WHO: Việt Nam cần đi trước diễn biến dịch bệnh một bước
Các chiến lược chống dịch của Việt Nam đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, để có thể đạt được “mục tiêu kép”, WHO khuyến cáo chúng ta vẫn cần phải có những bước đi thật thận trọng.
Ngày 27/4, Việt Nam phát hiện một ca dương tính SARS-CoV-2 là nam nhân viên Khách sạn Như Nguyệt 2 ở Yên Bái bị lây nhiễm chéo từ chuyên gia Ấn Độ. Sự việc này đã chính thức chấm dứt chuỗi ngày “yên bình” và mở đầu cho làn sóng Covid-19 thứ tư ở nước ta.
Dịch bùng phát mạnh trên cả nước chỉ sau một thời gian ngắn.
Từ đốm lửa đầu tiên này, dịch đã bùng lên dữ dội với hơn 11.000 ca mắc mới, lan rộng 47 tỉnh thành chỉ trong chưa đầy 2 tháng.
Các số liệu thống kê đều cho thấy làn sóng Covid-19 thứ tư là nguy hiểm nhất từ trước đến nay, với tốc độ lây lan nhanh, biến chủng virus nguy hiểm từ Anh và Ấn Độ, nhiều bệnh viện và khu công nghiệp trở thành mục tiêu tấn công.
Đối mặt với “sóng thần” Covid-19, Việt Nam đã chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công”, các lực lượng tuyến đầu đã dốc toàn lực “chạy đua” với dịch bệnh để phân tích, phát hiện nhanh, khoanh vùng nhanh, nhằm hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng. Hiện cả nước cũng đang thần tốc triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Dân trí đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với TS Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, để đưa đến Quý độc giả bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống Covid-19 mùa 4 của nước ta, qua góc nhìn quốc tế.
Bệnh viện bị tấn công, khu công nghiệp thành điểm nóng
PV: Việt Nam đang đối mặt với làn sóng mới của đại dịch Covid-19. Đợt bùng phát này chủ yếu gây ra bởi chủng virus của Anh và Ấn Độ. Thêm vào đó, dịch bệnh đã tấn công mạnh vào các khu công nghiệp. WHO có nhận định như thế nào về sự phức tạp của đợt dịch lần này ở Việt Nam?
TS Kidong Park: Đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn nhiều so với những gì mà Việt Nam đã đối mặt trong năm trước và hiện tại dịch bệnh vẫn đang tiến triển với tốc độ rất nhanh. Chúng ta đã thấy có nhiều ổ dịch trong các bệnh viện, trong cộng đồng và đặc biệt là trong các khu công nghiệp lớn. Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng, tốc độ lây truyền cao hơn rất nhiều ở trong các cơ sở khác nhau.
TS Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.
- Không chỉ ở trong nước, tình hình dịch Covid-19 trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt ở các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Campuchia, Malaysia số ca mắc mới vẫn ở mức cao. WHO có khuyến cáo nào để Việt Nam có thể kiểm soát tốt được dịch Covid-19 thâm nhập từ bên ngoài vào?
Video đang HOT
- Việc số ca mắc mới vẫn đang tăng nhanh ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang nhắc nhở chúng ta rằng, Covid-19 vẫn là một mối đe dọa hiện hữu và rằng đại dịch sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn ở bất cứ khu vực nào cho đến khi nó chấm dứt ở quy mô toàn cầu.
WHO tiếp tục khuyến cáo áp dụng quyết liệt các biện pháp y tế công cộng kết hợp với tiêm vắc xin nhằm chấm dứt sự lây truyền càng nhanh càng tốt. Sự kết hợp này mang yếu tố quyết định trong việc giảm nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Việt Nam cần đi trước diễn biến dịch bệnh một bước
- Vậy WHO có nhận định như thế nào về chiến lược chống dịch mà Việt Nam đang triển khai?
- Việt Nam đã lựa chọn giải pháp khoanh vùng gọn nhất có thể các khu vực phong tỏa. Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn triển khai quyết liệt các biện pháp y tế công cộng, bao gồm cả hạn chế tụ tập nơi công cộng.
Các bạn đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát bùng phát dịch, bằng việc áp dụng các biện pháp và chiến lược mà theo chúng tôi biết là có hiệu quả.
- Việt Nam đang có những biện pháp để dần khôi phục trở lại hoạt động của các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần chú ý điều gì để Covid-19 không bùng phát trở lại ở những “điểm nóng” này?
Theo đại diện WHO, trong các ổ dịch tại khu công nghiệp cần phải có các chiến lược linh hoạt và đi trước dịch một bước.
- Trong các ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp, cần có các chiến lược linh hoạt và chủ động đi trước diễn biến dịch bệnh một bước, thông qua việc áp dụng triệt để các biện pháp như truy vết nhanh chóng và quyết liệt, xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng để phát hiện sớm các ca bệnh, khoanh vùng cách ly, giãn cách và truyền thông chủ động cho công chúng. Những biện pháp này đã cho thấy hiệu quả trong thời gian trước và hiện vẫn còn nguyên giá trị.
Cần thận trọng để đạt được mục tiêu kép
- Đâu là yếu tố then chốt để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, thưa ông?
Theo TS Kidong Park, Việt Nam cần thận trọng để đạt được mục tiêu kép.
- Mục tiêu kép nhằm vừa khôi phục, phát triển kinh tế vừa kiểm soát dịch bệnh cần phải được cân đối một cách thận trọng, sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào nguy cơ. Cùng với đó, các biện pháp kiểm soát y tế nên được điều chỉnh linh hoạt theo đánh giá nguy cơ về diễn biến của dịch bệnh.
- WHO có nhận định như thế nào về giá trị của vắc xin trong cuộc chiến với Covid-19?
- Vắc xin là một công cụ quan trọng trong chiến lược chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, với thách thức lớn về nguồn cung và sự phân phối vắc xin, vẫn cần một thời gian nữa để có đủ số lượng người được chủng ngừa nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng và có tác động lên sự lây lan của virus.
- Việt Nam đặt mục tiêu có đủ 150 triệu liều vắc xin Covid-19 cho nhóm dân số có chỉ định tiêm vắc xin trong năm 2021. Trong tương lai, khi đã đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19 thông qua tiêm chủng, Việt Nam cần lưu ý điều gì để có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường?
- Vì những lý do mà tôi đã đề cập ở trên, cùng với tiêm vắc xin, mọi người cần tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát y tế công cộng để làm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan, điển hình là khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
- Xin cảm ơn ông!
Vắc xin COVID-19 Sinopharm: Khuyến nghị tạm thời của WHO
Gần đây, các chuyên gia thuộc Nhóm tư vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới về Tiêm chủng (SAGE) đã ban hành một khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vắc xin COVID-19 BIBP được phát triển bởi Sinopharm CNBG.
Ai nên tiêm phòng trước?
Do nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 có hạn, các nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người lớn tuổi nên được ưu tiên tiêm vắc xin trước.
Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin Sinopharm cho tphụ nữ manghai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp thông tin về các nguy cơ của COVID-19 trong thai kỳ; những lợi ích của việc tiêm vắc xin trong bối cảnh dịch tễ học tại địa phương; và những hạn chế hiện tại của dữ liệu an toàn ở phụ nữ có thai. WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm chủng; không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin.
Vắc xin này không được khuyến cáo cho những người dưới 18 tuổi, trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu sâu hơn ở nhóm tuổi đó.
Đối tượng khác có thể tiêm vắc xin Sinopharm?
Những người đã mắc COVID-19 có thể tiêm vắc xin này. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp vắc-xin hạn chế, mà việc tái nhiễm có triệu chứng lại không phổ biến ở những người từng mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, do đó những người này có thể trì hoãn việc tiêm chủng. Trừ khi, tại địa phương có bằng chứng về các biến thể của COVID-19 thoát khỏi miễn dịch đang lưu hành, thì việc chủng ngừa sớm hơn ( 6 tháng) sau khi nhiễm bệnh nên được khuyến khích.
Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.
Những người sống chung với vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn. Tuy đối tượng này không được đưa vào thử nghiệm nhưng vẫn thuộc nhóm được khuyến cáo tiêm chủng. Tuy nhiên, họ cần được tư vấn đầy đủ để đánh giá rủi ro cũng như lợi ích cá nhân.
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin mà không cần ngừng cho con bú
Ai không được tiêm vắc xin?
Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Sinopharm không nên tiêm.
Bất kỳ ai có thân nhiệt trên 38,5C nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt.
So sánh vắc xin Sinopharm với các vắc xin khác?
Không thể so sánh giữa các loại vắc xin do các phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung, các vắc xin đã được đưa vào Danh sách Sử dụng Khẩn cấp của WHO đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do COVID-19 .
Vắc xin Sinopharm có an toàn không?
SAGE đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin và khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Dữ liệu an toàn được giới hạn cho những người trên 60 tuổi (do số lượng nhỏ người tham gia thử nghiệm lâm sàng). Mặc dù không có sự khác biệt về hồ sơ an toàn của vắc xin ở người lớn tuổi so với nhóm tuổi trẻ hơn, các quốc gia đang cân nhắc sử dụng vắc xin Sinopharm ở những người trên 60 tuổi nên duy trì giám sát an toàn tích cực.
Vắc xin có hiệu quả như thế nào?
Hiệu quả của vắc xin đối với ngăn ngừa nhập viện là 79%
Thử nghiệm vắc xin Sinopharm ở nhiều quốc gia trong Giai đoạn 3 đã cho thấy, với 2 liều vắc xin được tiêm cách nhau 21 ngày, hiệu quả chống lại COVID-19 có triệu chứng là 79% sau 14 ngày kể từ lần tiêm thứ hai. Hiệu quả của vắc xin đối với ngăn ngừa nhập viện là 79%.
Không có thử nghiệm nào được thiết kế để cung cấp bằng chứng về hiệu quả của vắc xin COVID-19 Sinopharm chống lại bệnh COVID-19 thể nặng ở những người mắc bệnh nền, đang mang thai hoặc ở những người từ 60 tuổi trở lên. Trong thử nghiệm đã tiến hành cũng không có phụ nữ. Ngoài ra, hai thử nghiệm hiệu quả vắc xin khác đang được tiến hành nhưng vẫn chưa có báo cáo dữ liệu.
Vắc xin này có chống lại được các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 không?
Vắc xin COVID-19 Sinopharm vẫn chưa được đánh giá trong bối cảnh các biến thể đáng lo ngại lưu hành rộng rãi. Hiện tại SAGE khuyến nghị sử dụng vắc xin này, theo Lộ trình Ưu tiên của WHO. Khi có dữ liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến nghị cho phù hợp.
Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO. Ngày 3/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
Lô vaccine Covid-19 thứ ba từ Covax có thể về Việt Nam trong tháng 7 Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam cho hay đợt vaccine Covid chuyển cho các quốc gia thông qua cơ chế Covax đang được WHO xem xét phê duyệt, dự kiến cung ứng trong tháng 7. Việt Nam là một trong những nước tiếp nhận vaccine qua Covax. Bà Rana Flowers chia sẻ điều này trong cuộc làm việc với Bộ...