WHO khuyến cáo người dân tránh xa 6 món ăn gây ung thư nhanh khủng khiếp, nhấn mạnh thêm 1 yếu tố gây bệnh mà phụ nữ thường chủ quan
WHO đặc biệt khuyến cáo người dân nên từ bỏ thói quen sử dụng 6 loại thực phẩm dưới đây, ngoài ra cần chú ý đến tình trạng thừa cân, béo phì để phòng ngừa các bệnh ung thư.
Căn bệnh đáng sợ nhất của thời hiện đại không gì khác chính là bệnh ung thư. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư trên thế giới đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.
Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới ung thư và 9,6 ca bệnh nhân ung thư tử vong. Còn ở Việt Nam, theo thống kê vào năm 2018 nước ta có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. WHO khuyến cáo 6 loại thực phẩm gây ung thư hàng đầu đó là:
1. Đồ uống có cồn
Theo WHO, đồ uống có cồn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú. Trong đó, rượu là loại đồ uống có cồn tỉ lệ gây ung thư cao nhất.
Trong khi hầu hết các loại ung thư đều gây ra do lượng tiêu thụ rượu quá lớn thì có nhiều trường hợp mắc ung thư vú chỉ vì thói quen uống một ly rượu mỗi ngày.
Uống rượu làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú…
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư ruột kết đều liên quan đến việc tiêu thụ rượu ở những người có lượng folate thấp.
Các thực phẩm bị nhiễm aflatoxin làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Tuy nhiên, hầu hết những người bị ung thư gan đều đã bị viêm gan từ trước đó. Đến nay mức độ ảnh hưởng của aflatoxin với những người không bị viêm gan vẫn chưa rõ ràng.
WHO khuyến cáo việc ăn nhiều cá muối kiểu Trung Quốc – món ăn chủ yếu được tiêu thụ ở một số nước châu Á có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
Video đang HOT
4. Thịt được bảo quản và thịt đỏ
Trong nhiều nghiên cứu, các loại thịt được bảo quản hoặc thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống dường như không liên quan đến nguy cơ.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Loại protein ấy là heme – thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.
5. Thực phẩm được bảo quản bằng muối
WHO cho biết những thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Trước đây, đã từng có nghiên cứu cho thấy đồ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Ngoài ra, chế độ ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, gây suy tim, suy thận và suy gan…
6. Đồ uống và thực phẩm rất nóng
Tiêu thụ đồ uống và thực phẩm nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản.
WHO cũng cảnh báo 1 nguy cơ khác gây ung thư nguy hiểm
Theo WHO, có khoảng 1/3 bệnh ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống. Trong số các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống thì thừa cân, béo phì cũng làm tăng đáng kể rủi ro của một số bệnh ung thư phổ biến.
Có thể nói, tránh thừa cân, béo phì là biện pháp quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư.
Thừa cân, béo phì có liên quan mật thiết đến nguy cơ ung thư thực quản, đại trực tràng, vú (hậu mãn kinh), nội mạc tử cung và thận. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư này tăng liên tục nếu cơ thể có lượng mỡ lớn hơn và không giới hạn ở bệnh béo phì lâm sàng (BMI trên 30kg/m2).
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nồng độ estrogen nội sinh gây ra bởi lượng mỡ thừa trong cơ thể, có thể đối mặt với ung thư vú sau mãn kinh và nội mạc tử cung.
Nhóm làm việc của WHO và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ước tính rằng ở các quốc gia có tỷ lệ ung thư cao liên quan đến thừa cân, trọng lượng cơ thể dư thừa (BMI trên 25kg/m2) chiếm khoảng 39% trường hợp mắc nội mạc tử cung, 25% thận, 11 % đại tràng, 9% ung thư vú sau mãn kinh…
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vì béo phì sẽ thấp hơn số lượng người bệnh ung thư vì virus nhưng hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì ở các nước đang phát triển thực sự đáng báo động.
Theo WHO, thừa cân, béo phì gây ra bởi quá trình nạp quá nhiều chất béo từ thực phẩm nhưng lại tiêu hao quá ít năng lượng. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế, thực phẩm giàu chất béo và lượng chất xơ thấp cũng là yếu tố gây ung thư.
Bệnh ung thư nhanh chóng tìm tới nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm này
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, vì vậy mọi người cần lưu ý tránh các thói quen nguy hại có thể âm thầm gây ung thư sau đây để có sức khỏe tốt hơn.
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt trong đời sống. Ung thư bắt đầu khi những thay đổi di truyền can thiệp vào quá trình phân chia tế bào có trật tự trong cơ thể, khiến các tế bào phát triển không kiểm soát và tạo thành khối u.
Theo số liệu thống kê, số người chẩn đoán mắc ung thư đạt gần 14,5 triệu vào năm 2014 và dự kiến sẽ tăng lên gần 19 triệu vào năm 2024. Ung thư dẫn đến nhiều trường hợp tử vong trên toàn thế giới và số ca mắc mới sẽ tăng lên 22 triệu trong vòng hai thập kỷ tới. Trong số đó có khoảng 1/3 số ca tử vong vì ung thư là do hành vi và chế độ ăn uống, bao gồm chỉ số khối cơ thể cao, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu.
Sau đây là một số thói quen nguy hiểm có thể gây ung thư ngoài việc hút thuốc lá, vì tất cả mọi người đều biết cách nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể chứ không chỉ riêng phát triển khối u.
Uống quá nhiều rượu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu 2 lần một ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và ung thư vú. Rượu còn thúc đẩy sản xuất axit dạ dày có thể gây hại cho niêm mạc của đường tiêu hóa.
Ăn thức ăn bị cháy
Khi nướng các thực phẩm như cá, gà và thịt, chúng sẽ bị xém nhẹ và thậm chí có chỗ bị cháy đen. Mặc dù điều này mang lại hương vị khói đặc trưng đầy hấp dẫn, nhưng các hợp chất như amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ruột kết và ung thư tuyến tụy.
Sử dụng thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp không hề lành mạnh và thậm chí còn nguy hiểm vì chúng được đựng trong hộp kim loại lót một lớp nhựa chứa đầy hóa chất độc hại. Khi tiêu thụ những thực phẩm đóng hộp nẽ sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, thay đổi DNA và có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
Uống soda ăn kiêng
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhiều thương hiệu soda phổ biến có chứa hàm lượng cao 4-methylimidazole (4-MI) - một chất gây ung thư động vật đã được biết đến, khiến người dùng bị ung thư bàng quang và khối u não. Chất làm ngọt nhân tạo trong loại đồ uống này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và các loại ung thư khác.
Sử dụng kem chống nắng
Để ngăn ngừa ung thư da và các tổn thương da khác, hầu hết mọi người đều sử dụng kem chống nắng. Nhưng có một sự thật gây sốc là kem chống nắng có chứa thành phần oxit kẽm, tạo ra các gốc tự do có thể gây tổn hại DNA và kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư.
Sử dụng nến thơm
Các nghiên cứu gần đây đã nói rằng khí thải ra từ sáp parafin và các thành phần nhiên liệu hóa thạch khác có chứa chất gây ung thư. Nến sáp paraffin có thể trở thành 'kẻ giết người' nếu thường xuyên đốt nó khi đi ăn tối. Điều này cũng xảy ra khi đốt hương hoặc nhang. Thay vào đó, mọi người hãy sử dụng nến sáp ong nguyên chất để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.
9 loại thực phẩm tự nhiên có nhiều tác dụng trong việc ngừa ung thư mà nhà nào cũng có Một số thực phẩm có thể gây ung thư nếu ăn lượng nhiều trong thời gian dài như đồ ngâm hoặc đồ hun khói. Nhưng ngược lại cũng có những thực phẩm rất tốt quanh ta có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Căn bệnh ung thư là một trong những loại bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Điều này...