WHO báo động tình trạng trẻ sơ sinh tử vong ở Dải Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 19/3, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Harris cho biết ảnh hưởng của nạn đói ở Dải Gaza mỗi lúc một nặng nề hơn khi các bác sĩ và nhân viên y tế nhận thấy tình trạng “ trẻ sơ sinh tử vong vì các bé có cân nặng quá thấp khi mới chào đời”.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 14/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Harris bày tỏ quan ngại: “Chúng tôi chứng kiến tình trạng phụ nữ mang thai bị thiếu cân và phải chịu đựng nhiều đau khổ, rồi những biến chứng xảy ra khi họ cố gắng mang thai nhưng lại thiếu dinh dưỡng. Ngày càng có nhiều trẻ em sắp chết vì đói cần được cho ăn trở lại và công việc của chúng tôi hiện nay là thành lập các trung tâm để giúp ổn định tình trạng suy dinh dưỡng”.
Theo bà Harris, WHO đã thành lập cơ sở ở miền Nam Dải Gaza và đang lên kế hoạch cho cơ sở mới ở miền Bắc. Tuy nhiên, để có thể thành lập những trung tâm như vậy, WHO sẽ cần đưa nguồn lực lớn, vốn không khả thi vào lúc này vì nhiều yếu tố.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, sân bay quốc tế El Arish của Ai Cập đã tiếp nhận 4 máy bay chở hàng viện trợ của các nước gửi đến người dân Palestine ở Dải Gaza, nâng tổng số chuyến bay được quốc gia Bắc Phi tiếp nhận lên 558 với tổng số hàng chuyên chở hơn 15.000 tấn, tính từ tháng 10/2023.
Một nguồn tin tại Sân bay El Arish xác nhận 2 trong số 4 máy bay nói trên chở hàng cứu trợ của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), mang theo 80,5 tấn thực phẩm, hàng cứu trợ và viện trợ y tế. Trong khi 2 chiếc còn lại chở 55,5 tấn viện trợ từ Đức và WHO.
Cũng trong ngày 19/3, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập thông báo đã đưa 72 xe tải chở viện trợ nhân đạo và nhiên liệu đến Dải Gaza thông qua cửa khẩu biên giới Rafah.
WHO đánh giá tình hình ở Gaza 'nguy hiểm nghiêm trọng'
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/12 cho rằng nạn đói và chiến tranh khiến dân số ở Dải Gaza đang ở trong tình trạng "nguy hiểm nghiêm trọng".
Hiện trường đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống trại tị nạn al-Maghazi ở Dải Gaza ngày 25/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện "các biện pháp khẩn cấp để giảm bớt mối nguy hiểm nghiêm trọng mà người dân ở Dải Gaza phải đối mặt, cũng như nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ đối với đội ngũ nhân viên nhân đạo trong quá trình giúp đỡ người bị thương nặng".
Ông Tedros nêu rõ: "WHO mới cung cấp vật tư cho 2 bệnh viện trong ngày 27/12. Tuy nhiên, 21 trong số 36 bệnh viện ở Dải Gaza không còn hoạt động. Các báo cáo ghi nhận nhu cầu thực phẩm tiếp tục là vấn đề cấp bách trên khắp Dải Gaza, trong khi người dân đã yêu cầu các đoàn xe dừng lại để tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh đó, khả năng cung cấp thuốc, vật tư y tế và nhiên liệu cho bệnh viện của WHO đang ngày càng bị hạn chế bởi nạn đói và tâm lý tuyệt vọng của người dân".
Theo Tổng Giám đốc WHO, sự an toàn của đội ngũ nhân viên cứu trợ nhân đạo và khả năng duy trì hoạt động hỗ trợ liên tục phụ thuộc vào việc có nhiều thực phẩm hơn được chuyển đến toàn bộ Dải Gaza ngay lập tức.
Ông Tedros nhấn mạnh: "Nghị quyết mới được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua mang lại hy vọng cải thiện công tác phân phối viện trợ nhân đạo ở Gaza. Tuy nhiên, dựa trên lời kể của các nhân chứng tại hiện trường, nghị quyết này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Điều chúng tôi cần ngay bây giờ là lệnh ngừng bắn để tránh cho dân thường khỏi bạo lực và bắt đầu con đường dài hướng tới tái thiết và hòa bình".
Quan chức Liên hợp quốc dự đoán về 'kịch bản địa ngục' ở Dải Gaza Một quan chức Liên hợp quốc cảnh báo rằng "một kịch bản thậm chí còn khủng khiếp hơn" đang xuất hiện ở Dải Gaza trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas làm viện trợ nhân đạo bị đình trệ. Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 4/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN Hãng tin AFP của...