WHO kêu gọi điều tra những ca nhiễm nCoV ban đầu
WHO cho rằng thông tin Covid-19 xuất hiện ở Pháp ngay từ tháng 12/2019 “không bất ngờ” và kêu gọi các nước điều tra những ca nghi nhiễm từ trước.
“Báo cáo này cho thấy một bối cảnh hoàn toàn mới về mọi thứ. Những phát hiện như vậy giúp hiểu rõ hơn về sự lây lan tiềm tàng của nCoV”, Christian Lindmeier, phát ngôn viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết trong cuộc họp hôm nay của Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ông Lindmeier đề cập đến việc bệnh viện Avicenne & Jean Verdier ở Pháp phát hiện họ từng điều trị cho một ca dương tính nCoV ngay từ hôm 27/12/2019, gần một tháng trước khi chính phủ Pháp xác nhận các trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên, sau khi kiểm tra lại các mẫu sinh phẩm lưu trữ từ cuối tháng 12/2019 và tháng một.
Phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier tại một cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 2/2017. Ảnh: UN.
Video đang HOT
Phát ngôn viên WHO khuyến khích các quốc gia khác kiểm tra lại hồ sơ của những ca viêm phổi không rõ nguồn gốc từ cuối năm ngoái, giải thích rằng động thái này sẽ mang lại cho thế giới “một bức tranh mới và rõ ràng hơn” về đại dịch.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 3/5 cho biết “có bằng chứng to lớn” cho thấy nCoV bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, trong khi WHO và giới chuyên gia nói rằng virus có nguồn gốc từ chợ động vật tươi sống.
Khi được hỏi về nguồn gốc của nCoV từ Trung Quốc, ông Lindmeier nhấn mạnh việc tìm hiểu vấn đề này “thật sự vô cùng quan trọng”. “Có lẽ cần thêm phái đoàn đến Trung Quốc và chúng tôi đang mong chờ điều này”, ông cho hay.
Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc “giấu dịch”, khẳng định đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho WHO cũng như các nước khác, đồng thời cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “phi thực tế và vô căn cứ”. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy giả thuyết này và liên tục chỉ trích cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh ở giai đoạn đầu.
Báo chí Trung Quốc phản ứng mạnh về tranh cãi nguồn gốc SARS-CoV-2
Truyền thống Trung Quốc tiếp tục phản ứng mạnh trước việc tranh cãi về nguồn gốc SARS-CoV-2 được đẩy lên cao trào.
Nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi quốc tế những ngày qua. Vụ việc tiếp tục bị đẩy lên cao trào khi Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy loại virus này xuất phát từ 1 phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngay lập tức, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đề nghị Mỹ đưa ra bằng chứng, trong khi truyền thông Trung Quốc cũng có những phản ứng "khá gay gắt" với tuyên bố này của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang đi thị sát tình hình chống Covid-19 tại nước này. Ảnh: Foreign Policy.
Sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ rằng có "1 lượng chứng cứ lớn" cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Uôn-lây (Ben Wallace) hôm qua khẳng định, Trung Quốc cần giải đáp các câu hỏi liên quan đến chia sẻ và sự minh bạch thông tin về dịch Covid-19 với thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Anh cũng nhấn mạnh, hiện giờ chưa phải là lúc để "mổ xẻ" vai trò của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19. Theo ông, điều này nên để sau khi thế giới kiểm soát được dịch bệnh và nền kinh tế trở lại bình thường. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cần cởi mở và minh bạch về những gì họ biết, cả những thiếu sót lẫn những thành công của nước này.
Tranh cãi về nguồn gốc virus tiếp tục trở nên căng thẳng hơn khi truyền thông đăng tải 1 bản báo cáo dài 15 trang được cho là của Cộng đồng tình báo 5 nước gồm Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, cáo buộc Trung Quốc đã cố ý giấu hoặc hủy bằng chứng về dịch Covid-19.
Thực tế, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng thuyết phục được công bố cho những cáo buộc nhằm vào Trung Quốc.
Theo Giám đốc điều hành và là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới WHO Mike Ryan, mọi tuyên bố đến nay vẫn chỉ là sự suy đoán: "Chúng tôi chưa nhận được bất cứ dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào từ chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Vì thế, từ góc độ của chúng tôi, điều này vẫn chỉ là suy đoán. Tổ chức Y tế Thế giới rất mong muốn nhận được bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc của virus vì đây là thông tin y tế cộng đồng vô cùng quan trọng cho việc kiểm soát dịch bệnh trong tương lai".
Truyền thông Trung Quốc cũng đã ngay lập tức đăng tải nhiều bài viết công kích các cáo buộc của Mỹ nhằm vào nước này, yêu cầu Mỹ trình ra chứng cứ.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đăng bài một bình luận khá "gay gắt", chỉ trích các chính trị gia Mỹ đang gấp rút đổ lỗi cho Trung Quốc khi nỗ lực chống dịch bên trong nước Mỹ đang là "một mớ hỗn độn". Bài bình luận này cũng trích dẫn lại nhiều nguồn tin đánh giá virus SARS Co-V2 có nguồn gốc tự nhiên và không phải do con người tạo ra.
Thời báo Hoàn cầu cũng vừa đăng tải một bài viết khẳng định những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ là "hoàn toàn vô căn cứ". Theo Tờ báo này, nguồn gốc của virus là một câu hỏi khoa học. Tuy nhiên, nó đã bị chuyển thành một cuộc tấn công "ác ý" bởi các mưu đồ chính trị, tình báo và ngoại giao".
Thời gian qua, Trung Quốc và Mỹ liên tục đấu khẩu về nguồn gốc Covid-19. Một số quốc gia phương Tây ủng hộ lập trường của Mỹ, cho rằng 1 cuộc điều tra quốc tế là cần thiết và rằng dịch bệnh này có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cảnh báo Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt nếu "cố ý" để dịch bệnh lan rộng thế giới, trong đó bao gồm cả khả năng áp thuế thương mại với hàng hóa Trung Quốc; Trong khi đó, giới chức Anh tuyên bố sẽ xem xét tất cả những khía cạnh trong mối quan hệ với Trung Quốc và chắc chắn rằng quan hệ thương mại giữa Anh và Trung Quốc sẽ không còn bình thường sau cuộc khủng hoảng này.
Đài Loan kêu gọi WHO 'thoát bóng' Trung Quốc Đài Loan tuyên bố Trung Quốc không thể đại diện cho hòn đảo tại WHO, kêu gọi tổ chức này thoát sự kiểm soát của Bắc Kinh trong đại dịch. "Chỉ chính quyền được dân bầu của Đài Loan mới có thể đại diện cho 23 triệu người Đài Loan trong cộng đồng quốc tế", phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Đài...