World Vision Việt Nam và Orion Food Vina tổng kết Dự án ‘Lớp học vui/Hope in Class’
Trong gần 3 năm thực hiện, Dự án ‘Lớp học vui/Hope in Class’ đã trang bị giá trị sống và kỹ năng sống cho hơn 10.000 trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng.
Ngày 15/9, World Vision Việt Nam và Orion Food Vina tổng kết Dự án “Lớp học vui/Hope in Class”.
Tham dự sự kiện có đại diện các cơ quan ban ngành Trung ương, các đối tác địa phương và các nhóm đối tượng đích của dự án: Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng, lãnh đạo UBND các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, cùng hiệu trưởng/ hiệu phó của 20 trường thụ hưởng dự án và đại diện các em học sinh đến từ huyện Thường Xuân.
Bà Thân Thị Hà, Giám đốc vận hành các chương trình, tổ chức World Vision Việt Nam phát biểu tại sự kiện.
Trong gần 3 năm thực hiện (4/2020 – 9/2022), Dự án “Lớp học vui/Hope in Class” đã trang bị giá trị sống và kỹ năng sống cho hơn 10.000 trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng – hai địa bàn hoạt động của Dự án, nhằm hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề bạo lực thông qua môi trường lớp học an toàn và yêu thương.
“Tôi đánh giá cao việc triển khai hoạt động này tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tôi hi vọng hợp phần dự án Sáng kiến “Lớp học vui/Hope in Class” sẽ giúp nâng cao kỹ năng sống cũng như góp phần xây dựng môi trường an toàn và yêu thương tại trường học. Nhân đây, tôi đề nghị tổ chức Tầm nhìn Thế giới tăng cường hợp tác với các đơn vị liên quan của tỉnh để nhân rộng hoạt động này trên địa bàn tỉnh”, ông Vũ Ngọc Dương – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh.
Nhóm trẻ tham gia trình diễn vũ điệu “Lớp học vui” tại lễ tổng kết.
Với cách tiếp cận trẻ trung, sáng tạo, Dự án “Lớp học vui/Hope in Class” cũng nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của hàng triệu bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ trên cả nước thông qua các hoạt động truyền thông đa dạng như chuỗi cuộc thi nhảy “Vũ điệu Lớp học vui” năm 2021 và 2022, các sự kiện tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực trong trường học” (tổ chức năm 2021 và 2022).
Video đang HOT
“Em thấy điệu nhảy của dự án mang lại cho những em những buổi sinh hoạt ý nghĩa và vui tươi như cái tên của nó vậy. Khi nhảy cùng các bạn, em được truyền cảm hứng rất nhiều, em thấy được sự đoàn kết của lớp mình trong đó. Hi vọng sẽ được tham gia thêm nhiều hoạt động câu lạc bộ bổ ích như thế này nữa”, em Thương, học sinh trường THCS Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ cảm nhận.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ câu lạc bộ và các hoạt động thường niên tại trường lớp, Dự án “Lớp học vui/Hope in Class” đã góp phần xây dựng môi trường an toàn, đáng tin cậy, nơi vun đắp cho trẻ em tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, dưới sự dẫn dắt của thầy cô giáo. Chính từ thời gian cùng sinh hoạt có ý nghĩa như thế này mà sự kết nối giữa trẻ em và thầy cô giáo trở nên bền chặt và khăng khít hơn.
“Trường học của em nằm trên con đường thẳng tắp giữa hai hàng xà cừ rất đẹp. Ở nơi đây, thầy trò chúng em luôn vui vẻ, hòa đồng với nhau trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thường niên của dự án. Từ những hoạt động của dự án mà em đã có thêm bài học kinh nghiệm và được hướng dẫn về cách phòng trách bạo lực học đường thông qua các hoạt động về giá trị sống và kỹ năng sống, chúng em được thực hành các tình huống dự án thực tế và được trải nghiệm rất nhiều”, học sinh Ánh Thoa, trường THCS Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.
Cùng với những can thiệp, hỗ trợ hướng tới các nhóm đối tượng mục tiêu trong suốt thời gian triển khai Dự án, World Vision Việt Nam cũng tài liệu hóa các kiến thức cơ bản và cần thiết về nuôi dạy trẻ em – tập trung vào giá trị sống và kỹ năng sống – để trang bị cho các bậc cha mẹ/người chăm sóc trẻ và thầy cô giáo các công cụ cần thiết để đồng hành và dẫn dắt trẻ trong quá trình khôn lớn và trưởng thành.
“Với sứ mệnh và tầm nhìn nêu trên, chúng tôi luôn mong muốn nhận được sự ủng hộ và đóng góp từ các nhà hảo tâm, từ những nhà vận động chính sách, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong công cuộc xây dựng một tương lai giàu đẹp cho các em nhỏ – những mầm xanh của tổ quốc để các em được sống trong yên bình và yêu thương”, bà Thân Thị Hà, Giám đốc vận hành các chương trình, Tổ chức World Vision Việt Nam phát biểu.
“Khi trẻ được lớn lên trong môi trường yêu thương, lành mạnh, cả trong gia đình và trường học, các em sẽ phát triển toàn diện hơn, sẵn sàng đón nhận nhiều cơ hội rộng mở, từ đó phát huy hết các tiềm năng của bản thân và trở thành những nhân tố thay đổi tích cực trong xã hội”, ông Yeo Sung Il, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina một lần nữa nhấn mạnh tại sự kiện tổng kết Dự án.
Là một phần của Sáng kiến 5 năm về “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học” do tổ chức World Vision Việt Nam khởi xướng năm 2017, Dự án “Lớp học vui/Hope in Class” hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức và kêu gọi từng thành viên trong cộng đồng góp sức xây dựng một môi trường sống lành mạnh, an toàn, đảm bảo an sinh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất.
Tài liệu GD địa phương TP.Hải Phòng chậm ban hành gây khó sắp xếp thời khóa biểu
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 chậm ban hành gây khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu và khiến giáo viên lo lắng khi giảng dạy.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, Sở đã gửi bản PDF của cuốn sách tới các nhà trường. Trong ngày 13/9, các trường trung học cơ sở đã nhận được sách dưới dạng bản PDF.
Cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 mới được gửi tới các nhà trường ở dạng PDF (Ảnh: Lã Tiến)
Trước khi cuốn tài liệu được ban hành, một số giáo viên được phân công dạy nội dung Giáo dục địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc, năm học mới đã bắt đầu song các nhà trường chưa nhận được tài liệu Giáo dục địa phương để phục vụ giảng dạy.
Theo một giáo viên dạy Ngữ văn lớp 7 tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng), việc biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 thành phố Hải Phòng đã được lên ý tưởng và viết sách từ năm học trước.
Tuy nhiên, năm học mới bắt đầu được hơn một tuần mà giáo viên chưa nhận được cuốn tài liệu này.
"Việc chậm ban hành cuốn tài liệu đã gây khó khăn cho các nhà trường trong việc phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
Điều đáng nói là, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 tích hợp 4 môn học khác nhau: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân nên các nhà trường rất khó phân công giáo viên dạy môn này.
Nếu giáo viên được phân công giảng dạy nội dung Giáo dục địa phương không đúng chuyên môn thì phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án giảng dạy, trong khi đó, học sinh đã học tập được hơn 1 tuần mà các trường chưa có tài liệu", giáo viên xin giấu tên chia sẻ.
Theo một số giáo viên ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), các trường trung học cơ sở tại huyện này cũng đã sắp xếp xong thời khóa biểu.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương nên các nhà trường đã bố trí giáo viên dạy môn khác thay thế. Sau khi tài liệu Giáo dục địa phương được ban hành thì nhà trường sẽ bố trí giáo viên dạy bù.
Trao đổi với phóng viên, một hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại nội thành Hải Phòng cho biết, theo quy định, Giáo dục địa phương là bắt buộc với thời lượng 1 tiết/tuần.
Chính vì thế, nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu và phân công giáo viên dạy Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân để dạy môn đó.
Tuy nhiên, tuần học đầu tiên, do chưa có cuốn tài liệu Giáo dục địa phương, nên nhà trường đã linh hoạt bằng việc phân công các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em học sinh sinh hoạt tập thể, rèn nền nếp theo quy định của nhà trường.
Trong ngày 13/9, nhiều giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 đã phản hồi lại với phóng viên rằng, họ đã nhận được sách bản PDF.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 nên các giáo viên Hải Phòng lo lắng trong việc sắp xếp giảng dạy môn học này (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Thu Hà - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng) xác nhận, đầu tuần này (thứ 2 ngày 12/9 - PV) Bộ Giáo dục và Đào tạo mới thẩm định xong tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7.
Theo bà Hà, trước đó Phòng Giáo dục trung học đã trao đổi với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện về việc nhiều tỉnh, thành phố cũng trong tình trạng sách giáo dục địa phương chậm được phê duyệt.
Do đó, Phòng Giáo dục trung học đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện chỉ đạo các nhà trường linh động trong việc phân công giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương.
Sau khi cuốn tài liệu được phê duyệt, Sở đã chuyển sách bản PDF xuống các nhà trường và các trường sẽ chuyển tới tay giáo viên, học sinh. Còn việc in ấn sách và phát hành sách sẽ được thực hiện sau đó.
Nhà giáo dục nổi tiếng châu Á chia sẻ: 4 cách đơn giản giúp trẻ tự tin Đây là những lưu ý để giúp trẻ trở nên tự tin, dũng cảm trước cuộc sống. Người ta thường nói: Chỉ cần tự tin sẽ giành được 50% thành công. Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin...