Xã hội hóa giáo dục giữa lòng Trường Sơn Tây
Một trong những công việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới ở Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là tu bổ lại mô hình mô phỏng địa đạo Vịnh Mốc trong khuôn viên nhà trường.
Lễ tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại mô hình mô phỏng sự kiện Gạc Ma của thầy và trò trường Tiểu học Hướng Phùng
Nhiều năm nay, từ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức và cả những nỗ lực của tập thể GV, Trường Tiểu học Hướng Phùng đã cải thiện được nhiều điều kiện dạy – học như trang bị thêm trang thiết bị, xây dựng được nhiều mô hình hỗ trợ giảng dạy…
Nghĩ chuyện dài lâu…
Dù nằm cách thị trấn Khe Sanh 30km, nhưng Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã có 6 phòng học được trang bị tivi, một phòng tin học với 17 máy tính được trang bị từ nguồn cho – tặng. HS trường Tiểu học Hướng Phùng có thể tham gia thi giải Toán, thi tiếng Anh qua internet ở ngay tại trường.
“Để tất cả HS có thể tiếp cận được CNTT, tiến kịp các bạn miền xuôi, tôi vận động từ các mạnh thường quân và phụ huynh” – thầy Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Video đang HOT
Ngay như việc tổ chức bán trú cho HS, dù không ít khó khăn, trở ngại, nhà trường cũng quyết tâm mở lớp bán trú. Năm đầu tiên, nhà trường được Dự án Tầm nhìn thế giới hỗ trợ 25 triệu đồng để mua sắm các dụng cụ nhà bếp cần thiết. Với lớp bán trú ở điểm trường lẻ, không có điều kiện tổ chức bếp ăn, nhà trường vận động các nhà hảo tâm tặng cặp lồng cơm giữ ấm để HS ở lại buổi trưa tại trường.
Lễ tiếp nhận quà tặng cho HS từ các nhà hảo tâm của trường Tiểu học Hướng Phùng
Trong khuôn viên Trường Tiểu học Hướng Phùng, ngoài mô hình mô phỏng địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị) còn có một mô hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ các quần đảo, cạnh đó là bức tranh Thánh Gióng và nhà sàn Bác Hồ và mới đây nhất là mô hình mô phỏng sự kiện Gạc Ma.
Một hòn đảo được dựng lên trong một hồ nước nhỏ, phía trên gắn những bức tượng chiến sĩ hải quân đang cắm lá cờ đỏ sao vàng. Hỏi chuyện thầy Trọng, sao hằng năm không tổ chức cho HS đi tham quan thực tế tại địa đạo Vịnh Mốc mà phải xây dựng mô hình; thầy Trọng lý giải, không phải năm nào nhà trường cũng có kinh phí để thuê xe cho HS hoạt động ngoại khóa, chưa kể là nếu tổ chức thì cũng chỉ có một vài lớp hoặc khối lớp chứ rất khó để 100% HS của trường cùng tham gia.
Bởi thế, việc mô phỏng mô hình sẽ giúp cho những giờ học lịch sử của HS thêm sinh động.
Phải từ sự quan tâm học tập của các con
Hằng năm, trước khai giảng năm học mới, trường đều nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của các tổ chức, cá nhân giúp trang bị những phương tiện học tập tối thiểu cho HS.
Có được như vậy, theo như thầy Nguyễn Mai Trọng, là nhà trường luôn công khai, sử dụng có hiệu quả những hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và “tất cả đều ưu tiên phục vụ cho HS và nâng cao chất lượng dạy học”.
Ở địa bàn vùng khó, việc xã hội hóa nhận thức thành công sẽ góp phần xã hội hóa các nguồn lực đóng góp. Như với mô hình bán trú, thầy Trọng cho biết, qua thời gian thí điểm, phụ huynh thấy có lợi vì giảm quãng đường di chuyển cho các em HS, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, hạn chế bỏ học, nghỉ học.
Đồng thời, lớp học bán trú cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo thói quen tự học cho HS. Giáo viên có điều kiện phụ đạo, giúp các em ôn bài, nhắc nhở, theo dõi quá trình học tập. Mặt khác, việc HS ở lại bán trú giúp phụ huynh giảm gánh nặng về thời gian trong việc đưa đón con em, tập trung lao động sản xuất để nâng cao kinh tế.
Thầy Trọng cho rằng, xã hội hóa không chỉ là kêu gọi phụ huynh đóng góp mà phải làm sao để phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con và cùng nhà trường bàn cách xây dựng trường phát triển.
Theo giaoducthoidai.vn
TP Hồ Chí Minh thiếu hơn 5.000 giáo viên trong năm học mới
Đó là thông tin được ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2018-2019, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 15/8 .
Ngoài việc tăng phòng học thì việc phải tăng biên chế giáo viên đáp ứng số phòng học mới là cần thiết.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, dự kiến năm học 2018 - 2019 nhu cầu tuyển dụng toàn ngành là 5.126 người để bổ sung và thay thế các giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc và các trường mới thành lập đi vào hoạt động trong năm học mới. Trong đó, đối với các trường THPT và 3 Trung tâm GDTX trực thuộc tuyển khoảng 363 giáo viên, 62 nhân viên; khối Mầm non 1.522 giáo viên, Tiểu học 1.752 giáo viên, THCS 1425 giáo viên.
Ông Lê Hoài Nam cho biết, hiện Sở đã tổ chức tuyển dụng và phân công giáo viên về các đơn vị trực thuộc. Các quận, huyện đang khẩn trương công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học và THCS. Để tăng nguồn tuyển, năm nay Thành phố tuyển giáo viên không có hộ khẩu TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Sở cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Tại hội nghị, Giáo sư, bác sĩ Trần Đông A bày tỏ lo lắng khi năm học mới đã cận kề nhưng công tác tuyển dụng ở các địa phương vẫn chưa hoàn tất. Có nơi đến tháng 10/2018 mới tổ chức tuyển dụng, gây ảnh hưởng công tác tổ chức tại các trường.
Năm học 2018 - 2019, toàn Thành phố có 1.677.581 học sinh, tăng 67.234 học sinh, số học sinh tăng nhiều ở cấp mầm non và tiểu học, tập trung tại những địa phương đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh nên tình trạng dân số tăng cơ học cao. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 15.000 học sinh không có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện... đều co hẹp, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra khó khăn mà ngành giáo dục thành phố đang gặp phải, đó là việc gia tăng số học sinh dẫn đến tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế, sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách Thành phố. Tuy nhiên, hiện nay việc tăng biên chế này đang gặp nhiều khó khăn do phải được chấp thuận của Bộ Nội vụ. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ để tháo gỡ.
Đan Phương
Theo baotintuc.vn
TPHCM "nóng" các vấn đề tuyển sinh, tuyển dụng giáo viên đầu năm học Sáng 15-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) TPHCM phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2018-2019. Đến tham dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM; Triệu Lệ Khánh,...