Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo?

Theo dõi VGT trên

Quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới áp dụng cho các trường đại học gây ra nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt việc tính cả giảng viên thỉnh giảng và ưu tiên cho các trường được kiểm định.

Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo? - Hình 1

Theo quy định mới, các trường sẽ được tự chủ hơn trong việc xác định chỉ tiêu đào tạoẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Có luồng ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đã “rộng cửa” cho các trường tăng quy mô đào tạo và tạo kẽ hở để các trường lách, từ đó có nguy cơ giảm sút chất lượng. Trong khi đó, ý kiến khác cho quy định mới phù hợp với thực tiễn.

5% giảng viên thỉnh giảng là chưa nhiều

Dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên và trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ vừa công bố cho phép các trường được tính cả giảng viên (GV) thỉnh giảng thay vì chỉ tính GV cơ hữu như trước đây. Tuy nhiên, GV thỉnh giảng sau khi quy đổi chỉ được sử dụng với tỷ lệ giới hạn tùy theo khối ngành. Trong đó, khối ngành đào tạo giáo viên không sử dụng GV thỉnh giảng. Khối ngành nghệ thuật, GV thỉnh giảng được tính tối đa bằng 30% tổng GV cơ hữu quy đổi. Các ngành còn lại, tỷ lệ này tối đa là 5%.

Thay đổi này đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau từ phía các trường. Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng điểm mới này có thể chấp nhận được vì tỷ lệ 5% không nhiều.

“Hầu như trường nào cũng có GV thỉnh giảng. Chẳng hạn lực lượng này ở Trường ĐH Bách khoa là những GV đã về hưu có nhiều kinh nghiệm, đại diện doanh nghiệp, chuyên gia bên ngoài có kinh nghiệm thực tế… Vì vậy điều chỉnh này đáp ứng đúng thực tế”, tiến sĩ Thông nói.

Video đang HOT

Tuy nhiên, theo ông Thông, cần có cách quản lý chặt hơn chất lượng GV thỉnh giảng vì những người này có thể cùng lúc thỉnh giảng cho nhiều trường.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết rất tâm đắc về việc cho phép trường tự chủ xác định chỉ tiêu với ngành được kiểm định chất lượng, ngành đặc thù và tính cả GV thỉnh giảng. Theo ông Dũng, không chỉ giới hạn số lượng mà hệ số quy đổi của một GV thỉnh giảng cũng thấp hơn nhiều so với GV cơ hữu nên không ảnh hưởng nhiều với tiêu chí đảm bảo chất lượng.

Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng nói quy định này chủ yếu sẽ tác động đến các trường ngoài công lập. Còn với các trường công lập gần như không ảnh hưởng nhiều vì trung bình lực lượng này chỉ chiếm 1 – 2% tổng số GV.

Dễ “lách” để có số liệu ?

Trong khi đó, một số ý kiến tỏ ý lo ngại quy định này sẽ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát chất lượng GV thỉnh giảng dẫn đến việc tăng chỉ tiêu nhưng không đảm bảo chất lượng. Từ đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn tác động xấu đến thị trường lao động vốn đang có nhiều vấn đề như hiện nay.

Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH tại TP.HCM nói: “Khi vận dụng thực tế, quy định này có thể dẫn đến trường hợp dễ dàng “lách” để có số liệu báo cáo, đặc biệt là người có trình độ tiến sĩ trở lên. Thực tế GV trình độ cao đang rất thiếu ở các trường ĐH, một người có thể tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường khác nhau”.

Từ đó cán bộ này cho rằng, cần xem xét lại việc tính cả GV thỉnh giảng khi xác định chỉ tiêu, vì những trường có quy mô đào tạo lớn dù tỷ lệ quy định 5% thì vẫn lên tới 200 – 300 người.

Tương tự, tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cũng cho rằng nếu quy định hiện hành (Thông tư 32/2015) rất chặt chẽ thì dự thảo thông tư mới khá thoáng. Trong một số trường hợp nếu muốn tuyển sinh bằng mọi cách thì sẽ khó đảm bảo chất lượng. Khi tăng chỉ tiêu mà số lượng người học không có sẽ dẫn đến đầu vào ĐH dễ hơn. Nếu không đảm bảo được chất lượng đào tạo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng thông tư mới “mở” cho các trường khi xét tới các điều kiện đảm bảo chất lượng nhưng “siết” hơn so với Thông tư 32 khi gắn với điều kiện về kiểm định chất lượng. “Các ngành đã kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu nhưng không thể tăng vô tội vạ vì phải gắn với quá trình đảm bảo chất lượng. Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị 5 năm, sau thời gian này nếu trường không đảm bảo sẽ không được công nhận lại”.

Tuy nhiên, cán bộ đào tạo một trường băn khoăn về việc cho phép ngành đạt kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu. “Với bộ tiêu chí kiểm định chất lượng còn “cào bằng” như hiện nay thì vẫn có tình trạng một trường không đảm bảo đội ngũ GV được công nhận đạt chuẩn. Nếu cho phép một đơn vị như vậy tự do xác định chỉ tiêu có thể nảy sinh những bất cập”.

Theo TNO

Đào tạo 9.000 tiến sĩ là không quá lớn !

Sáng 21.1, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã tổ chức hội thảo giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tiếp cận với trình độ quốc tế.

Đào tạo 9.000 tiến sĩ là không quá lớn ! - Hình 1

Lễ trao bằng thạc sĩ, tiến tại một trường ĐH tại TP.HCMHÀ ÁNH

Phát biểu tại đây, với tư cách nhà nghiên cứu độc lập về khoa học giáo dục và truyền thông khoa học, tiến sĩ Nguyễn Tấn Đại đã có cái nhìn khá "ngược" so với phản biện xã hội trước đó về dự thảo Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030" của Bộ GD-ĐT.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tấn Đại: "Nói rằng Việt Nam đã có quá nhiều tiến sĩ so với nhu cầu thực tế là hoàn toàn thiếu cơ sở. Muốn đ.ánh giá số lượng nhiều hay ít không thể chỉ nhìn vào những con số tuyệt đối bao nhiêu người mỗi ngày hay 1 năm mà phải dựa trên tổng thể quy mô nền giáo dục quốc gia".

Ông Đại dẫn dắt, thống kê của bộ cho thấy số lượng trường ĐH và số lượng sinh viên tăng rất nhanh nhưng số giảng viên ĐH, đặc biệt là người có trình độ tiến sĩ tăng chậm. Điều này dẫn đến tỷ lệ sinh viên/ giảng viên có trình độ tiến sĩ không những tăng chậm mà còn có xu hướng giảm. "Con số Bộ GD- ĐT đặt ra đào tạo 9.000 tiến sĩ trong 8 năm không quá lớn, không đáng kể và không quá kinh khủng", ông Đại nhấn mạnh.

Khẳng định nhận định trên, tiến sĩ Đại còn so sánh: "Tăng cường đầu tư cho đào tạo tiến sĩ là xu hướng chung của thế giới. Trường ĐH Lyon (Pháp) một năm đào tạo tới 5.300 nghiên cứu sinh, số tiến sĩ tốt nghiệp khoảng 1.000 người".

Không chỉ số lượng người học, nhà nghiên cứu này còn phản bác thông tin dư luận trong thời gian qua cho rằng ngân sách đào tạo dành cho đề án là quá cao và lãng phí. Theo ông Đại, tổng kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng chia cho 9.000 tiến sĩ, bình quân mỗi suất đầu tư 1,3 tỉ đồng là hoàn toàn chấp nhận được.

Ông Đại nói: "Hầu hết ý kiến phản biện tập trung vào nguồn kinh phí này với điểm chung là không nên dùng ngân sách nhà nước để đào tạo tiến sĩ mà nên ưu tiên cho việc tăng cường chế độ lương bổng, đãi ngộ và cải thiện điều kiện làm việc với giảng viên ĐH, nhất là người có trình độ tiến sĩ. Nhưng ở một góc khác tôi cho rằng, nếu cứ nhập nhằng giữa 2 khâu đào tạo và sử dụng sau đào tạo sẽ không bao giờ tìm ra được lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH và nghiên cứu của Việt Nam".

Theo ông Đại, số lượng tiến sĩ và kinh phí đầu tư mà dự thảo đề án đặt ra là hợp lý. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cách triển khai như thế nào.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030" . Mục tiêu đề án là đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 35% (thêm 9.000 người) trong tổng số giảng viên trường ĐH ở giai đoạn này. Trong đó có khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp giữa trường ĐH VN và nước ngoài, 2.000 tiến sĩ tại các trường đã được kiểm định ở VN và thu hút 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc ngoài trường ĐH đến làm việc tại các trường ĐH VN. Kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 12.000 tỉ đồng.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường
09:50:11 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di
08:36:39 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mánh khóe nhận hối lộ, giả mạo trong công tác của loạt cán bộ UBND, công an xã

Pháp luật

11:15:04 26/06/2024
TAND tỉnh T.iền Giang vừa đưa vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Giả mạo trong công tác, Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", ra xét xử. Vụ án có liên quan đến các cựu cán bộ cấp xã ở tỉnh T.iền Giang và Kiên Giang.

Loại quả giàu beta-carotene được mệnh danh là "bảo bối" làm đẹp da trong mùa hè, nấu được vô vàn món ăn ngon giúp chống nắng hiệu quả

Ẩm thực

11:14:03 26/06/2024
Với những công thức từ bí đỏ, không chỉ tiết kiệm thời gian chế biến mà chị em còn có thể tự tay chăm sóc làn da, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long hút khách dịp hè

Du lịch

11:09:04 26/06/2024
Dịp hè, các khu du lịch sinh thái (KDLST) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Ái nữ siêu giàu châu Á khoe vẻ yêu kiều tại show diễn thời trang

Phong cách sao

11:08:03 26/06/2024
Xuất thân từ gia đình trong giới siêu giàu ở Philippines, Heart Evangelista yêu thích Hermès và luôn là khách mời VIP của thương hiệu xa xỉ bậc nhất này.

HLV Shin Tae-yong bỏ tuyển Indonesia để dẫn dắt Hàn Quốc?

Sao thể thao

11:02:34 26/06/2024
Trước thông tin HLV Shin Tae-yong có thể dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc, đại diện Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).

Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng

Sáng tạo

10:56:11 26/06/2024
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.

Room 8 - khi nhạc Rock kết hợp cùng nhạc cụ cổ điển

Nhạc việt

10:41:08 26/06/2024
Những giai điệu nhạc rock kết hợp với các loại nhạc cụ cổ điển như cello, violin, flute đã được vang lên trong một đêm nhạc tại Hà Nội vào tối ngày 22/6 vừa qua.

Mãn nhãn với những bộ trang phục ấn tượng của các nhà thiết kế tương lai

Thời trang

10:12:43 26/06/2024
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội tổ chức chương trình HTU Fashion Show 2024 mang chủ đề Timeless - vượt qua giới hạn của thời gian.

Hoa triệu chuông là hoa gì? Ý nghĩa phong thủy hoa triệu chuông

Trắc nghiệm

10:11:17 26/06/2024
Hoa triệu chuông là loại cây đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về nhữn