WTO lần đầu tiên thông qua cải cách thương mại
( WTO) Tổ chức Thương mại thế giới WTO vừa thông qua cải cách thương mại đầu tiên trong lịch sử. Với thoả thuận này, hàng rào thuế quan và thủ tục biên giới sẽ được nới lỏng, các quốc gia phát triển là những nước được lợi nhiều nhất, theo Reuters.
WTO đạt được thoả thuận cải cách thương mại đầu tiên vào hôm qua, 27.11 sau 19 năm bế tắc – Ảnh:Reuter
WTO vừa đạt được thoả thuận thương mại sau 19 năm bế tắc, trì hoãn và 11 giờ phản đối trong cuộc họp cuối cùng diễn ra vào ngày 27.11. Thoả thuận này đồng nghĩa với việc những tiêu chuẩn mới cho kiểm tra hải quan và thủ tục biên giới sẽ được đưa ra cho 160 nước thành viên.
Những người đề xuất đề nghị này nói rằng, nó sẽ khiến dòng chảy thương mại trên toàn thế giới hợp lí hơn, tạo thêm 1 nghìn tỉ USD và 21 triệu việc làm mới cho nền kinh tế toàn cầu.
“Tất cả đều đồng ý”, viên chức của WTO nói với phóng viên Reuters bên ngoài cuộc họp kín ở Geneva, Thuỵ Sĩ sau khi các nhà ngoại giao thương mại vỗ tay cho sự đồng thuận cải cách đầu tiên này. Việc đạt được thoả thuận này cũng giúp mở đường đến các đàm phán toàn cầu tích cực hơn nữa trong thời gian tới.
Video đang HOT
Song, thoả thuận này chỉ là một phần nhỏ của vòng đàm phán thương mại Doha (Doha Round) vốn hoàn toàn bế tắc. Lần này, WTO đã cắt giảm bớt các kì vọng và mục tiêu.
Trước đó, các buổi đàm phán của WTO bị trì hoãn do nhiều nước như Ấn Độ, Arghentina, Mỹ… phủ quyết việc thông qua những cải cách này. Thành công của thoả thuận này trấn an những nước đang phát triển trong 160 quốc gia thành viên của WTO.
Cải cách thương mại mà WTO đạt được rất có ý nghĩa với các nước đang phát triển – Ảnh: Reuters
Vòng đàm phán Doha bắt đầu từ tháng 11.2001. Theo đó, các nước phát triển như Mỹ và các quốc gia khối EU phải cam kết hạn chế trợ cấp nông nghiệp và các nước thành viên phải đạt được thoả thuận giảm bớt các rào cản thương mại như thuế quan.
Đây là vòng đàm phán rất có ý nghĩa với nhiều thành viên WTO vì nếu được thông qua, hàng hóa – chủ yếu là nông sản – của các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường các nước phát triển, giảm bớt nạn nghèo đói ở các nước thế giới thứ ba.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chấm dứt tảo hôn
Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các chính phủ chấm dứt tình trạng tảo hôn ảnh hưởng đến 15 triệu bé gái mỗi năm, theo Reuters ngày 22.11.
Tảo hôn đe dọa 15 triệu bé gái mỗi năm - Ảnh: AFP
Liên Hiệp Quốc ngày 21.11 đã thống nhất rằng tất cả các thành viên thông qua và thực thi luật cấm tảo hôn. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới mỗi năm có khoảng 15 triệu bé gái kết hôn và hiện có khoảng 700 triệu nữ giới kết hôn trước 18 tuổi. Theo đà này, ước tính đến năm 2050 sẽ có 1,2 tỷ bé gái là nạn nhân của tảo hôn, theo AFP.
Cũng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, nhiều trong số những người tảo hôn và bị cưỡng ép kết hôn đang sống trong tình trạng nghèo khổ và mất an ninh, theo Reuters.
Nạn tảo hôn phổ biến nhất ở nam Á và khu vực cận Sahara ở châu Phi. Niger, Bangladesh và Ấn Độ là những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao, trong đó Niger có tỷ lệ cao nhất thế giới.
Theo bà Christine Kalamwina, phó đại diện thường trực của Zambia, nạn tảo hôn đã cản trở việc xoá đói giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới. Ngoài ra tình trạng này còn dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em, sức khỏe, đại dịch HIV/AIDS và nhiều dịch bệnh khác.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Việt Nam phản đối Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên cá da trơn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ và việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại...