WHO cảnh báo sẽ có đỉnh dịch Covid-19 thứ 2
WHO cảnh báo, các nước đang ghi nhận số ca Covid-19 giảm dần có thể đối mặt với “đỉnh dịch thứ 2″ nếu dỡ bỏ quá sớm các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Trong một cuộc họp báo trực tuyến ngày 25/5, Giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cảnh báo rằng, thế giới vẫn đang ở giữa làn sóng thứ nhất của dịch Covid-19, và dù số ca mới ở nhiều nước đang giảm dần, thì vẫn có sự gia tăng ở Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi.
Giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan. (Ảnh chụp màn hình)
Ông Ryan nói rằng, dịch bệnh thường ập tới theo nhiều đợt, đồng nghĩa với việc các đợt bùng phát có thể trở lại vào cuối năm nay ở những nơi mà dịch Covid-19 đã khống chế được.
“Chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn mà đường cong dịch bệnh vẫn đang theo hướng đi lên. Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ thực tế rằng dịch bệnh có thể tăng đột biến bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể nhận định rằng, dịch bệnh đang có chiều hướng đi xuống thì nó sẽ tiếp tục đi xuống và chúng ta có thể có vài tháng chuẩn bị cho làn sóng thứ 2. Theo cách này, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với đỉnh dịch thứ 2″, ông Ryan nói.
Video đang HOT
Ông Ryan cảnh báo đỉnh dịch Covid-19 thứ 2 có thể xảy ra trùng thời điểm với cúm mùa, và điều này sẽ khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên phức tạp hơn.
Ông cũng nói rằng, các nước châu Âu và Bắc Mỹ nên tiếp tục thực hiện các biện pháp về y tế, xã hội, giám sát, xét nghiệm và chiến lược toàn diện để đảm bảo chúng ta sẽ không gặp phải đỉnh dịch thứ 2 ngay trước mắt.
Trong khi đó, bà Maria Van Kerkhove, một nhà nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm của WHO cho biết, “tất cả các nước cần phải duy trì cảnh báo cao. Tất cả các nước cần sẵn sàng để nhanh chóng phát hiện các ca bệnh mới, ngay cả những nước đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh”.
UNESCO: Gần 400 triệu học sinh sinh viên toàn thế giới 'mất học' vì corona
Thông tin cập nhật đến ngày 12-3 của tổ chức UNESCO, có 49 quốc gia trên toàn thế giới cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Một sinh viên đại học Seattle ngồi học ở quán cà phê do nhà trường đóng cửa. Nhiều trường đại học ở Mỹ thông báo chuyển sang học trực tuyến - Ảnh: REUTERS
Tất cả các châu lục, từ châu Á, châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại dương đều có quốc gia đóng cửa trường học. Trong đó, 29 nước đóng cửa tất cả các trường trên cả nước và 20 nước còn lại đóng cửa trường học ở một số địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết UNESCO đã cung cấp sự hỗ trợ ngay lập tức cho các nước, bao gồm các giải pháp toàn diện cho việc học tập từ xa.
Theo UNESCO, việc đóng cửa trường học trên cả nước ở 29 nước ảnh hưởng đến 391,5 triệu bạn trẻ. Nếu 20 nước đang đóng cửa trường học tạm thời ở một số địa phương mở rộng áp dụng biện pháp này trên cả nước, số học sinh sinh viên bị ảnh hưởng sẽ lên đến hơn 500 triệu.
Tại Mỹ, nhiều trường đại học đã thông báo sinh viên không trở lại trường sau kỳ nghỉ xuân và chuyển sang học trực tuyến từ sau kỳ nghỉ này. Nhiều tiểu bang đã thông báo đóng cửa trường học hoặc cho học sinh học tại nhà.
Tại Trung Quốc, học sinh sinh viên đã chứng tỏ "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" là một nhận định đúng đắn. Khi các thầy cô chuyển sang dùng ứng dụng DingTalk để dạy học, học sinh đã phát hiện ra nếu thu gom đủ đánh giá 1 sao, ứng dụng sẽ bị gỡ khỏi App Store và Google Play. DingTalk đã nhận được hơn 15.000 đánh giá một sao trong ngày 11-2 và phải năn nỉ học sinh cho họ được "sống".
Nhiều trường học ở Trung Quốc đã bị đóng của từ Tết Nguyên đán để hạn chế tụ tập nơi đông người.
Việc đóng cửa trường trong khi phụ huynh không có ngày phép khiến nhiều gia đình trên thế giới nháo nhào vì không thể sắp xếp được việc chăm sóc trẻ.
Theo tuoitre.vn
Đội quân ngoại giao 'chiến lang' của Trung Quốc Từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh cho đến đại sứ Trung Quốc ở châu Âu và châu Phi đều không ngần ngại phát ngôn quyết liệt. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nhận xét Bắc Kinh có chính sách ngoại giao không trực diện nên đôi khi Washington cảm thấy khó hiểu. Các chính phủ phương Tây đã...