WHO: Nên xét nghiệm COVID-19 trong trường học
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2-7 nói nên xét nghiệm COVID-19 trong trường học ngay cả khi chưa phát hiện trường hợp nào, để tránh các tác hại của việc học từ xa.
Học sinh trường trung học Freiherr-vom-Stein đọc sách về COVID-19 ở thành phố Bonn (Đức), ngày 2-7 – Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, trước đây việc khám sàng lọc chỉ được khuyến nghị khi có ca nghi nhiễm COVID-19, nhưng WHO hiện cho rằng nên xét nghiệm PCR ngay cả khi học sinh và nhân sự trong trường học không có triệu chứng.
“Những tháng mùa hè là cơ hội quý giá để chính phủ đưa ra biện pháp phù hợp giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tránh đóng cửa trường học”, ông Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của WHO cho biết.
Ông Kluge cho biết thêm rằng việc đóng cửa trường học “như chúng ta đã thấy, tác động xấu đến giáo dục, xã hội và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên”.
Ông Kluge đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia trong khu vực châu Âu của WHO giải quyết tỉ lệ bỏ học và ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến việc học từ xa. “Chúng ta không thể để đại dịch cướp đi giáo dục và sự phát triển của trẻ em”.
Video đang HOT
Khu vực châu Âu của WHO trải dài trên 53 quốc gia và cùng lãnh thổ, bao gồm một số quốc gia ở Trung Á.
Trong ngày 1-7, ông Kluge cho biết các ca bệnh COVID-19 đang gia tăng trở lại ở châu Âu sau hai tháng giảm, đồng thời kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn di chuyển của khán giả tham dự các trận đấu bóng đá Euro 2020.
“Sẽ có một làn sóng dịch mới trong khu vực châu Âu trừ khi chúng ta duy trì quy tắc phòng chống dịch”, ông Kluge nói.
Hoài nghi vai trò WHO trong điều tra nguồn gốc Covid-19
Nhiều chuyên gia cho rằng WHO không có nhiệm vụ và cũng không nên tham gia điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Trong lúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vạch kế hoạch cho giai đoạn điều tra tiếp theo về nguồn gốc Covid-19, ngày càng nhiều nhà khoa học cho rằng căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cuộc điều tra của cơ quan này không thể tìm ra câu trả lời đáng tin cậy.
Cuộc điều tra giai đoạn một giữa WHO và Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19 bắt đầu hồi tháng 3 đã kết luận virus có thể lây từ động vật sang người, trong khi khả năng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Giai đoạn điều tra tiếp theo có thể xem xét những ca nhiễm trên người đầu tiên, hoặc xác định chính xác loài vật khiến virus lây sang người, có thể là dơi hoặc loài trung gian khác.
Peter Ben Embarek, chuyên gia của WHO, cầm sơ đồ giới thiệu đường lây truyền virus trong cuộc họp báo kết thúc điều tra của phái bộ WHO tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 9/2. Ảnh: AP.
Nhưng ý tưởng rằng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm gần đây ngày càng thu hút sự chú ý, sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho tình báo Mỹ đánh giá khả năng này và công bố báo cáo trong vòng 90 ngày.
Hồi đầu tháng, tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO, cho hay cơ quan này đang hoàn thiện kế hoạch điều tra giai đoạn hai, và do WHO làm việc theo cách "thuyết phục" nên tổ chức này không đủ thẩm quyền buộc Trung Quốc hợp tác.
Một số người cho rằng đây là lý do khiến cuộc điều tra do WHO dẫn đầu chắc chắn thất bại.
"Chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc nếu dựa vào WHO", Lawrence Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác WHO về Nhân quyền và Luật Y tế Công tại Đại học Georgetown, nói. "Trong hơn một năm rưỡi, họ bị Trung Quốc ngăn cản và hiển nhiên họ sẽ không bao giờ đi được tới tận cùng vấn đề".
Gostin cho rằng Mỹ và những quốc gia khác có thể tìm cách kết nối thông tin tình báo, sửa đổi luật quốc tế để trao cho WHO thẩm quyền cần thiết hoặc xây dựng một tổ chức mới để tiến hành cuộc điều tra.
Giai đoạn đầu cuộc điều tra do WHO dẫn đầu đòi hỏi Trung Quốc cấp phép cho nhóm chuyên gia quốc tế và phê chuẩn toàn bộ chương trình làm việc của họ, cũng như báo cáo kết luận mà nhóm đưa ra.
Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers, gọi đây là "trò hề", nói rằng việc xác định virus lây từ động vật sang người hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm không chỉ là câu hỏi khoa học mà còn chứa đựng các yếu tố chính trị nằm ngoài khả năng chuyên môn của WHO.
Virus có gene gần nhất với Covid-19 từng được phát hiện trong đợt bùng dịch năm 2012, khi 6 thợ mỏ bị viêm phổi sau tiếp xúc với dơi ở mỏ Mojiang, Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc năm ngoái đã niêm phong khu mỏ, tịch thu mẫu vật và cấm người dân trả lời báo chí.
Trung Quốc ban đầu cố gắng tìm kiếm nguồn gốc nCoV, nhưng bất ngờ rút lui vào đầu năm 2020, sau khi virus lây lan toàn cầu. Một phóng sự điều tra của AP tháng 12 năm ngoái cho thấy Bắc Kinh đã áp đặt nhiều quy định đối với việc công bố nghiên cứu liên quan Covid-19, bao gồm công trình phải được giới chức trung ương xem xét trước khi công bố.
Jamie Metzl, người tham gia nhóm cố vấn của WHO, đã cùng đồng nghiệp đề xuất khả năng để nhóm G7 mở cuộc điều tra khác.
Jeffrey Sachs, giáo sư Đại học Columbia, cho hay Mỹ phải sẵn sàng điều tra các nhà khoa học nước mình và phải thừa nhận họ cũng có thể là nơi Covid-19 khởi phát như Trung Quốc.
"Mỹ tham gia sâu vào nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán", Sachs nói, nhắc tới việc Mỹ tài trợ cho các thí nghiệm gây tranh cãi nhằm tìm kiếm các loài virus trên động vật có khả năng gây bùng phát dịch bệnh. "Ý tưởng chỉ có Trung Quốc sai là một tiền đề không đúng để khởi động cuộc điều tra".
WHO: Không uống thuốc giảm đau, dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên uống thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19 do có thể gây ra tác dụng phụ tiềm ẩn. WHO nhắc lại khuyến cáo này sau những tin đồn thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội châu Âu. WHO cho rằng một số thông tin sai sự...