Xây dựng đại học khởi nghiệp: Nhiều thách thức bủa vây
Dù đã tạo sức lan tỏa rộng khắp, khơi gợi lên tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ nhưng các trường vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên (SV) khởi nghiệp đến năm 2025″ của Thủ tướng Chính phủ, nội dung khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được nhiều địa phương triển khai trong các trường từ bậc phổ thông đến đại học (ĐH).
Tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng khắp nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa
Dạy sinh viên tinh thần khởi nghiệp
Các cơ sở giáo dục ĐH đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Đây là nơi trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm để sẵn sàng khởi nghiệp khi có ý tưởng, sáng tạo với mục tiêu đào tạo SV có khả năng tìm kiếm, lựa chọn việc làm.
Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân PGS. TS Trương Thị Nam Thắng cho rằng: Xây dựng trường ĐH định hướng khởi nghiệp tạo môi trường phát triển tinh thần và thực hiện khởi nghiệp. Việc phát triển này được lồng ghép, hỗ trợ, khuyến khích… phù hợp với mục tiêu thúc đẩy SV về tinh thần học tập cũng như khởi nghiệp, với sứ mệnh giảng dạy và đào tạo, tham gia và hỗ trợ, phụng sự cho xã hội.
Với kỳ vọng trường ĐH cung cấp nhiều kỹ năng, tạo cơ hội việc làm cho SV khi ra trường, việc xây dựng trường ĐH khởi nghiệp rất quan trọng nhưng hệ thống mở này sẽ làm cho vai trò của các trường đối mặt với nhiều thách thức. Về học thuật, Việt Nam và trên thế giới đều kiểm soát chương tình đào tạo, vì vậy, nếu thay đổi nội dung sẽ gặp nhiều trở ngại. Hơn nữa, kỹ năng, năng lực giảng viên thay đổi và chưa sẵn sàng đón nhận.
Video đang HOT
Ngoài nguyên lý chung “trường 4 nhà” gồm nhà trường, gia đình, DN và đơn vị chuyên trách hỗ trợ SV thì mỗi trường đều có đặc thù, màu sắc riêng. Hiện nay, nhiều trường ĐH có Trung tâm khởi nghiệp như ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Lạc Hồng, ĐH Huế,…
Tại ĐH Ngoại thương, tinh thần khởi nghiệp của SV khá cao. Nhà trường không dạy về khởi nghiệp mà dạy về tinh thần khởi nghiệp giúp giảng viên, SV có trách nhiệm hơn. Trường triển khai thông qua 4 hoạt động chính gồm đào tạo, nghiên cứu, tư vấn cho DN, ươm tạo đan xen.
Ngoài ra, trường còn hợp tác với các trường ĐH khác để khắc phục nhược điểm là tính đơn ngành và tiến tới xây dựng chương trình đào tạo. Để SV không còn bỡ ngỡ khi đi làm, ĐH Lạc Hồng đã đầu tư 1 khu riêng. Lúc này, trường mời DN vào và đưa sản phẩm, chương trình đào tạo cho SV tham khảo, sau khi SV trải qua 3 cấp độ đặt ra thì sẽ cải thiện bằng sản phẩm của mình.
Khẳng định khởi nghiệp có bước đi mạnh mẽ, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT Trần Nam Tú cho rằng, trường ĐH nào có nguyện vọng về khởi nghiệp thì đòi hỏi nhà trường phải năng động hơn để đáp ứng. Khởi nghiệp là quá trình gian nan, việc các trường phối hợp với nhau đặt ra mối liên kết, mô hình được cải tiến.
Các chuyên gia khuyên SV phải luôn giữ vững lập trường, tích lũy kiến thức và tìm sự hỗ trợ từ những nhà cố vấn trong lĩnh vực khởi nghiệp để hạn chế rủi ro. Khởi nghiệp sáng tạo phải gắn liền với khả năng nghiên cứu khoa học, SV cần rèn luyện, trau dồi khả năng nghiên cứu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đại học liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp
Nắm bắt nhu cầu và đáp ứng yêu cầu thực tế, nhiều trường ĐH đã hình thành các vườn ươm trong việc gắn kết với các DN.
Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội PGS.TS Trần Văn Tớp cho biết: Nhiều năm qua, hợp tác của nhà trường với các DN phát triển khá tốt. Về hình thức kết nối, có 65% là hợp tác liên quan đến tuyển dụng, 35% là hoạt động liên quan đến đăng ký thông tin về tuyển dụng, 30% liên quan đến tổ chức các hội thảo về việc làm. Tín hiệu đáng mừng là gần đây đã có DN tài trợ cho học viên cao học của nhà trường và trong tương lại, sẽ có thêm học bổng của DN dành cho SV.
nay, 100% SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội sau 6 tháng tốt nghiệp bắt buộc phải khảo sát. Từ năm 2018 – 2019, sau 6 tháng tốt nghiệp, 73% SV đã có nơi nhận, 11% SV có triển vọng được nhận, 3% SV có triển vọng đi học tiếp, 8% SV chưa đi tìm việc làm, 2% SV đã có nơi tiếp nhận học tiếp…
“Việc khảo sát về kiến thức, kỹ năng và khả năng Ngoại ngữ, Tin học… của SV nhằm suy ngẫm trong vấn đề hợp tác với DN, tạo cơ hội việc làm, mức thu nhập cao hơn” – PGS Trần Văn Tớp nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, chất lượng giáo dục ĐH phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của các DN và càng quan trọng hơn khi các trường thực hiện tự chủ. Những hỗ trợ này có thể thông qua việc phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho SV đến thực tập, cấp học bổng, tuyển dụng SV, học viên sau khi tốt nghiệp…
Khẳng định chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong các trường ĐH lan rộng và được mọi người quan tâm như hiện nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An khẳng định vai trò của các trường ĐH trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho SV sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân, kiến thức, kỹ năng thái độ và là nguồn tài nguyên lớn giúp các DN, tăng trưởng một cách bền vững.
Bên cạnh điểm mạnh, Thứ trưởng Lê Hải An nhận thấy còn nhiều khó khăn thách thức, từ các ý tưởng xây dựng, phương thức, huy động nguồn lực để thực hiện xây dựng môi trường sinh thái khởi nghiệp trong các trường ĐH. “Quan điểm của Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các mô hình, không gian khởi nghiệp mới. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đối với giáo dục ĐH đó là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ kinh tế – xã hội cả nước” – Thứ trưởng Lê Hải An cho hay.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng: “Tuy đã có sự kết nối giữa các trường với nhau, với DN, bộ, ngành để hỗ trợ SV, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo nhưng chúng ta phải tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn nữa. Chăm chỉ, quyết tâm và nhất định phải sáng tạo”.
Theo kinhtedothi
"Đừng khởi nghiệp bằng mắt" - Bài học rút ra sau 5 lần thất bại của thầy Nguyễn Mai Lâm
Thầy Nguyễn Mai Lâm bài học rút ra sau 5 lần thất bại đó là: "Đừng khởi nghiệp bằng mắt".
Bài học rút ra sau 5 lần thất bại của thầy đó là: "Đừng khởi nghiệp bằng mắt" - thấy người ta làm, nhìn rồi về làm theo, "start" là khởi để đầu, "up" đẩy nó đi xa và đi đường dài... chung quy lại, các bạn thường khởi nghiệp bằng mắt".
Nếu xuất phát điểm của bạn là một người học lực yếu với gia cảnh thuần nông khó khăn, thi rớt đại học, tương lai phía trước hoàn toàn mờ mịt, bạn sẽ làm gì ? Chấp nhận số phận với công việc đồng áng hay dám đương đầu với thử thách để thay đổi số phận ? Mỗi người sinh ra đều có xuất phát điểm khác nhau, khát vọng khác nhau... cũng chính vì lẽ đó mà trong muôn vàn câu chuyện khởi nghiệp, sẽ có những người thành công và có người mãi dậm chân tại chỗ... Nếu bạn đang mất phương hướng, mất lửa với cuộc sống của chính mình hãy để chúng tôi truyền đến bạn tinh thần của: " Công thức 300: Thiên hạ học 10 nhớ 7, tôi học yếu nên chỉ học 10 nhớ 3, vì vậy tôi phải học 30 nhớ 9, tức là tôi phải học bằng 300% so với người khác. Kiếm tiền cũng vậy, bạn bè mình kiếm 1, mình phải kiếm 3, khi đạt 3 rồi thì tự mình lấy chuẩn mới gấp 300% cái của chính mình và cứ như thế..."
Nghe có vẻ đơn giản nhưng để quyết tâm vận dụng công thức này là cả một quá trình nỗ lực, dám thất bại và đương đầu với thử thách của người thầy được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ với biệt danh "Mai Lâm Crazy" - Thầy Nguyễn Mai Lâm. Thầy chính là điển hình mạnh mẽ cho khát vọng khởi nghiệp và dám thất bại. Khát vọng khởi nghiệp trỗi dậy từ rất sớm, cũng như nhiều bạn trẻ ngoài giờ lên lớp thầy cũng tập tành kinh doanh, 2 lần mở quán nhậu, 3 lần mở quán cafe... tất cả đã "nướng" hết toàn bộ số tiền tích cóp sau gần 10 năm đi dạy. Bài học rút ra sau 5 lần thất bại của thầy đó là "Đừng khởi nghiệp bằng mắt" - thấy người ta làm, nhìn rồi về làm theo, "start" là khởi để đầu, "up" đẩy nó đi xa và đi đường dài. Thầy chia sẻ: " Các bạn trẻ đang khởi nghiệp sao giống tôi của ngày xưa quá, đọc được vài quyển sách, thế là ý tưởng tuôn ra ào ạt, nào là mở quán cafe thế này, chọn nhạc này, thiết kế thế này, phục vụ thế kia... những bạn hay chơi game thì lại ước mơ mở tiệm game, các bạn hay uống trà sữa thì lại mơ mở trà sữa... chung quy lại, các bạn thường khởi nghiệp bằng mắt".
Đúc kết kinh nghiệm sau nhiều lần đương đầu với thất bại và thử thách, thành công của thầy không ngờ lại đến từ sở đoản của thầy: Tiếng Anh. Sau khi vượt qua nhiều thử thách để trở thành giảng viên đại học, thầy vẫn thi rớt 4 lần Thạc sĩ chỉ vì không qua nổi môn tiếng Anh. Không chấp nhận đầu hàng số phận, năm 29 tuổi, thầy tiếp tục vận dụng "công thức 300" quyết tâm xóa hết làm lại từ đầu với tiếng Anh. "Thiên hạ học 10 nhớ 7, tôi ngu, nghèo, mất gốc học 10 nhớ 3, vậy phải học 30 để nhớ 9". Không những chinh phục được tiếng Anh với "công thức 300", thầy còn mở trường Anh Ngữ riêng cho mình với phương châm "xóa hết làm lại từ đầu", thầy hay nói vui rằng: "Chỉ những thằng ngu mới biết thằng ngu nó ngu ở chỗ nào!".
Cũng chính từ phong cách "crazy" và khả năng diễn thuyết tài tình, thầy đã trở thành diễn giả quen thuộc của nhiều trường đại học trên khắp cả nước. Những giờ diễn thuyết của thầy không chỉ là xác định mục tiêu học tập, phương pháp học tiếng Anh cho người mất căn bản, truyền cảm hứng và động lực cho sinh viên, mà còn làm cho sinh viên rơi lệ khi nhìn thấy lá cờ tổ quốc. Tình yêu nước và khát vọng cháy bỏng đưa nước Việt Nam trở nên hùng cường vĩ đại luôn được thầy đưa vào bài giảng của mình khéo léo tài tình. Các bạn sinh viên từ Đông Á - Đà Nẵng đến tỉnh biên giới - Đại học An Giang, từ ĐH Tây Đô Cần Thơ đến ĐH FPT, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... nơi đâu thầy Mai Lâm đi qua là nơi đó để lại khát vọng và tình yêu tổ quốc.
Có thể nói, chính từ "công thức 300" và châm ngôn "Đừng khởi nghiệp bằng mắt" Thầy Mai Lâm đã trở thành doanh nhân, giảng viên, diễn giả, và một tình nguyện viên quốc tế, cùng học trò của mình đi khắp nơi từ châu Á qua châu Phi. Thầy tâm niệm đừng để "công dân toàn cầu" chỉ là khẩu hiệu, muốn vậy rhầy phải là người mở đường, đưa học trò của mình bước ra thế giới. Thầy đã trực tiếp đưa học trò của mình đi hoạt động tình nguyện tại Thái Lan, Philippines, Indonesia và cả châu Phi...
Luôn suy nghĩ khác biệt và vận dụng "công thức 300" với tất cả sự nỗ lực, khát vọng để đương đầu với thử thách, thầy đang từng ngày viết lại cuộc đời chính mình, truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu thương đến cuộc đời...
Theo khoinghiep
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM sau năm 2020, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Ngày 12/10/2019, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo...