WB: Việt Nam đạt kết quả ấn tượng trong cải thiện hiệu quả GD
Ngày 20/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo Nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi người đến năm 2020 nhằm cung cấp những phân tích chuyên sâu về hiệu quả giáo dục bậc tiểu học và trung học ở Việt Nam.
Phát biểu tại lễ công bố, bà Keiko Sato, Giám đốc Điều phối Danh mục đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hy vọng, báo cáo sẽ góp phần giúp Việt Nam có thêm cơ sở trong việc thực hiện Chiến lược kinh tế- xã hội 2011-2020 và Chiến lược giáo dục 2011-2020.
Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng trong việc cải thiện hiệu quả giáo dục trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đến trường ở Việt Nam khá cao so với các nước khác trong khu vực và trong nhóm các nước có cùng thu nhập.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách tiếp cận cơ hội học tập giữa các nhóm dân cư khác nhau, cũng như việc cải thiện chất lượng dạy và học, nhất là trong dạy nghề.
Video đang HOT
Để giải quyết các thách thức này, Việt Nam cần ưu tiên hơn trong cấp ngân sách công cho ngành giáo dục, cải thiện hiệu quả chi tiêu và nâng cao chất lượng quản lý trường học.
Bà Emanuela di Gropello, tác giả chính của báo cáo, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ban Phát triển con người Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á-Thái Bình Dương chia sẻ chương trình cải cách này rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân về một hệ thống giáo dục chất lượng cao hơn và xây dựng nền tảng bền vững cho phát triển con người khi Việt Nam đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình.
Báo cáo này được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Bỉ và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh.
Báo cáo cung cấp phân tích về hiệu quả giáo dục và những động cơ dẫn tới sự thay đổi nhằm cung cấp thông tin cho những đổi mới chính sách trong thập kỷ tới ở Việt Nam.
Theo TTXVN
5.100 HS tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành yêu cầu phối hợp chỉ đạo khảo sát chính thức chương trình đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá hiệu quả và chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
Theo đó, trong 3 ngày 12, 13 và 14/4, Việt Nam sẽ triển khai khảo sát chính thức PISA tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 học sinh ở tuổi 15.
Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương yêu cầu các hiệu trưởng, giáo viên, học sinh đọc, tổ chức thảo luận về cách đánh giá của PISA, các dạng đề thi và phiếu hỏi để học sinh làm quen với cách hỏi thi và cách đánh giá của PISA. Đồng thời triển khai việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS, THPT tại địa phương đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng PISA.
Theo lãnh đạo bộ, tham gia PISA là cơ hội để Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm đánh giá quốc tế, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ đánh giá để có thể triển khai thực hiện tốt các kỳ đánh giá quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau năm 2015.
Từ tháng 3 năm 2010, Việt Nam đã chính thức tổ chức các hoạt động triển khai PISA. Sau hơn 1 năm chuẩn bị tích cực, tháng 5 năm 2011, Việt Nam đã tiến hành khảo sát thử nghiệm PISA tại 40 cơ sở giáo dục thuộc 9 tỉnh, thành phố: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hệ thống giáo dục phổ thông đã ảnh hưởng đến phân luồng học sinh Theo một khảo sát của Bộ GD-ĐT, có 69,3% ý kiến cho rằng cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học chưa thực sự hợp lý là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng học sinh. Nhiều học sinh hiện nay không mặn mà với học nghề. Dạy nghề không đủ và không có sức hút Sự việc một...