Xã hội hóa, lo ngại sách giáo khoa “đội” giá

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT đã trải qua hai lần đấu thầu tuyển chọn tác giả biên soạn SGK nhưng đều bất thành.

Chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) đã giúp việc biên soạn SGK không cần dùng ngân sách Nhà nước mà vẫn có nhiều bộ sách chất lượng. Tuy nhiên, điều dư luận đang băn khoăn là làm sao xã hội hóa nhưng SGK không bị “đội giá”?

Làm sao để kiểm soát được giá SGK?

Theo Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Kể từ khi ban hành chương trình GDPT mới (26/12/2018) cho đến thời điểm 26/2/2020, Bộ GD-ĐT đã trải qua hai lần đấu thầu tuyển chọn tác giả biên soạn SGK nhưng đều bất thành. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTNNĐ) của Quốc hội mới đây đã đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ GD-ĐT trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88. Từ thực tế biên soạn SGK, Thường vụ Ủy ban cho rằng, cần cân nhắc việc Bộ tiếp tục tổ chức biên soạn SGK lớp 1. Lý do là thời gian từ nay đến khai giảng năm học 2020-2021 còn rất ngắn để triển khai biên soạn, thực nghiệm và thẩm định một bộ SGK lớp 1 mới.

Xã hội hóa, lo ngại sách giáo khoa đội giá - Hình 1

Tránh việc lợi dụng xã hội hóa SGK mà tăng giá vô lý. Ảnh:TRUBE

Tuy nhiên, khi Bộ GD-ĐT không biên soạn được một bộ SGK riêng thì vấn đề dư luận quan tâm là: Nếu “buông” để các NXB định giá thì nhiều người không đủ khả năng chi trả, đặc biệt đối với người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Làm sao để kiểm soát được giá SGK trên cơ sở tính đến mặt bằng thu nhập của nhân dân?

Đề cập vấn đề này, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội thẳng thắn cho rằng: “Nếu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn được một bộ SGK ngay từ đầu như Nghị quyết 88 đề ra thì tốt, nhưng đến giờ Bộ không thể biên soạn kịp vì chỉ còn vài tháng nữa là khai giảng. Hơn nữa, nhìn vào 5 bộ SGK đã được duyệt tôi thấy chất lượng hơn hẳn bộ SGK hiện hành. Tuy nhiên, giá sách do các NXB công bố khá cao. Vậy vấn đề là cần quản lý giá SGK như thế nào cho phù hợp?”.

GS. Thi phân tích, nếu Nhà nước có trong tay một bộ SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn thì lúc đó sẽ có sự đối trọng về giá, có sự cạnh tranh, còn bây giờ thực chất trong tổng số 5 bộ SGK có đến 4 bộ là của NXB Giáo dục Việt Nam, 1 bộ sách còn lại là của 2 NXB Sư phạm. Như vậy, khi một NXB chiếm thị phần quá lớn sẽ không đảm bảo tính cạnh tranh nữa, dễ dẫn đến việc “thao túng” giá và các NXB khác khó mà cạnh tranh được. Trong khi đó, yêu cầu quan trọng của cơ chế thị trường là không được độc quyền, chỉ cạnh tranh đúng nghĩa thì mới đi về được giá đúng và người tiêu dùng mới có lợi.

Video đang HOT

Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cần phải có cơ chế tính lại giá, thậm chí, cần phải tiến hành đấu giá, tránh việc các NXB lợi dụng chính sách xã hội hóa SGK mà tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đi ngược với chủ trương khuyến học của Việt Nam.

Hỗ trợ trực tiếp vào người học

Một chuyên gia giáo dục cho rằng, với mặt hàng SGK cần phải có sự chỉ đạo của Nhà nước như: Có thể yêu cầu các NXB tăng giá hợp lý, không được tính kiểu hoàn vốn ngay lần xuất bản đầu tiên. Việc NXB tính khấu hao SGK trong thời gian bao lâu sẽ quyết định giá thành của SGK? Thứ 2, với khoản 16 triệu USD vay Ngân hàng Thế giới để Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn SGK hiện nay chưa dùng đến thì có thể dùng một phần tiền đó để hỗ trợ SGK cho học sinh ở vùng khó khăn, hải đảo, miền núi… Làm được như vậy sẽ đảm bảo công bằng cho xã hội, không đi ngược lại chủ trương khuyến học”.

“Thực tế lâu nay Nhà nước chưa xác định SGK vào dạng mặt hàng bình ổn giá do trước đây việc biên soạn SGK đều được bao cấp. Vì thế, nếu Bộ GD-ĐT không biên soạn được một bộ SGK thì phải bổ sung thêm vấn đề quản lý về giá SGK. Quốc hội nên cân nhắc xem SGK có đưa vào diện bình ổn giá như một số mặt hàng: xăng, dầu, điện, nước do Nhà nước quản lý hay không?”.

-GS Đào Trọng Thi-

Cũng có ý kiến đề xuất, cùng với việc xã hội hóa SGK thì cũng cần thay đổi phương thức hỗ trợ giá trực tiếp vào những đối tượng yếu thế, chứ không phải hỗ trợ vào giá sách (nghĩa là hỗ trợ cho các NXB). Phương thức hỗ trợ trực tiếp vào người học chắc chắn sẽ hiệu quả hơn vì chúng ta hỗ trợ đúng đối tượng.

Trước thực tế trên, Thường trực Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sớm xác định nguồn kinh phí hỗ trợ và đối tượng cần hỗ trợ SGK, cung cấp SGK cho các thư viện trường phổ thông…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với việc, ở kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV sẽ báo cáo và xin ý kiến việc Nhà nước có cần làm một bộ SGK nữa không, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần quan tâm vấn đề quản lý giá SGK khi xã hội hóa sẽ như thế nào…/.

Không nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách để biên soạn thêm một bộ SGK

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thay vì Nhà nước bỏ tiền ra làm SGK như trước kia, nên huy động các tổ chức, các chuyên gia biên soạn.

Theo Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho đến thời điểm này, có thể nói, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã chứng tỏ được tính đúng đắn và Bộ GD-ĐT không nên nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách nhà nước để biên soạn thêm một bộ SGK.

Không nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách để biên soạn thêm một bộ SGK - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không nên tốn tiền ngân sách làm thêm 1 bộ GSK.

PV: Thưa GS, ông đánh giá như thế nào về chủ trương xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản SGK và thực tế triển khai của ngành GD-ĐT?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Đến thời điểm này có thể khẳng định, chủ trương xã hội hóa trong biên soạn SGK đã thành công bước đầu. Hiện đã có 5 bộ SGK lớp 1 của các môn học bắt buộc và 7 quyển SGK "Làm quen với tiếng Anh" lớp 1 (môn học tự chọn) được phê duyệt.

Thời điểm xây dựng, ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, có thể Quốc hội chưa thật yên tâm về khả năng thành công của chủ trương xã hội hóa SGK, vì đây là một chủ trương mới.

Bởi thế, trong khi quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học", "Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông", Nghị quyết đồng thời cũng có thêm nội dung: "Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn".

Nhưng cho đến thời điểm này, thực hiện theo Nghị quyết 88, chúng ta đã có được 5 bộ SGK lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chứng tỏ chủ trương xã hội hóa SGK đã thực sự đi vào cuộc sống và có được thành công bước đầu. Thời điểm này, các cơ sở giáo dục đã lựa chọn được bộ sách phù hợp để có thể chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020-2021.

PV: Nghị quyết 88 của Quốc hội có giao Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để "chủ động triển khai chương trình GDPT mới". Tuy nhiên, trong khi xã hội hóa biên soạn SGK đang thực hiện tốt, vậy có cần thiết có thêm SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn và dùng tiền ngân sách?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Như tôi đã nói ở trên, có thể tại thời điểm xây dựng Nghị quyết 88, Quốc hội chưa thật yên tâm về chủ trương xã hội hóa nên đã giao Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để "chủ động triển khai chương trình GDPT mới". Tuy nhiên, thực tế thời gian qua đã cho thấy, hoàn toàn có thể yên tâm về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK. Do đó, tôi cho rằng, việc Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn thêm một bộ SGK là không còn cần thiết; không nên tốn thêm vài trăm tỷ để biên soạn thêm một bộ SGK.

Trên thực tế, cả 3 nhà xuất bản tham gia biên soạn, xuất bản SGK đều thuộc ngành Giáo dục, trong đó NXB Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc Bộ mà Bộ là chủ sở hữu vốn nhà nước. Bộ GD-ĐT đã khuyến khích, chỉ đạo và tổ chức thẩm định chất lượng của tất cả các bộ SGK. Do đó, có thể nói cả 5 bộ SGK đều là sách của Bộ, không cần làm thêm một bộ sách nữa.

Theo tôi, trong kỳ họp sắp tới, căn cứ đề nghị của Chính phủ, Quốc hội nên khẳng định chủ trương không làm thêm một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước. Thậm chí, việc thúc đẩy xã hội hóa thành công, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 400 tỉ đồng còn là một kết quả đáng hoan nghênh. Trong trường hợp cần thiết thì để cuối năm nêu rõ ý kiến Quốc hội trong Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội.

PV: Chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã bước đầu thành công, mang đến các SGK có chất lượng và đa dạng cho học sinh, giáo viên, tạo được hiệu ứng tốt trong dư luận; theo ông, có nên tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa biên soạn SGK?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Ở cả nước trước năm 1957 và ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chúng ta đều thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Khi đó, có nhiều SGK do các tổ chức, cá nhân khác nhau viết. Giáo viên có thể tham khảo nhiều SGK để xây dựng bài dạy trên lớp. Việc thực hiện xã hội hóa trong biên soạn SGK cũng được thực hiện ở các nước phát triển liên tục nhiều năm qua.

Tôi đã đến Vương quốc Anh và một số nước, trên giá sách của mỗi học sinh trong lớp đều có vài ba bộ SGK. Tôi mong tương lai chúng ta cũng sẽ làm như vậy, để giáo viên và học sinh có nhiều nguồn học liệu khác nhau hỗ trợ việc giảng dạy, học tập. Giáo viên nước ngoài không dạy theo một quyển SGK nhất định nào mà chọn bài phù hợp ở những quyển SGK khác nhau cho học sinh học. Nhiều giáo viên chỉ tham khảo SGK để tự biên soạn tài liệu dạy học của mình. Tôi cho rằng, như thế mới thực sự là "một chương trình, nhiều SGK".

Có thể thấy nhiều lợi ích từ thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Trước hết, cách làm này giúp huy động được trí lực, vật lực, tài lực của xã hội để nâng cao chất lượng SGK; đồng thời tiết kiệm nhiều cho ngân sách Nhà nước. Thay vì Nhà nước bỏ tiền ra làm SGK như trước kia, nay chúng ta huy động được các tổ chức và đông đảo chuyên gia tham gia biên soạn SGK.

Sự cạnh tranh giữa các bộ sách cũng sẽ tạo một cuộc đua giữa các nhóm tác giả, các nhà xuất bản - và đó là yếu tố quan trọng để mỗi tổ chức, cá nhân biên soạn SGK dồn nhiều tâm huyết hơn để nâng cao chất lượng bộ sách của mình. Đó là điểm thuận lợi thấy rõ của chủ trương này.

Tôi tin rằng, nếu chúng ta thực hiện triệt để hơn chủ trương xã hội hóa theo Nghị quyết 88 thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.

Xin cảm ơn Giáo sư!/.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Van Nistelrooy gây tranh luận

Sao thể thao

22:20:20 05/11/2024
Trong khi các cầu thủ Man United muốn giữ lại Ruud van Nistelrooy, chuyên gia Jamie Carragher lại đưa ra lời cảnh báo cho tân HLV Ruben Amorim.

28 giây lột tả phản ứng của JustaTee khi nghe bài hát chủ đề của Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

22:17:09 05/11/2024
Mới đây, một music producer thuộc đội ngũ sản xuất The Stars - ca khúc chủ đề Anh Trai Say Hi đã cập nhật loạt video hậu trường quá trình làm nhạc.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do

Netizen

21:57:23 05/11/2024
Khoảng 10h sáng nay, BVĐK tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 cháu học sinh Trường Mầm non Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, độ tuổi từ 23 tháng đến 34 tháng tuổi, nhập viện nghi ngờ ngộ độc.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.