WHO khuyến nghị gì với Việt Nam để đảm bảo an toàn khi mở cửa?
TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng tiêm vắc xin không thể và không nên là yếu tố duy nhất được xem xét để nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều trong hoạt động phòng chống dịch về chiến lược truy vết, xét nghiệm, điều trị… Đặc biệt, Việt Nam đang cố gắng bao phủ diện tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhằm sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Báo Dân trí đã có trao đổi với TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam về vấn đề này:
- Theo ông diễn biến của đợt dịch thứ 4 và sự khốc liệt của nó tại Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới có sự khác biệt như thế nào?
Nhấn để phóng to ảnh
TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam.
- Việt Nam là một trong nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng ca mắc Covid-19. Điều này thể hiện qua số ca mắc, tử vong cao được ghi nhận hàng ngày. Đối với Việt Nam, đợt dịch thứ 4 là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải trải qua từ trước đến nay trên cả nước, đặc biệt là tại TPHCM.
Thách thức lớn nhất là biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh. Nó đã góp phần vào sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca bệnh và đang khiến việc ngăn chặn sự lây lan của virus trở nên khó khăn, ở cả Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Sự gia tăng nhanh chóng về số ca bệnh này khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe phải mở rộng quá mức, vượt quá khả năng được chuẩn bị để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp cho những người cần nó nhất.
Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia là tỷ lệ tiêm vắc xin. Ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp, trung bình, tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 vẫn còn rất thấp, ngay cả đối với liều đầu tiên. Hiện nay, sự gia tăng số ca mắc, số ca tử vong chủ yếu xảy ra ở những người không được tiêm vắc xin ở tất cả các quốc gia.
Bài học từ cách ứng phó với đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng đoàn kết, bình đẳng là cách tiếp cận tốt nhất để chấm dứt đại dịch. Tình trạng khẩn cấp toàn cầu này sẽ không kết thúc cho đến khi và trừ khi việc lây truyền được kiểm soát trong mọi cộng đồng. Dịch sẽ không hết khi ở đâu đó vẫn. Điều này khiến tất cả các quốc gia bắt buộc phải làm việc cùng nhau để hướng tới việc tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19.
Video đang HOT
Nhấn để phóng to ảnh
- Vậy theo ông, nếu đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin 70% dân số (đối tượng là người trên 18 tuổi), Việt Nam có thể yên tâm để mở cửa, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới như nhiều nước?
- Sự phát triển nhanh chóng của vắc xin Covid-19 hiệu quả, an toàn là một trong những câu chuyện thành công trong đại dịch này. Vắc xin đã được chứng minh là có thể bảo vệ con người khỏi bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, vắc xin không thể và không nên là yếu tố duy nhất được xem xét để nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Chúng tôi đã thấy ở nhiều quốc gia việc nới lỏng quá sớm các biện pháp giãn cách xã hội, y tế đang đặt những người chưa được tiêm vắc xin, những người bị suy giảm miễn dịch vào nguy cơ cực kỳ cao.
Virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây nhiễm trong một thời gian rất dài và rõ ràng là Covid-19 sẽ không biến mất trong tương lai gần. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải tìm cách sống an toàn với nó. Cũng như các virus gây đại dịch cúm trước đây, nó sẽ phát triển để trở thành một trong những virus gây ảnh hưởng đến chúng ta. Sự phát triển của virus, sự xuất hiện của các biến thể mới cũng sẽ đóng một vai trò trong dài hạn. Điều này càng làm cho việc giảm sự lây truyền trở nên quan trọng hơn để virus có ít cơ hội đột biến hơn.
Ngoài việc tiếp tục tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin, Việt Nam cũng cần đảm bảo rằng chúng ta hạn chế sự lây lan của virus bằng những biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả như Thông điệp 5K, xây dựng năng lực cho hệ thống y tế để phát hiện ca bệnh, điều trị và giảm tử vong.
Chúng ta phải linh hoạt trong việc áp đặt các biện pháp chống dịch để hạn chế những thiệt hại về kinh tế, xã hội, sức khỏe của đại dịch này. Và chúng ta phải hoàn toàn kiểm soát được virus chứ không phải virus kiểm soát chúng ta.
Chúng tôi hiểu rằng Chính phủ Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi của đất nước sang một trạng thái bình thường mới (tức là sống chung với Covid-19). Bộ Y tế cũng đang xây dựng hướng dẫn về các biện pháp hành chính, y tế tại những tỉnh/ thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn này dựa trên các tiêu chí về kiểm soát ổ dịch, mức độ nguy cơ theo hướng dẫn quốc gia hiện hành (Quyết định số 3989 của Bộ Y tế ngày 18/8, Quyết định số 2686 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 31/5), trong đó có một số tiêu chí về bao phủ vắc xin.
Nhấn để phóng to ảnh
- Khi mở cửa, Việt Nam cần lưu ý những điều gì để duy trì được thành quả này bền vững, tránh bài học như của Israel - quốc gia từng dẫn đầu về tỷ lệ tiêm vắc xin ?
- Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên xem xét lại chiến lược ứng phó của mình, điều chỉnh các biện pháp khi cần thiết. Trong tình hình dịch diễn biến nhanh, các hướng dẫn được cập nhật thường xuyên, sẽ có những thách thức trong quá trình thực hiện tại nhiều địa phương. Do đó, mặc dù việc liên tục xem xét, điều chỉnh hướng dẫn là rất tốt, nhưng điều quan trọng không kém là phải theo dõi cách thức triển khai hướng dẫn trên thực tế để đảm bảo kết quả tối ưu.
Trên toàn cầu và tại Việt Nam, có một điều rõ ràng là virus sẽ không biến mất trong thời gian gần. Nó sẽ tiếp tục lây lan, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nó cũng sẽ để lại những hậu quả về tài chính ngắn hạn, dài hạn. Tôi hiểu rằng Chính phủ đang nỗ lực xây dựng lộ trình để Việt Nam “sống chung với Covid-19″.
WHO khuyến khích Việt Nam xây dựng lộ trình để đạt được mục tiêu này. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất kỳ hỗ trợ kỹ thuật nào khi cần thiết.
Chính phủ có thể xem xét những điều sau:
Thứ nhất , ưu tiên các nhóm được tiêm chủng, đặc biệt là nhân viên y tế, người lớn tuổi, những người có bệnh nền tiêm vắc xin càng nhanh càng tốt.
Thứ hai , dành nhiều ưu tiên hơn cho việc tiêm vắc xin cho khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch, với hệ thống y tế tương đối yếu, điều kiện cơ sở vật chất yếu kém.
Thứ ba , tiếp tục thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K tại gia đình, trường học, nơi làm việc… Các biện pháp bảo vệ cá nhân, các biện pháp y tế công cộng sẽ làm giảm sự lây truyền, thậm chí khi một số chính sách phòng chống dịch đã được nới lỏng.
Thứ tư , tăng cường hơn nữa năng lực cho hệ thống y tế để quản lý tốt hơn bệnh nhân Covid-19 nặng đồng thời đưa ra mô hình, lộ trình chăm sóc phù hợp để tránh quá tải bệnh viện với các ca bệnh nhẹ, trung bình.
- Ở nhiều nước khi tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người trên 18 tuổi đã đạt cao thì số mắc lại tăng lên ở nhóm trẻ. Vậy khuyến cáo của WHO hiện nay về việc tiêm vắc xin cho trẻ như thế nào?
- Trong số các vắc xin Covid-19 hiện tại trong danh mục được sử dụng khẩn cấp của WHO (EUL), chỉ có một loại vắc xin (Pfizer) phù hợp để sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của WHO (SAGE) đã kết luận rằng vắc xin Pfizer/ BioNTech phù hợp để sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Trẻ từ 12 đến 15 tuổi có nguy cơ cao có thể được tiêm vắc xin này cùng với các nhóm ưu tiên khác
Các thử nghiệm vắc xin cho trẻ em đang được tiến hành. WHO sẽ cập nhật các khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học đảm bảo cho sự thay đổi trong chính sách.
Cần có thêm bằng chứng về tác động ngắn hạn, dài hạn của nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ em cũng như hồ sơ về sự an toàn của vắc xin ở trẻ để hiểu đầy đủ về lợi ích, nguy cơ của việc tiêm cho trẻ.
Các bằng chứng hiện tại cho thấy trẻ mắc các bệnh nền có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do nhiễm SARS-COV-2. Còn trẻ em nói chung ít có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong khi mắc Covid-19. Ảnh hưởng lâu dài của đại dịch Covid-19 ở trẻ em vẫn chưa được xác định.
Đây là bằng chứng đáng kể cho thấy các trường học có thể mở cửa trở lại một cách an toàn mà không cần tiêm vắc xin cho trẻ, đặc biệt là khi có các chiến lược giảm thiểu nguy cơ khác. Khuyến nghị hiện tại là các nhóm khác đóng góp trực tiếp vào phúc lợi của trẻ như nhân viên y tế cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin định kỳ cho trẻ, giáo viên, nhân viên trong trường học nên được tiêm vắc xin.
Trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính nặng có thể được ưu tiên trong số trẻ ở cùng độ tuổi theo chính sách quy định quốc gia.
Hải Dương ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2
Trong ngày Hải Dương ghi nhận 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 ở TP Hải Dương và TP Chí Linh, là 2 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung trước đó.
Cuối giờ chiều 11/3, theo Báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, tính từ 17h ngày 10/3 - 17h ngày 11/3, tỉnh Hải Dương ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 713 trường hợp.
Hiện ngành y tế tỉnh Hải Dương đang điều trị 305 trường hợp, số bệnh nhân đã ra viện 408 trường hợp.
Hải Dương ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 (ảnh minh họa)
Cũng trong chiều nay, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca COVID-19 mới được cách ly ngay khi nhập cảnh tại Hà Nội, Bình Dương và Ninh Thuận.
BN2530: nu, 56 tuoi, quoc tich Viet Nam, đia chi tai huyen Thuan Nam, tinh Ninh Thuan. Ngay 9/3, benh nhan tu Thuy Đien qua canh Phap, sau đo nhap canh San bay Noi Bai, đa đuoc cach ly ngay sau khi nhap canh tai TP. Ha Noi. Ket qua xet nghiem ngay 11/3 khẳng định bệnh nhân duong tinh voi SARS-CoV-2. Hien benh nhan đuoc cach ly, đieu tri tai Benh vien Benh Nhiệt đoi Trung uong (co so Đong Anh).
BN2531: nu, 59 tuoi, quoc tich Viet Nam, đia chi tai huyen Bau Bang, tinh Binh Duong.
BN2532: nam, 56 tuoi, quoc tich Viet Nam, đia chi tai huyen Tra Cu, tinh Tra Vinh.
BN2531-2532 tu Hoa Ky qua canh Han Quoc, sau đo nhap canh San bay Tan Son Nhat ngay 10/3, đuoc cach ly ngay sau khi nhap canh tai tinh Binh Duong. Ket qua xet nghiem ngay 10/3 xác định các bệnh nhân duong tinh voi SARS-CoV-2. Hien cac benh nhan đuoc cach ly, đieu tri tai Benh vien Đa khoa tinh Binh Duong.
BN2533: nam, 28 tuoi, quoc tich Viet Nam, đia chi tai TP. Thuan An, tinh Binh Duong. Ngay 7/3, benh nhan tu Philippines nhap canh San bay Cam Ranh, đuoc cach ly ngay sau khi nhap canh tai tinh Ninh Thuan. Ket qua xet nghiem lan 2 ngay 10/3 khẳng định bệnh nhân duong tinh voi SARS-CoV-2. Hien benh nhan đuoc cach ly, đieu tri tai Benh vien Benh vien Đa khoa tinh Ninh Thuan. Truoc đo chuyen bay nay đa co truong hop duong tinh voi SARS-CoV-2.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.048 bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong số những trường hợp mắc bệnh đang điều trị tại nước ta, 70 người có kết quả âm tính lần 1. Ngoài ra, 44 người âm tính lần 2 và 100 bệnh nhân âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Số ca tử vong vì COVID-19 ở nước ta đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị.
Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Tối 11/3, 4 ca mắc mới Covid-19 Bộ Y tế cho biết, đến tối 11/3 cả nước ghi nhận thêm 4 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 2533 trường hợp. 4 ca mắc mới (BN2530-2533) được cách ly ngay sau nhạp cảnh tại Hà Nội (1), Bình Dương (2), Ninh Thuận (1). Cụ thể: - CA BẸNH 2530 (BN2530): nữ, 56 tuổi, quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo
Có thể bạn quan tâm

Mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng: 4 con giáp này đu đỉnh vận may, tháng 4 Âm lịch hóa giải khó khăn, tiền bạc công việc đều có tin vui
Trắc nghiệm
11:12:26 28/04/2025
McTominay rực sáng, Napoli chiếm ngôi đầu Serie A
Sao thể thao
11:11:12 28/04/2025
Đến 40 tuổi tôi mới biết 5 món này chính là "thủ phạm" khiến ví tiền hao hụt mà cuộc sống chẳng khá hơn!
Sáng tạo
11:10:33 28/04/2025
Từ bỏ cơ hội học tiến sĩ ở Mỹ để bán đồ ăn lề đường tại Trung Quốc
Netizen
11:09:16 28/04/2025
Kim "siêu vòng 3" thật đáng thương!
Sao âu mỹ
11:03:05 28/04/2025
Aston Martin Valkyrie Anemos: Siêu xe đặc biệt với sợi carbon tím và vàng 24k
Ôtô
10:43:12 28/04/2025
Xe tay ga SYM ADXTG 400 2025 sắp ra mắt tại Malaysia
Xe máy
10:40:40 28/04/2025
Vũ Thảo Giang và cầu nối quảng bá du lịch Việt Nam qua áo dài
Thời trang
10:38:04 28/04/2025
Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu
Thế giới
10:35:06 28/04/2025
Hai người đàn ông bán hàng trăm tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài
Pháp luật
10:23:46 28/04/2025