WHO: Hãy chi tiêu thông thái cho chăm sóc sức khỏe
Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cơ bản không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc mà còn giúp người dân đóng góp nhiều cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
Trong bài phát biểu trước thềm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Giám đốc Takeshi Kasai kêu gọi lãnh đạo các nước hãy thông thái trong chi tiêu và đầu tư vào chương trình chăm sóc sức khỏe”, cùng hành động mạnh bạo và đầu tư tích cực cho việc chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Ông Takeshi Kasai. (Nguồn: ICTNews)
Theo ông Kasai, nhiều người dân trong khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO không thể tiếp cận các dịch vụ y tế họ cần. Đối với một số người, các dịch vụ còn quá xa vời. Mọi người không biết tìm kiếm sự chăm sóc ở đâu hoặc khi nào và lo ngại về vấn đề phân biệt đối xử. Trong khi chi tiêu chính phủ vào y tế nhìn chung đang gia tăng, ông Kasai cho biết nguồn tiền này không phải lúc nào cũng được sử dụng theo một cách hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHOTedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, không thể chấp nhận được tình trạng vẫn còn hàng triệu phụ nữ sinh con mà không được trợ giúp y tế đúng cách, hàng triệu trẻ em không được tiêm vaccine chống lại các căn bệnh chết người, và hàng triệu người tử vong vì không được điều trị những căn bệnh như HIV, lao và sốt rét.
WHO lựa chọn “phủ sóng” dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân là chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 năm nay, trong bối cảnh phủ sóng chăm sóc sức khỏe toàn dân luôn là mục tiêu số một của Tổ chức Y tế Thế giới và cũng là một trong những Mục tiêu phát triển bền vững được cộng đồng quốc tế cam kết thực hiện vào năm 2030 để hướng tới tầm nhìn chung về cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu người trên thế giới đang không được tiếp cận y tế, hàng triệu người khác đang phải lựa chọn giữa chăm sóc y tế và những chi tiêu hàng ngày như ăn mặc hay nhà cửa.
Phủ sóng chăm sóc sức khỏe toàn dân là tất cả các cá nhân và cộng đồng đều nhận được các dịch vụ y tế cần thiết mà không gặp khó khăn về tài chính, trong đó bao gồm đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu và có chất lượng. Với chủ đề này, WHO muốn phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng việc mọi người tiếp cận được với các dịch vụ y tế bất cứ khi nào và ở đâu mà họ cần, mà không phải đối mặt với khó khăn về tài chính, cũng như được hưởng tiêu chuẩn tốt nhất về sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của mỗi con người.
Hiện tại, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí hoàn thành phủ sóng chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030, như một phần của các Mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều quốc gia đã có những nỗ lực cụ thể. Tháng 12/2018, Chính phủ Kenya đã khởi động chương trình thí điểm cung cấp dịch vụ sức khoẻ miễn phí cho các công dân dưới 18 tuổi của nước này, hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ cho 3,2 triệu người vào năm 2022 sau đó mở rộng ra toàn quốc. Trong khi đó, một quốc gia châu Á khác cán đích phủ sóng chăm sóc sức khỏe toàn dân rất sớm là Nhật Bản (từ năm 1961) cũng đang hỗ trợ Ai Cập xây dựng một lộ trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Những hợp tác hỗ trợ như trên là rất cần thiết bởi theo WHO, không có mô hình chung nào cho bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội mỗi nước khác nhau, do đó mỗi quốc gia nên tập trung phát triển các phương pháp riêng phù hợp. Đẩy nhanh tốc độ bao phủ y tế toàn cầu là cần thiết, song Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) José Ángel Gurría cho rằng mục tiêu này sẽ là “lời hứa trống rỗng” nếu các chính phủ quá tập trung vào tăng độ bao phủ trong khi không quan tâm thoả đáng tới chất lượng các dịch vụ y tế. Cảnh báo này bắt nguồn từ thực trạng dịch vụ y tế chất lượng kém đang cản trở tiến trình cải thiện sức khỏe ở các quốc gia trên thế giới.
Theo Thegioi&VietNam
Mỹ, Nhật Bản và Úc kết thúc cuộc tập trận COPE North hàng năm
Ngày 8/3, Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương tuyên bố các lực lượng không quân từ Mỹ, Nhật Bản và Úc đã kết thúc cuộc tập trận COPE North hàng năm với một bài tập chiến đấu trên không đối phó với máy bay bị một thế lực thù địch hạ gục.
"Kịch bản cho bài tập trận tuần cuối cùng của COPE North 2019 là một hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trên không sau khi hạ một chiếc máy bay bị hạ gục", thông cáo cho biết hôm thứ Sáu.
"Cuộc tập trận là sự kết hợp từ 3 quốc gia, đây là một cơ hội để hội nhập và dự đoán ưu thế trên không để ngăn chặn và đánh bại những kẻ xâm lược."
Khoảng 3.000 phi công, gần 100 máy bay, 20 đơn vị khác nhau từ ba quốc gia Mỹ, Úc và Nhật Bản đã tham gia cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
"Khi bạn nhìn vào các khả năng chiến đấu được thực hiện trong sự kiện này, ưu thế trên không, chiến tranh điện tử, không vận chiến thuật, tiếp nhiên liệu trên không - tất cả đều là những lĩnh vực quan trọng để các quốc gia có thể ngăn chặn xung đột và giảm thiểu thất bại", Lực lượng Không quân Mỹ Nhật Bản và Tư lệnh Không quân số 5, Trung tướng Kevin Schneider cho biết.
Cuộc tập trận bao gồm gần 900 bài tập chiến đấu trên không với diện tích khoảng 5 dặm vuông và có sự tham dự của 3 quốc gia.
THANH HUYỀN
Theo TPO/Sputnik
Nhật Bản sẽ chi mạnh cho khí tài quân sự để đối phó Nga và Trung Quốc Kế hoạch quốc phòng mới của Nhật Bản cho biết, nước này sẽ tăng cường mua sắm quân sự trong 5 năm tới để đối phó với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Các kế hoạch mới này là dấu hiệu rõ ràng nhất về tham vọng của Nhật Bản muốn trở thành cường quốc khu vực trong bối cảnh sự nổi...