VVOB triển khai chương trình Học thông qua Chơi tại Việt Nam
VVOB cùng với Quỹ LEGO và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai chương trình Học thông qua Chơi tại Việt Nam từ 1/1/2020 đến 31/12/2023 với tổng ngân sách là 4 triệu USD.
Áp dụng chiến lược nhân rộng 3 bước tại các vùng miền khác nhau , dự án iPLAY sẽ tiếp cận tới 14.695 trường học, hơn 150.000 giáo viên tiểu học vào năm 2022. Dự án cũng ước tính tiếp cận được ba triệu phụ huynh tới năm 2023.
Quỹ LEGO đã công bố một chương trình đối tác toàn cầu nhằm lồng ghép phương pháp Học thông qua Chơi vào chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Tại Việt Nam, tổ chức VVOB – Giáo dục vì Sự phát triển sẽ thực hiện triển khai chương trình này thông qua dự án “iPlay Việt Nam – Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi cho học sinh Việt Nam”.
Dự án iPLAY của tổ chức VVOB sẽ hỗ trợ Bộ GD&ĐT đạt được các mục tiêu của chương trình giáo dục mới bằng cách lồng ghép phương pháp Học thông qua Chơi vào hệ thống bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học.
Dự án sẽ xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên áp dụng và thực hành các hoạt động Học thông qua Chơi tại lớp học theo chương trình giảng dạy mới. Dự án cũng sẽ nâng cao năng lực cho cán bộ giáo dục cấp huyện, quản lý nhà trường, để họ có khả năng tạo môi trường khuyến khích và hỗ trợ áp dụng phương pháp Học thông qua Chơi tại trường. Để giáo viên có thể áp dụng được phương pháp Học thông qua Chơi trên lớp, dự án sẽ hỗ trợ năng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của giáo viên tiểu học thông qua sự kết hợp giữa bồi dưỡng giáo viên cấp quốc gia và phát triển chuyên môn tại cấp trường.
Áp dụng chiến lược nhân rộng 3 bước tại các vùng miền khác nhau, dự án iPLAY sẽ tiếp cận tới 14.695 trường học, hơn 150.000 giáo viên tiểu học vào năm 2022. Dự án cũng ước tính tiếp cận được 3 triệu phụ huynh tới năm 2023./.
Video đang HOT
Theo thoidai
Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước "giờ G" đổi mới
Năm 2020, lần đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với học sinh lớp 1. Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước, chuẩn bị cho chương trình mới năm học 2020-2021.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 12/1, ông Nguyễn Văn Hiền - Phó giám đốc chương trình ETEP (chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) cho biết, việc bồi dưỡng giáo viên đại trà được thực hiện theo đúng kế hoạch 263 ngày 29/3/2019 của Bộ GD&ĐT.
Trong đó, giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.
Về công tác bồi dưỡng giáo viên cho chương trình lớp 1 sẽ được thực hiện ra sao khi 2020 là năm đầu tiên giảng dạy sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới, ông Hiền cho hay, từ tháng 1 đến tháng 3, các địa phương sẽ tổ chức bồi dưỡng đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới cho tất cả giáo viên lớp 1, nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.
Ông Nguyễn Văn Hiền Phó giám đốc chương trình ETEP.
Một số tỉnh như Ninh Bình, Nghệ An đã tìm hiểu chương trình mới từ năm 2018 và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nhiều lần. Giáo viên sẽ hiểu và có khả năng xây dựng giáo án, tổ chức hoạt động phù hợp, bớt lệ thuộc SGK.
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã lên kế hoạch và tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
"Theo khảo sát, nhiều địa phương làm tốt việc tập huấn giáo viên lớp 1. Chẳng hạn ở Nghệ An, gần 100% giáo viên lớp 1 đã tìm hiểu chương trình, thiết bị và sắp tới là SGK mới", ông Hiền cho biết.
Cũng theo ôn Hiền, từ tháng 1 đến tháng 3, các sở sẽ bồi dưỡng đại trà cho giáo viên. Công việc này có thể kéo dài đến tháng 7 tuỳ điều kiện thực tế từng địa phương.
Tuy nhiên, thời hạn là tháng 3, tất cả các giáo viên lớp 1 phải được bồi dưỡng hết mô đun 1.
Cụ thể ở mô đun 1, tập trung giúp giáo viên nắm chắc chương trình theo môn, hoạt động giáo dục. Kết thúc mô đun này, giáo viên có thể hiểu được chương trình, từ đó làm ra tổ chức hoạt động và giáo án tốt ứng với chương trình mới.
"Mấu chốt, giáo viên phải thực sự hiểu chương trình. Nếu giáo viên thực sự nắm chắc chương trình và hiểu được bản chất, họ có thể phát triển hoạt động giáo dục phù hợp. Khi giáo viên hiểu, đội ngũ đó sẽ phát triển học tập tốt, đáp ứng được chuẩn", ông Hiền chia sẻ.
Quan trọng, giáo viên phải biết cách đổi mới phương án dạy từ "cứng" thành sáng tạo hơn trước đây.
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện toàn quốc có hơn 91.000 giáo viên lớp 1. Cũng theo chuyên gia này nhìn nhận, thực tế hiện nay có một tỷ lệ nhất định thầy cô chậm đổi mới.
Ông Lý giải: "Khi tôi hiểu được chuẩn ra thế nào thì sẽ có nhiều cách làm. Ví dụ, bài học về âm thanh, giáo viên có thể mở điện thoại cho các con nghe, thả điện thoại vào cái cốc để nghe xem âm thanh to hơn hay nhỏ hơn. Từ đó, họ rút ra bài học và lý giải vì sao.
Còn nếu theo sách cũ sẽ dạy kiểu, thứ nhất khái niệm âm thanh, thứ hai ứng dụng như thế nào..., như vậy rất cứng và bị bó hẹp".
Về lo lắng áp lực của giáo viên lớp 1 trước thềm đổi mới, ông Hiền cho rằng ở lớp 1, hàm lượng kiến thức, tri thức không nhiều nên nỗi lo về tri thức không lớn. Qua khảo sát tại các lớp bồi dưỡng, thầy cô không quá áp lực lo lắng.
Quan trọng họ phải biết cách đổi mới phương án dạy từ "cứng" thành sáng tạo hơn trước đây.
"Điều này không chỉ một mình giáo viên mà cả hiệu trưởng, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên chương trình mới để từ đó phân luồng tuyến, mạch kiến thức.
Cách tốt nhất để giáo dục theo chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được SGK, vì lâu nay chúng ta phụ thuộc SGK rất lớn", ông Hiền khẳng định.
M. Hà
Theo Dân trí
Nữ sinh chuyên Sư phạm nhận học bổng Mỹ 3,8 tỷ đồng dù không có điểm SAT Không có điểm SAT, em Nguyễn Ngọc Lan Nhi - học sinh trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội vẫn nhận chinh phục thành công suất học bổng 3,8 tỷ đồng từ Đại học Fairfield, Mỹ. Thông tin Nguyễn Ngọc Lan Nhi Sinh năm: 2002 Học sinh Trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội Thành tích cá nhân: - Giải Tư kì thi...