WHO nhận gần 1 tỷ USD tài trợ mới
Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã nhận được gần 700 triệu USD cam kết tài trợ mới, cùng 300 triệu USD tái cam kết từ các quốc gia và tổ chức tại hội nghị tài chính tổ chức tại Berlin (Đức).
Khoản hỗ trợ này mang lại động lực lớn cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu của WHO.
Biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguồn tài trợ này nằm trong khuôn khổ cơ chế tài chính mới được WHO khởi động từ tháng 5 vừa qua, với mục tiêu huy động hàng tỷ USD cho ngân sách đến năm 2028. Cơ chế mới giúp tổ chức này triển khai nguồn lực nhanh hơn và linh hoạt hơn, từ đó gia tăng khả năng cứu sống nhiều sinh mạng trong các tình huống khẩn cấp.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Chúng tôi hiểu rằng lời kêu gọi này được đưa ra vào thời điểm các quốc gia phải giải quyết nhiều ưu tiên trong khi nguồn lực hạn hẹp. Tôi kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các đối tác cùng chung tay. Mọi đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều quý báu”.
Tại hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết tài trợ gần 400 triệu USD trong vòng 4 năm tới, trong đó có hơn 260 triệu USD từ các khoản đóng góp tự nguyện mới. Ông Scholz khẳng định: “Những hoạt động của WHO mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta”. Ông đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một nguồn tài chính bền vững, giúp WHO chủ động lập kế hoạch dài hạn và ứng phó linh hoạt với các thách thức y tế.
Ngoài Đức, nhiều quốc gia và tổ chức khác cũng đưa ra cam kết tài trợ, bao gồm 16 quốc gia châu Phi. Những đóng góp này không chỉ là sự hỗ trợ tài chính mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong việc đối phó với các khủng hoảng y tế toàn cầu.
Cho đến nay, WHO chủ yếu dựa vào cam kết tài trợ từ 194 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này thường bị ràng buộc vào những dự án cụ thể, với nhiều điều kiện và thời hạn ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai dài hạn.
Cơ chế tài chính mới của WHO đặt mục tiêu huy động 7 tỷ USD trong tổng ngân sách 11,1 tỷ USD cho giai đoạn 2024-2028, giúp tổ chức này có thêm nguồn lực để đối phó hiệu quả với các khủng hoảng.
WHO dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi đóng góp thêm tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào tháng 11 tới tại Brazil, mở ra cơ hội mới để củng cố tài chính và đảm bảo khả năng phản ứng nhanh trong tương lai.
WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vụ nổ liên quan đến thiết bị liên lạc như bộ đàm và máy nhắn tin ở Lebanon trong những ngày gần đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế của quốc gia này.
Xe cứu thương đến chở người bị thương đi điều trị trong vụ việc các máy nhắn tin phát nổ ở Beirut, Lebanon, ngày 17/9/2024. (Ảnh: Reuters)
Trong buổi họp báo ngày 19/9, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus dẫn số liệu từ các cơ quan y tế Lebanon cho biết, các vụ nổ này đã khiến 37 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Các vụ nổ xảy ra tại những khu vực được coi là thành trì của nhóm vũ trang Hezbollah.
"Sự việc này đã làm trầm trọng thêm tình trạng của hệ thống y tế vốn đã mong manh của Lebanon", ông Tedros nhấn mạnh, đồng thời cho biết WHO đã phân phối máu và các bộ dụng cụ cấp cứu đến hỗ trợ tại Lebanon.
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.
Đại diện của WHO tại Lebanon, bác sĩ Abdinasir Abubakar thông tin thêm, có tới 100 bệnh viện đã tham gia vào công tác cứu hộ và điều trị các nạn nhân.
Nhờ các cuộc diễn tập ứng phó khẩn cấp trước đó và việc dự trữ sẵn các nguồn cung cấp y tế, các bác sĩ và y tá đã được chuẩn bị tốt, giúp hạn chế số lượng thương vong.
Dự báo về dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, các đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi có thể sẽ kết thúc trong 6 tháng. Nhân viên y tế kiểm tra một ca mắc đậu mùa khỉ ở tỉnh Bắc Kivu, Congo. Ảnh: Reuters Cho đến nay, châu Phi chỉ nhận được một phần nhỏ lượng vắc xin...