WikiLeaks nói Mỹ dùng Hồ sơ Panama để hạ Tổng thống Putin
Chính phủ Mỹ và tỉ phú George Soros là những người giật dây khơi ra Hồ sơ Panama, nhằm mục đích bêu xấu Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo tổ chức WikiLeaks.
Truyền thông Nga và WikiLeaks tin rằng người Mỹ đứng sau giật dây vụ Hồ sơ Panama nhằm bôi nhọ Tổng thống Putin – Ảnh: AFP
Trên trang Twitter của mình hôm 6.4, WikiLeaks khẳng định các thông tin rò rỉ từ Hồ sơ Panama là một cuộc tấn công nhằm vào Tổng thống Putin, do Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức ( OCCRP) dàn dựng, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và ông trùm đầu cơ tài chính George Soros.
“Cuộc tấn công nhắm vào ông Putin đã được OCCRP (hoạt động tại Nga và Liên Xô trước đây) chuẩn bị, và được USAID cũng như quỹ Soros tài trợ. OCCRP đã làm một công việc tốt, nhưng việc chính phủ Mỹ trực tiếp tài trợ cho cuộc tấn công vào ông Putin với “hồ sơ Panama” đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trung thực của nó”, hãng tin Nga Sputnik ngày 7.4 dẫn tuyên bố của WikiLeaks.
Vụ Hồ sơ Panama đang là tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế kể từ lúc nó được đưa ra vào ngày 4.4. Nhiều chính trị gia và nhân vật nổi tiếng đã bị nghi ngờ rửa tiền, thông qua dữ liệu của hồ sơ này.
Các cuộc làm ăn, tài sản, công ty “ma” được đề cập trong Hồ sơ Panama không chỉ đích danh Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng cáo buộc 2 tỉ USD thuộc về Sergey Roldugin, một người bạn thân của ông Putin. Ngoài ra, các cáo buộc này cũng không dính tới những tên tuổi lớn ở Mỹ.
Đài Press TV (Iran) ngày 7.4 dẫn lời phát ngôn viên của WikiLeaks đồng thời là nhà báo điều tra người Iceland, ông Kristinn Hrafnsson cho rằng việc báo cáo thiếu vắng các công ty, nhân vật lớn của Mỹ không khiến WikiLeaks ngạc nhiên.
“Có vẻ nó mang một chút thiên vị, ít nhất từ lợi ích của Mỹ. Luôn có khả năng không liên quan tới sự thiên vị trên báo chí, nhưng riêng đống tài liệu này (Hồ sơ Panama) đã thiên vị rồi”, ông Hrafnsson nói.
Bản thân WikiLeaks cũng là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên đăng tải những thông tin bí mật, trong đó từng nổi tiếng với việc khơi ra các bí mật ngoại giao của Mỹ. Và vì vụ việc này mà chủ nhân của Wikileaks là ông Julian Assange phảixin tị nạn ở toà đại sứ Ecuador tại London để tránh bị bắt giữ giao cho Thuỵ Điển (cáo buộc cưỡng dâm) và Mỹ.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Video đang HOT
6 câu hỏi về 'Hồ sơ Panama'
Vào ngày chủ nhật, một loạt hãng tin cùng hé lộ tài liệu rò rỉ của một công ty luật ở Panama, cáo buộc nhiều người có ảnh hưởng trên thế giới dùng các công ty nước ngoài che giấu tài sản hoặc trốn thuế.
Hàng chục ngàn người Iceland biểu tình đòi thủ tướng nước này từ chức vì có tên trong tài liệu Panama. Ảnh: Reuters
Theo công bố của các hãng tin, tài liệu có tên "Hồ sơ Panama" nêu tên các chính trị gia thế giới, các lãnh đạo doanh nghiệp, người nổi tiếng trong các giao dịch tài chính dường như là không hợp pháp, làm dấy lên lo ngại về tình trạng tham nhũng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người có tên trong tài liệu rò rỉ ngay lập tức phủ nhận cáo buộc họ vi phạm luật.
Hồ sơ Panama là gì?
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu, hoặc 2,6 terabyte dữ liệu được một nguồn tin giấu tên cung cấp cho tờ báo Đức Sddeutsche Zeitung hơn một năm trước. Thông tin được lấy từ công ty Mossack Fonseca, hãng luật lớn thứ tư thế giới.
Tờ Sddeutsche Zeitung sau khi nhận được tài liệu đã chia sẻ với Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một tổ chức phi chính phủ, cùng hơn 100 tờ báo và 400 phóng viên tại 80 quốc gia. Sueddeutsche Zeitung cho biết trong 11,5 triệu tài liệu có 4,8 triệu email.
Công ty luật của Panama hoạt động tại 42 quốc gia trên toàn thế giới với đội ngũ nhân lực khoảng 600 người. Họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực tài chính, có quan hệ hợp tác với nhiều tập đoàn lớn như Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS, Commerzbank và Nordea. Công ty này hiện đã "góp tay" trong hoạt động của 300.000 công ty nhỏ khác, chủ yếu ở các khu vực được ưu đãi thuế.
Những cáo buộc nghiêm trọng nhất?
215.000 công ty vỏ bọc nước ngoài và 14.153 khách hàng có mối liên hệ với Mossack Foseca. 143 chính trị gia, trong đó có 12 lãnh đạo chính trị cấp cao, cùng gia đình và phụ tá thân cận của họ, bị cáo buộc dùng các công ty vỏ bọc để trốn thuế, che giấu số tài sản khổng lồ.
Danh sách các chính trị gia, người nổi tiếng có mặt trong Hồ sơ Panama gồm: Tổng thống Argentina Mauricio Macri, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Vua Saudi Arabia Salman; cựu vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani và cựu thủ tướng Hamad bin Jassim bin Jaber al-Thani; ngôi sao bóng đá người Argentina Lionel Messi.
Bạn bè Tổng thống Putin cũng bị cáo buộc trốn thuế trong Hồ sơ Panama. Ảnh chụp chuyến thăm của ông Putin tới Ngôi nhà âm nhạc ở St Petersburg cùng với Roldugin (trái) năm 2009. Ảnh: Sputnik
Nghệ sỹ cello Sergei Roldugin, bạn của Tổng thống Nga Putin cũng có mặt trong tài liệu. Ông được Guardian mô tả là nhân vật trung tâm của kế hoạch trị giá 2 tỷ USD, "trong đó đó tiền của các ngân hàng nhà nước Nga được giấu ở nước ngoài".
Khách hàng của Mossack Fonseca cũng bao gồm các phụ tá thân cận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, theo BBC. Ngoài ra, còn có 8 thành viên cả đương chức lẫn cựu lãnh đạo thuộc Bộ Chính trị Trung Quốc và Ian Cameron - người cha đã qua đời năm 2010 của đương kim Thủ tướng Anh David Cameron.
Ông Ian Cameron điều hành một quỹ đầu tư nước ngoài, nhưng nhờ công ty luật Mossack Fonseca mà đã né được thuế ở Anh, theo Guardian.
Có người Mỹ nào bị điểm mặt?
Khoảng 3.500 người có cổ phần trong các công ty nước ngoài cung cấp cho công ty luật Mossack Fonseca địa chỉ ở Mỹ, nhưng tờ New York Times cho rằng điều này không có nghĩa họ là công dân Mỹ. Theo McClatchy, ít nhất 200 người có hộ chiếu Mỹ có tên trong tài liệu, với nhiều người đã về hưu, sử dụng công ty ở nước ngoài để mua bất động sản tại Mỹ Latinh.
Gần 3.100 công ty hợp tác với công ty luật được McClatchy gọi là "chuyên gia nước ngoài" sống ở Mỹ.
Nhưng chưa rõ có bao nhiêu công dân Mỹ có tên trong những cáo buộc mà các hãng tin đưa ra. Cho đến nay các tài liệu không liên hệ các chính trị gia hay những người có ảnh hưởng ở Mỹ với Massack Fonseca.
Một lý do khiến ít người Mỹ có tên trong tài liệu rò rỉ có lẽ bởi việc thành lập công ty bình phong ở Mỹ rất dễ. James Henry, chuyên gia kinh tế và cố vấn cấp cao của mạng Tư pháp thuế Mỹ, cho rằng "người Mỹ không cần đi đến Panama".
"Về cơ bản, chúng ta cũng có một ngành công nghiệp tạo ra các công ty vỏ bọc để ẩn trốn một cách bí mật", ông Henry nói.
Hồ sơ Panama có cung cấp bằng chứng tội phạm?
Điều này không rõ ràng. Tuy nhiên, một số nước đã bắt đầu điều tra về thông tin có trong tài liệu bị rò rỉ. Đó là Mỹ, Pháp, Đức, Australia, Áo, Thụy Điển và Hà Lan.
Việc đầu tư vào một công ty nước ngoài, thường không phải là việc bất hợp pháp. Dù vậy, cách sử dụng vốn đầu tư có thể bị biến tướng để trốn thuế và rửa tiền.
ICIJ cho rằng nhiều hãng luật, ngân hàng và cầu thủ ngoại quốc thường không tuân thủ các quy định luật pháp, được thiết kế nhằm đảm bảo họ không tham gia vào các doanh nghiệp phi pháp, trốn thuế hoặc tham nhũng chính trị. Theo tài liệu Panama, ICIJ phát hiện 33 cá nhân và công ty nằm trong danh sách đen của Mỹ do có hoạt động làm ăn với các tay trùm ma túy ở Mexico, các tổ chức mà Washington coi là khủng bố như nhóm chiến binh Hezbollah và các nước bị cấm vận như Iran, Triều Tiên.
Mossack Fonseca nói gì?
Trong tuyên bố dài trên Guardian, công ty Mossack Fonseca bảo vệ cho hoạt động của mình và dường như đe dọa sử dụng "hành động pháp lý" với các cơ quan truyền thông đăng tải Hồ sơ Panama.
Công ty này khẳng định luôn "tuân thủ tốt nhất các giao thức quốc tế" để đảm bảo các công ty có liên kết không bị biến thành công cụ cho những hành động bất hợp pháp. Mossack Fonseca nói các tờ báo đã sử dụng tài liệu do "xâm nhập trái phép mà có được".
"Sử dụng thông tin/tài liệu thu được một cách trái phép là hành động bất hợp pháp. Chúng tôi sẵn sàng theo đuổi các biện pháp hình sự và dân sự có thể trong sự việc này", Carlos Sousa, phát ngôn viên của công ty, tuyên bố.
Hậu quả?
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải từ chức sau khi hàng nghìn người biểu tình hôm 3/4 tập trung trước quốc hội Iceland ở thủ đô Reykjavik và phe đối lập trong chính phủ đang lên kế hoạch tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông.
Ông Gunnlaugsson trước đó nhấn mạnh sẽ không từ chức cũng như khẳng định không che giấu tài sản hay trốn thuế. Tài liêu rò rỉ cho rằng ông thành lập một công ty nước ngoài ở British Virgin Islands cùng với một đối tác mà sau này ông cưới làm vợ. Sau đó ông bán cổ phần của mình trong công ty cho vợ với giá 1 USD ngay trước khi luật mới, yêu cầu ông kê khai tài sản để tránh xung đột lợi ích, có hiệu lực.
Nhiều người có tên trong tài liệu rò rỉ cũng khẳng định không làm gì sai. Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố đây là hành động nhằm bôi nhọ lãnh đạo, gây bất ổn với Nga. Vợ của ông Peskov cũng có tên trong tài liệu là người sở hữu một công ty ở nước ngoài.
Một số nước như Australia, New Zealand và Anh tuyên bố cơ quan thuế của họ đã sẵn sàng vào cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng tới các cá nhân, việc công bố Hồ sơ Panama có thể dẫn tới xóa bỏ "thiên đường thuế" Panama.
Panama cùng Bahrain, Nauru và Vanuatu là bốn quốc gia từ chối tham gia quy tắc minh bạch hóa tài chính toàn cầu. Tài liệu bị rò rỉ sẽ biến Panama thành tâm điểm chỉ trích khi từ chối trao đổi tự động các dữ liệu thuế với các nước khác, và cũng gây áp lực lên các doanh nghiệp chân chính xem liệu họ có nên tiếp tục hợp tác quốc gia này.
Văn Việt
Theo VNE
Giám đốc điều hành ngân hàng Áo mất chức vì Hồ sơ Panama Giám đốc điều hành ngân hàng Hypo Landesbank Voralberg của Áo bất ngờ từ chức sau khi tên ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama, vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất lịch sử liên quan đến trốn thuế. Biểu tượng ngân hàng Hypo Landesbank Vorarlberg phía ngoài một chi nhánh ở Vienna, Áo. Ảnh: Reuters. Michael Grahammer, giám đốc điều hành Hypo...