WHO cảnh báo khả năng xuất hiện các biến thể nguy hiểm hơn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các biến thể mới có khả năng nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 sẽ phát sinh.
WHO đánh giá điều tồi tệ nhất liên quan tới Covid-19 vẫn chưa xảy ra, mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa.
Ủy ban khẩn cấp của WHO cho biết trong một tuyên bố: “Bất chấp những nỗ lực ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu, đại dịch vẫn chưa kết thúc. Đại dịch tiếp tục phát triển với bốn biến thể đáng lo ngại đang thống trị toàn cầu”.
“Ủy ban đã nhận thấy khả năng xuất hiện và lan rộng toàn cầu của các biến thể mới và có thể nguy hiểm hơn, khiến việc kiểm soát dịch trở thành thách thức”.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Video đang HOT
Virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi để tồn tại trong cơ thể người, với hàng chục chủng loại mới phát sinh và cạnh tranh nhau trong 19 tháng qua.
WHO đã dán nhãn “gây lo ngại” cho bốn biến thể có nguy cơ dễ lây lan hơn và / hoặc làm suy yếu hiệu quả của vắc xin. Trong đó bao gồm chủng Delta xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ nhưng hiện đã lan rộng ra toàn cầu.
Mặc dù vắc xin đang có hiệu quả ngăn chặn dịch ở một số nơi trên thế giới, nhưng những nơi khác lại có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Các nhà khoa học cho biết càng có nhiều ca bệnh càng có nhiều khả năng phát triển biến thể mới.
Họ cũng cảnh báo rằng khi nhiều người có khả năng miễn dịch sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm chủng, virus sẽ bị áp lực phải tiến hóa để tồn tại.
Nhưng đồng thời, cách tốt nhất để bảo vệ mọi người là nhanh chóng thực hiện các chiến dịch tiêm vắc xin để giảm sự lây truyền.
WHO đã kêu gọi các nước ủng hộ nỗ lực tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số của mọi quốc gia vào cuối tháng 9.
Hiện tại, số ca Covid-19 mới mỗi ngày đã tăng lên nửa triệu, phần lớn do mắc biến thể Delta. Tình trạng tăng đột biến bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 6.
Ngay cả những nước đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, số ca mắc cũng tăng nhưng nguy cơ trở nặng và phải nhập viện thấp hơn. Số người tử vong liên quan tới Covid-19 ở châu Phi tăng 43% trong 1 tuần do thiếu giường cấp cứu và oxy.
Ở châu Á, Indonesia trở thành tâm dịch mới với hơn 50.000 ca nhiễm mỗi ngày.
Delta lan tới 98 nước, WHO cảnh báo vắc xin "hụt hơi" trước biến chủng mới
Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định rằng chương trình tiêm chủng đang chậm hơn rất nhiều so với tốc độ lây lan của Delta, biến chủng dễ lây nhiễm nhất thế giới và đã lan tới 98 nước.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
Guardian ngày 3/7 dẫn nhận định của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, các nước giàu đang chia sẻ vắc xin một cách quá chậm chạp với các nước thu nhập thấp để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta nguy hiểm. Ông Tedros cảnh báo tiến độ chậm chạp này đang làm đe dọa tới tính mạng của hàng triệu người.
Ông Tedros nhận định rằng, việc chia sẻ vắc xin hiện "nhỏ giọt và hụt hơi trước các biến chủng" trong bối cảnh Delta hiện đã xuất hiện tại ít nhất 98 nước. Delta, chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ, được WHO xem là biến chủng dễ lây lan nhất thế giới hiện tại. Nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5.
Cảnh báo của ông Tedros được đưa ra sau khi giáo Đại học Oxford (Anh) Dame Sarah Gilbert cảnh báo rằng, thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch. Bà Gilbert kêu gọi chính phủ Anh thận trọng với kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và "cần phải cân bằng giữa đề xuất tiêm chủng cho trẻ em ở các nước thu nhập cao với việc tiêm chủng phần còn lại của thế giới vì chúng ta cần chặn đà lây toàn cầu của dịch bệnh".
Chuyên gia này lo ngại việc virus tiếp tục bị lây lan bùng nổ sẽ gây ra sự xuất hiện của biến chủng mới và khiến việc chống dịch trở nên khó lường hơn.
Ông Tedros kêu gọi các lãnh đạo thế giới cần đảm bảo ít nhất 10% dân số tại toàn bộ các quốc gia nên được tiêm chủng trước khi tháng 9 kết thúc, để những người dễ bị tổn thương và nhân viên y tế được bảo vệ. Ông cảnh báo Delta không ngừng đột biến và vẫn đang lây lan ở cả quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và tiêm chủng thấp.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng Delta đang dần thay thế mọi loại biến chủng khác. Ví dụ, biến chủng này có thể chỉ mất 8 tuần để chiếm áp đảo so với biến chủng Alpha ở Anh và đang dần thay thế Beta ở Nam Phi.
WHO: Trí tuệ nhân tạo trong y tế mang lại những cơ hội và thách thức Theo hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 28/6, trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều hứa hẹn trong cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y học trên toàn thế giới với điều kiện đạo đức và quyền con người được đặt làm trọng tâm trong quá trình thiết...