Xây dựng danh mục sách bổ trợ các môn học
Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đánh giá việc xây dựng danh mục sách tham khảo phục vụ dạy, học trong nhà trường là cơ hội tiềm năng cho các đơn vị xuất bản.
Chiều 15/10, ông Lê Hoàng có cuộc họp với đại diện các đơn vị xuất bản. Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam giới thiệu danh mục chủ đề của các môn học theo từng khối lớp học để các đơn vị cùng xây dựng danh mục sách tham khảo đọc mở rộng trong trường học.
Ông Lê Hoàng cho hay theo khung chương trình giáo dục phổ thông mới, từng lớp, từng môn có những chủ đề riêng. Hội Xuất bản Việt Nam đã dựa theo chủ đề từng môn, từng lớp để xây dựng danh mục chủ đề, gợi ý cho các nhà xuất bản, công ty đề xuất sách phù hợp.
Tuy nhiên, nếu căn cứ theo danh mục chủ đề cụ thể của từng môn ở mỗi khối lớp thì rất khó cho các nhà xuất bản đề xuất tựa sách phù hợp. Bởi vì, một quyển sách có thể có nhiều chủ đề khác nhau và phù hợp nhiều khối lớp.
Ông Lê Hoàng khuyến khích các đơn vị xuất bản, phát hành tìm hiểu khung chương trình giáo dục phổ thông mới để đề xuất những đầu sách phù hợp. Ảnh: M.N.
Video đang HOT
Trong cuộc họp, đại diện các nhà xuất bản đã cùng nhau nêu ý kiến và bàn bạc những vấn đề bất cập để cùng xây dựng danh mục chủ đề sách tham khảo trong nhà trường.
Thay vì đề xuất sách tham khảo theo một chủ đề, các đơn vị đề xuất có thể xây dựng một nhóm các chủ đề liên quan, gần gũi với nhau.
“Thay vì mỗi quyển sách, các nhà xuất bản chỉ giới thiệu cho học sinh của một khối lớp nhất định, họ có thể giới thiệu, khuyến nghị theo trình độ đọc của học sinh. Ví dụ, trình độ đọc bậc 1 có thể phù hợp học sinh lớp 1, 2, 3. Sau đó, chúng ta liệt kê những đầu sách của nhóm chủ đề, theo trình độ đọc đó thì nó phục vụ cho bao nhiêu môn học”, ông Lê Hoàng nói.
Nếu xây dựng danh mục sách tham khảo theo hướng như vậy thì giáo viên, nhân viên thư viện dễ dàng lọc và giới thiệu cho học sinh. Các nhà xuất bản cũng dễ dàng lập danh mục sách.
Sau cuộc họp này, đại diện các nhà xuất bản và Hội Xuất bản Việt Nam sẽ tiếp tục bàn bạc, xây dựng danh mục sách tham khảo hợp lý để cung cấp nguồn xuất bản phẩm phục vụ cho việc dạy và học.
Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam nhận định các nhà xuất bản rất chú tâm với việc xây dựng danh mục sách tham khảo. Bởi vì, người làm xuất bản luôn nghĩ đến thị trường tiêu thụ sách của mình. Trường học, học sinh cũng là người tiêu thụ. Các nhà xuất bản đang tìm những tựa sách cụ thể đáp ứng nhu cầu của học sinh, giáo viên. Đây cũng chính là công việc khai thác thị trường tiềm năng.
Ông Trần Anh Tuấn, đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục Sài Gòn, hào hứng với việc lập danh mục đầu sách tham khảo phù hợp để đưa vào trường học.
“Lâu nay, các đơn vị xuất bản, phát hành sách rất khó tiếp cận trường học, giáo viên, ngoài Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Thậm chí, chúng tôi tặng sách, giáo viên còn không dám nhận vì sợ. Hiện nay, các công ty, nhà xuất bản đã có cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng, miễn là chúng ta có những tựa sách đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, nhà trường”, ông Tuấn nói.
Thư viện đại học Việt Nam kết nối dữ liệu sách từ ĐH Harvard
Thư viện thông minh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện có hơn 398.000 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó có 600 đầu sách đến từ ĐH Harvard (Mỹ).
Tra cứu dữ liệu sách tại Thư viện thông minh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ành: TỐ NHƯ
Sáng 13-10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa vào vận hành thư viện thông minh của trường. Đây là thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các khâu, người dùng có thể dễ dàng tìm sách, mượn sách, đặt phòng học... chỉ với chiếc điện thoại thông minh.
Thư viện thông minh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Người học có thể đăng ký các phòng tự học, tra cứu tài liệu online trên website và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhân viên thư viện.
Theo bà Hoàng Tuyết Anh - giám đốc thư viện nhà trường, hiện tại thư viện của trường có 3 cơ sở ở ba nơi khác nhau nhưng chỉ cần 10 nhân viên để có thể quản lý tất cả các hoạt động.
"Không chỉ thông minh, các dữ liệu từ hạ tầng, dịch vụ và trải nghiệm, công tác quản trị của thư viện này đã được quan tâm thu thập lại, để tiếp tục nghiên cứu... Thư viện này sẽ mang lại những giá trị mới từ đó có cơ hội trở thành trường học đầu tiên của Việt Nam thậm chí là khu vực Đông Nam Á hoàn chỉnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện", bà Tuyết Anh cho hay.
Không gian của thư viện trang bị nhiều camera cảm biến và thiết bị thu thập thông tin khác. Nhờ ứng dụng công nghệ IoT, các thông số như lượng người đang tập trung ở bất kỳ vị trí nào; chất lượng không khí như bụi mịn, nhiệt độ, độ ẩm; tiếng ồn, cường độ ánh sáng đều được hệ thống thu thập để có những điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, thư viện còn trang bị chip đo âm thanh, vận dụng những thuật toán thông minh để phân tách giữa khu vực trao đổi học tập sôi động và khu vực tập trung cần yên tĩnh. Công nghệ IoT, kiến trúc và nghiệp vụ thư viện kết hợp với nhau không những tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khỏe sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên mà còn giúp không gian thư viện được cá nhân hóa cao độ, phù hợp với từng hoạt động diễn ra tại các khu vực.
"Khi tìm một tài liệu chuyên môn nào thì vào website thư viện sẽ thấy các bài báo khoa học hay những quyển sách có thể đọc trực tiếp online trên đấy. Nếu trước đây thủ thư phải trực tiếp mở cửa, bật điều hòa các phòng họp thì nay sinh viên có thể tự đặt lịch trên điện thoại và khi đến quét mã dò code thì đèn tự động sáng, điều hòa đã được bật sẵn", sinh viên Trí Thiện, cho biết thêm.
Áp lực lớp 1 Những năm gần đây, từ 'áp lực' là một trong những từ khóa xuất hiện nhiều nhất, và cũng là một trong những từ được xã hội dùng nhiều nhất. Đủ thứ áp lực trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội. Học sinh lớp 1 năm nay bắt đầu học chương trình mới - NGỌC DƯƠNG Ở đây tôi muốn nói,...