WHO ghi nhận trên 5.300 ca bệnh đậu mùa khỉ trong 6 tháng đầu năm nay
Ngày 5/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đến nay đã tiếp nhận báo cáo xác nhận về trên 5.300 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thông qua các kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Có tới 85% trong số này là các trường hợp tại châu Âu.
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO, bà Fadela Chaib, nêu rõ kể từ ngày 1/1 – 30/6 năm nay, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã ghi nhận tổng cộng 5.322 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và một ca tử vong. Chỉ trong 8 ngày từ 22 – 30/6, số ca bệnh mới đã tăng 56% (từ mức 3.413 ca). Tính đến nay, tổng cộng 53 quốc gia trên thế giới đã xác nhận có các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Bà Chaib cho biết thêm 85% số ca mắc ở châu Âu, kế đến là khu vực Trung Phi, châu Mỹ, phía Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Hiện WHO vẫn yêu cầu các quốc gia đặc biệt chú ý tới các ca mắc đậu mùa khỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan căn bệnh này.
Mặc dù số ca mắc đang tăng nhanh nhưng WHO vẫn chưa ấn định ngày nhóm họp lần hai ủy ban khẩn cấp gồm các chuyên gia của tổ chức này để thảo luận về tình hình dịch bệnh.
Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các quốc gia Trung Phi và Tây Phi. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 5 năm nay, số ca mắc đã gia tăng bên ngoài những quốc gia này. Cho đến nay, hầu hết các bệnh là nam giới quan hệ tình dục đồng tính, trẻ tuổi và tại các khu vực thành thị. Những triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt cao, sưng tấy hạch bạch huyết, phát ban giống như bệnh thủy đậu, ớn lạnh và kiệt sức.
WHO kêu gọi châu Âu hành động 'khẩn cấp' vì đậu mùa khỉ
Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/7 nhấn mạnh hành động khẩn cấp là cần thiết nếu muốn đảo ngược sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.
Bàn tay người mắc bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận tại các nước. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo hãng tin AFP, trong một tuyên bố ngày 1/7, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Tiến sĩ Hans Henri P. Kluge đã kêu gọi "các chính phủ và xã hội đẩy mạnh nỗ lực trong những tuần và tháng tới nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ hình thành và lây lan trên một khu vực địa lý rộng lớn".
"Hành động khẩn cấp và phối hợp là cấp thiết nếu chúng ta muốn tạo bước ngoặt trong cuộc đua nhằm đảo ngược sự lây lan của căn bệnh này. Khu vực châu Âu vẫn là trung tâm của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay", Tiến sĩ Hans nhấn mạnh.
"Không có chỗ cho sự chủ quan, đặc biệt là ngay tại châu Âu với sự bùng phát nhanh chóng trong từng giờ, từng ngày và từng tuần, mở rộng phạm vi lây lan sang các khu vực trước đây chưa bị ảnh hưởng", nhà chức trách cảnh báo.
Kể từ khi bùng phát vào tháng 5 vừa qua, thế giới đã ghi nhận hơn 4.500 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Số ca mắc mới chủ yếu được phát hiện ở châu Âu, trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính. Từ đầu năm đến nay, các nước coi bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lưu hành cũng đã ghi nhận trên 1.500 ca mắc, trong đó có 66 ca tử vong.
Tuần trước, WHO quyết định đợt bùng phát này chưa gây ra tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng, mức độ cảnh báo dịch bệnh cao nhất của WHO.
WHO cũng cho biết đang làm việc về một cơ chế phân phối vaccine đồng đều hơn, sau khi một số nước trong đó có Anh và Mỹ đề xuất sẵn sàng chia sẻ vaccine phòng bệnh đậu mùa được dự trữ sẵn. Vaccine phòng bệnh đậu mùa được tin là cũng có hiệu quả bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ.
Châu Phi cần được hỗ trợ bộ xét nghiệm và vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ Các cơ quan y tế quốc tế ngày 30/6 cho biết châu Phi hiện không có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ và đang thiếu các bộ xét nghiệm virus này, đồng thời cảnh báo tình trạng các nước giàu đang tích trữ vaccine. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Bondua, Liberia. Getty Images/TTXVN Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh...