WHO khuyên Việt Nam ‘thận trọng khi mở cửa trở lại’
Đại diện WHO tại Việt Nam nhận định dịch bệnh còn kéo dài, các nước hết sức cân nhắc khi xem xét, quyết định mở cửa đường biên giới hay nối lại chuyến bay quốc tế.
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, ngày 30/6, Tiến sĩ Kidong Park, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhìn nhận dịch bệnh đã gây sức ép rất lớn đến sức chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Gần đây một số nước đã tính toán đến việc mở cửa trở lại đường biên giới, nối lại đường bay quốc tế để phục hồi kinh tế.
“Tuy nhiên, dịch bệnh còn kéo dài, các nước kể cả Việt Nam, hết sức cân nhắc khi xem xét, quyết định vấn đề mở cửa”, ông Kidong Park nói.
Ông cho biết, cách đây hai tháng WHO đã có cuộc họp về vấn đề mở cửa biên giới và nối lại các chuyến bay quốc tế. Theo đó, để quyết định việc này, các quốc gia cần căn cứ trên 3 yếu tố: Trước hết là dịch bệnh đã được kiểm soát hay chưa (ở cả hai đầu chuyến bay đi – đến); Hệ thống y tế có khả năng ứng phó với việc gia tăng ca nhiễm khi mở lại đường biên và nối lại các chuyến bay quốc tế hay không; Hệ thống giám sát có khả năng phát hiện, truy vết, quản lý các ca bệnh xâm nhập hay không?
Video đang HOT
Nhóm kỹ thuật của WHO đã xây dựng một văn bản hướng dẫn tạm thời để các quốc gia, vùng lãnh thổ cân nhắc trong việc mở cửa lại đường biên, nối lại các đường bay quốc tế. Trong văn bản này, WHO bổ sung thêm hai căn cứ: Việc mở cửa phải dựa trên năng lực giám sát tại cửa khẩu; chỉ ưu tiên những hoạt động đi lại thực sự cần thiết.
Một số chuyên gia quốc tế cũng nhấn mạnh: Một quốc gia kiểm soát được dịch bệnh khi trong 30 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm xuất hiện tại cộng đồng. Theo tiêu chí này, hiện rất ít quốc gia được coi là đã kiểm soát được dịch bệnh trừ một số quốc đảo và một số nước châu Á…
Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo khi xem xét quyết định mở cửa đường biên giới hay nối lại các đường bay quốc tế, các nước cần phải hết sức thận trọng.
Trong đó, phải cân nhắc đến phản ứng của dân chúng ( người dân trong nước có sẵn sàng chấp nhận rủi ro không); năng lực ứng phó của hệ thống y tế; khả năng chịu đựng của nền kinh tế… Các chuyên gia lưu ý phải đầu tư tối đa cho hệ thống y tế để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó; đồng thời cần có đối thoại song phương với quốc gia xem xét mở cửa trở lại biên giới và nối lại đường bay; xem xét mở cửa biên giới từ từ, từng bước, thận trọng…
Về công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng ngành y tế Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm, bởi đây là yếu tố then chốt để ngăn ngừa đại dịch; đồng thời tiếp tục công tác truyền thông để người dân sẵn sàng ứng phó với làn sóng mới của dịch… Các chuyên gia thế giới mong muốn Việt Nam chia sẻ và hợp tác trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng ngừa nCoV.
Đại diện WHO cho biết, hiện trên thế giới đã hình thành Liên minh Nghiên cứu vaccine. Liên minh rất muốn mời Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất. Tham gia liên minh là điều kiện quan trọng để người dân có thể tiếp cận được vaccine trong thời gian sớm nhất có thể (khoảng cuối năm 2021).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua Việt Nam không chỉ sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm nCoV, máy thở 100% “made in Vietnam” đã xuất khẩu đi nhiều nước… Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19, với hai đơn vị nghiên cứu sản xuất. Hiện vaccine đã tiến hành thử nghiệm trên chuột, chất lượng đạt được khá tốt, thời gian tới sẽ thử nghiệm trên linh trưởng và sau đó thử nghiệm trên người.
Ngày 30/6, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV, 75 ngày không xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Số ca nhiễm 355, trong đó 335 người đã khỏi.
Đài Loan điều tra nguy cơ nCoV tái xuất sau hai tháng
Đài Loan cách ly hơn 100 người khi điều tra trường hợp một cô gái Nhật Bản có thể là ca nhiễm nCoV đầu tiên sau hai tháng.
Cô gái Nhật đến Đài Loan với tư cách sinh viên hồi cuối tháng hai. Trung tâm chống dịch của Đài Loan hôm nay cho biết Nhật Bản ngày 23/6 thông báo cô gái dương tính với nCoV sau khi trở về Nhật Bản ngày 20/6, mặc dù cô không có triệu chứng. Đài Loan đã cách ly hơn 100 người tiếp xúc với cô gái tại hòn đảo.
Nhân viên tại một bệnh viện ở Đài Loan hồi tháng hai. Ảnh: CNA.
Quan chức y tế Đài Loan Chen Shih-chung hôm nay nói với các phóng viên ở Đài Bắc rằng không loại trừ khả năng cô gái đã nhiễm virus khi ở Đài Loan nhưng giới chức đang chờ thêm thông tin chi tiết trước khi xác định.
"Đài Loan đã chứng kiến 73 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng chúng tôi vẫn phải nâng cao cảnh giác", ông nói thêm.
Đài Loan đã đóng biên với hầu hết người nước ngoài vào giữa tháng ba và rất thận trọng trong việc mở lại vì lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Các biện pháp phản ứng sớm và hiệu quả của Đài Loan đã giúp hòn đảo kiềm chế được dịch. Họ ghi nhận 446 ca nhiễm và 7 ca tử vong, phần lớn là ca ngoại nhập và đã hồi phục.
Cuộc sống ở Đài Loan gần như đã trở lại bình thường. Giới chức khuyến khích giãn cách xã hội và nhiều người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Trung Quốc đòi Mỹ đưa bằng chứng cho cáo buộc "phá hoại" nghiên cứu vaccine Trung Quốc khẳng định sự minh bạch trong vấn đề đại dịch và lên tiếng chỉ trích những cáo buộc sai trái của phía Mỹ đối với nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tuyên bố, Nghị sĩ Mỹ Rick Scott nên đưa ra bằng chứng cho cáo buộc Trung Quốc phá hoại nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19...