức phải được tính theo cách tiếp cận mới: lao động trong môi trường, điều kiện giảng dạy gắn với các loại hình trường, cơ sở giáo dục hiện nay trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân tích đặc điểm lao động của người giáo viên.
Đặc biệt đề tài nghiên cứu phải gắn với những mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCHT.Ư Đảng Khóa XI.
Bá Hải
Theo giaoducthoidai.vn
Bồi dưỡng trực tuyến về chương trình mới cho giáo viên Yên Bái
Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức bồi dưỡng trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông mới cho 580 CBQL giáo dục và giáo viên phổ thông thông qua 9 điểm cầu truyền hình tại các khu vực địa lí khác nhau của tỉnh Yên Bái.
Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức bồi dưỡng trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát biểu tại phiên khai mạc, GS.TS Đỗ Việt Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đông đảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.
Trước yêu cầu này, mô hình bồi dưỡng qua mạng, tập huấn trực tuyến đóng vai trò quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa khi các nội dung, phương pháp mới được chuyển giao trực tiếp tới giáo viên ở mọi miền của tổ quốc, kể cả các vùng khó.
Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của mô hình bồi dưỡng qua mạng, Trường ĐHSP Hà Nội đã chủ trương phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông; nội dung và học liệu trực tuyến nhằm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục qua mạng trên cả nước.
Đây là một bước đi tiên phong của Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm nhằm hiện thực hoá chủ trương: Ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị tốt cho triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong thời gian tới.
Sau phiên khai mạc, PGS.TS. Lê Huy Hoàng - thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, Trưởng khoa Sư phạm Kĩ thuật (Trường ĐHSP Hà Nội) đã giới thiệu về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới và phân tích kĩ 7 điểm khác biệt với chương trình hiện hành:
1) Năng lực, phẩm chất; 2) Tích hợp, phân hóa; 3) Giáo dục cơ bản, giáo dục định hướng nghề nghiệp; 4) Chương trình quốc gia, chương trình địa phương; 5) Một chương trình, nhiều bộ SGK; 6) Giáo dục hướng nghiệp và 7) Giáo dục STEM.
Từ 9 điểm cầu, các CBQL giáo dục và giáo viên phổ thông Yên Bái đã có những trao đổi, câu hỏi cụ thể dành cho PGS.TS. Lê Huy Hoàng. Các vấn đề thảo luận giữa báo cáo viên và các giáo viên, CBQL qua hệ thống trực tuyến diễn ra thuận lợi.
NGƯT Trần Xuân Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái đã khẳng định tính thiết thực của nội dung bồi dưỡng cũng như sự phù hợp của hình thức tập huấn trực tuyến. Trong thời gian tới, hai đơn vị sẽ kí kết biên bản thỏa thuận hợp tác toàn diện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai xây dựng và chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2023.
Đồng thời, tiếp tục triển khai nhiều nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác cho đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên của tỉnh Yên Bái, tiếp tục phát huy ưu điểm của hình thức bồi dưỡng qua mạng.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
Giáo viên phổ thông được đánh giá theo 4 mức Theo dự thảo Thông tư Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, giáo viên được đánh giá theo 4 mức: Không Đạt - Đạt - Khá - Tốt. Theo dự thảo Thông tư Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, giáo viên được đánh giá theo 4 mức: Không Đạt - Đạt - Khá - Tốt Theo đó, mỗi giáo viên được đánh...