Vượt qua nghịch cảnh, cậu bé không tay trở thành sinh viên đại học

Theo dõi VGT trên

Thiếu đi đôi tay, Hạnh tự mình tập luyện, biến 2 bàn chân trần thành đôi tay”. Vượt qua nghịch cảnh, “ cậu bé chim cánh cụt” trở thành sinh viên đại học.

“Cậu bé chim cánh cụt”

Một ngày mưa gió của năm 2000, cậu bé Hồ Hữu Hạnh (SN 2000, ngụ tỉnh Đồng Nai) chào đời trong nỗi đau ngẹn ngào của cha. Đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn ấy thiếu đi đôi tay, nằm lọt thỏm trong tấm khăn quấn rộng thùng thình. Lo sợ mẹ đứa bé không chịu được sự thật đau lòng, nữ hộ sinh quấn em vào khăn rồi giao lại cho người nhà. Bà Bùi Thị Hợp (45 tuổi, tỉnh Đồng Nai, mẹ Hạnh) kể lại ngày phát hiện đứa con trai thiếu đi đôi tay trong nước mắt.

Bà nói, sau khi sinh, chồng bà ẵm con đến để bà cho bú. Lúc này, đứa bé đã được quấn trong chiếc khăn lớn. Sợ con lạnh, bà cũng không mở khăn để kiểm tra. Cứ thế, vài ngày đầu, bà bồng bế con nhưng không bao giờ nghĩ đứa con trai của mình bị khiếm khuyết đôi tay. Trong khi đó, mỗi lần đưa con cho vợ, chồng bà Hợp lại cố giấu nỗi xót xa. Ông sợ vợ biết con khuyết tật sẽ không chịu nổi.

Thế rồi, chuyện buồn cũng không giấu được lâu. Trong một lần, bà Hợp thấy áo con lòi ra khỏi chiếc khăn quấn. Bà mở khăn để sửa áo cho con thì đau đớn phát hiện đứa con trai của mình như một con sâu, đang cố cựa mình trong chiếc khăn lớn. Quá đau đớn, bà khóc nấc rồi ngất lịm. Khi tỉnh lại, bà đã thấy con trai nằm trong vòng tay của mình. Thấy con chịu nhiều thiệt thòi từ khi lọt lòng, bà càng thương con hơn.

Vượt qua nghịch cảnh, cậu bé không tay trở thành sinh viên đại học - Hình 1

Sinh ra, Hồ Hữu Hạnh đã thiếu mất đôi tay. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Lớn lên trong tình thương yêu lớn lao của cha mẹ, Hạnh không tự ti, mặc cảm bản thân. Ngược lại, ngay từ rất nhỏ, Hạnh đã chứng minh mình rất can trường, giàu nghị lực. Nhớ lại tuổi thơ, Hồ Hữu Hạnh kể: “Không như mọi người tưởng tượng, tuổi thơ em dữ dội lắm. Khi biết mình không có tay em chỉ buồn chút thôi vì thấy làm gì cũng khó. Sau đó, em tự rèn luyện đôi chân làm các việc mình thích. Ban đầu, em tập chơi các trò chơi bằng chân như: bắn bi, búng thun… Dần dần, em tập nâng cao hơn, việc khó hơn như rửa chén, quét nhà, nấu ăn, bơi lội, đi xe đạp…”.

Hạnh miệt mài luyện tập với khát vọng có thể tự làm mọi việc bằng đôi chân trần. Cuối cùng, em cũng có thể tự đi xe đạp, nấu ăn, đi chợ, bơi lội, thậm chí phụ giúp cha mẹ trồng, thu hoạch rau. Em kể: “Để có thể tự làm mọi việc bằng chân, em trải qua những thời gian khổ luyện trong đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc đầu, em rửa chén thì chén bể, nấu ăn thì bị dao cắt, nước sôi tạt trúng người, cắm điện thì bị điện giật suýt chết”.

“Có cần, em tập bơi cũng bị chìm, suýt nữa chết đuối. Lần tập chạy xe đạp, em cũng bị bác xe ôm tông trúng, xe đè qua người tưởng chết rồi. Người và chân em đầy sẹo nhưng em không từ bỏ. Luyện tập mãi rồi cũng thành công. Bây giờ, hầu như em làm được tất cả mọi việc bằng chân thậm chí các việc nặng nhọc như cuốc đất, xới cỏ, vác rau… giúp cha mẹ”, Hồ Hữu Hạnh kể thêm.

Vượt qua nghịch cảnh, cậu bé không tay trở thành sinh viên đại học - Hình 2

Thế nhưng, em không đầu hàng số phận. Hạnh tập luyện để biến đôi chân thành đôi tay bị khiếm khuyết của mình. (Ảnh: Nhật vật cung cấp).

Vượt qua nghịch cảnh

Hạnh nói, từ lúc còn rất nhỏ, em đã rất thích được đi học. Thế nhưng, cha mẹ em không dám tin vào việc con trai mình có thể đến trường. Vậy nên, khi đám con nít cùng tuổi con trai mình ở trong xóm tung tăng đến trường, ông bà chỉ biết lặng câm, cố nuốt nước mắt vào lòng. Không được ba mẹ cho đi học, Hạnh tự mình “mò” đến lớp. Ngay khi đứa bạn đối diện nhà vào mẫu giáo, “cậu bé chim cánh cụt” đã bám gót, theo bạn đến trường mầm non.

Hạnh kể: “Em thích được đi học lắm vì ở trường có nhiều bạn, có đồ chơi, được ăn bánh kẹo nữa. Nhưng lúc em đủ tuổi vào mẫu giáo, ba mẹ không tính đến việc cho em đi học. Em đi theo đứa bạn ở đối diện nhà đến trường. Đến nơi, em chỉ đứng ngoài lớp nhìn vào thôi. Thấy các bạn chơi, được cô giáo dạy học em thích lắm. Cứ thế, em theo bạn đến trường, đúng ngoài lớp mấy ngày liền”.

Cuối cùng, cô giáo cũng phát hiện cậu bé đen nhẻm, gầy ốm, không có tay nhiều ngày đứng ngoài cửa sổ. Thương cậu bé khuyết tật nhưng ham học, giáo viên này đã đến tận nhà khuyên cha mẹ Hạnh cho em đi học và hứa sẽ tài trợ toàn bộ dụng cụ học tập. “Ba mẹ đồng ý, em được đến lớp của cô học. Cuối năm, em được trường tặng giấy khen bé giỏi bé ngoan”, Hạnh kể.

Video đang HOT

Vượt qua nghịch cảnh, cậu bé không tay trở thành sinh viên đại học - Hình 3

Để được đến trường, “cậu bé chim cánh cụt” phải trải qua biết bao chông gai. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thế nhưng, năm vào lớp 1, em không được trường ở địa phương nhận. Lý do là Hạnh khuyết tật, trường chưa nhận trường hợp nào như vậy. Ban giám hiệu trường này khuyên gia đình cậu bé nên gửi cậu vào trường khuyết tật để học. Hạnh không chịu vào trường khuyết tật và năn nỉ ba mẹ đến xin nhà trường cho mình nhập học với điều kiện “học thử xem có học được không rồi tính tiếp”. Thế nhưng, năm “học thử” ấy cậu bé không tay đạt học sinh giỏi.

Hạnh kể, để có thể đi học, em phải luyện viết chữ bằng chân. Đây là thử thách lớn nhất mà em từng đối mặt. Để huấn luyện đôi bàn chân khô cứng đủ linh hoạt để viết ra những nét chữ, Hạnh đã kẹp cây bút vào giữa 2 ngón chân miệt mài rèn luyện. Em tập nhiều đến nỗi chân sưng, các ngón chân tê cứng. Sau nhiều lần như vậy, Hạnh cũng có thể viết bằng chân. Trên lớp, em có một cái bàn đặc biệt để phù hợp với việc viết bằng chân. Khi lên bảng trả bài, Hạnh cũng cầm phấn bằng chân, viết lên bảng đen.

Tuy nhiên, khi lên cấp 2, sự hồn nhiên của những ngày thơ dại mờ dần. Hạnh ý thức rõ rệt hơn nỗi đau không có đôi tay. Hơn thế, bạn bè, xã hội cũng bắt đầu soi mói khiếm khuyết của cậu bé rồi ra lời châm chọc, mỉa mai. Sự tự ti, mặc cảm bấy lâu ngủ vùi trong em tỉnh thức. Hạnh đau đớn, tủi nhục trước sự xa lánh, châm chọc của bạn bè. Những ngày đến trường trở nên ngột ngạt, đáng sợ. Em quyết định bỏ học.

Vượt qua nghịch cảnh, cậu bé không tay trở thành sinh viên đại học - Hình 4

Với một nghị lực phi thường, Hồ Hữu Hạnh đã là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thế rồi, chính lúc khó khăn nhất, Hạnh lại giàu nghị lực nhất. Hạnh kể: “Cuối cùng, em nhận ra rằng, những tác động xấu ấy không giúp em thành công, không giúp em phát triển bản thân. Hơn nữa, em không muốn mình là gánh nặng của gia đình, xã hội. Và, em xác định, tương lai sẽ rộng mở hơn nếu em tiếp tục bước qua những rào cản đến từ sự tự ti, mặc cảm bản thân”.

Thế là Hạnh dũng cảm đối mặt với sự tự ti, mặc cảm. Em tiếp tục đến trường và đặt mục tiêu hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Và, bằng một nghị lực phi thường, Hồ Hữu Hạnh đã vượt mọi khó khăn trên con đường học tập đầy trắc trở của mình. Tháng 9 vừa qua, em chính thức trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của trường đại học Lạc Hồng (Đồng Nai).

Hạnh nói: “Sau bao nhiêu khó khăn, em cũng dần hiện thực hóa được ước mơ của mình. Bởi, ngay từ lúc lên lớp 3, em đã thích làm việc với máy vi tính và ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Bây giờ, em đang học đại học với đúng chung ngành mình yêu thích. Em cảm thấy, bây giờ em đang hòa nhập khá tốt cùng các bạn sinh viên khác tại trường”.

Miễn toàn bộ học phí

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Phó Hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng: “Em Hồ Hữu Hạnh là tân sinh viên của trường. Hiện, Hạnh đang theo học ngành Công nghệ thông tin. Để hỗ trợ em trong việc học tập, nhà trường đã quyết định miễn toàn bộ học phí cho sinh viên này”.

Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai

Sinh ra đã thiếu đôi tay, Hồ Hữu Hạnh (SN 2000) không để nghịch cảnh quật ngã. Em tập bò như một con sâu rồi làm mọi việc bằng đôi chân bé xíu.

Với một nghị lực phi thường, chàng trai có biệt danh "chim cánh cụt" nay đã bước vào giảng đường đại học để hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.

Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai - Hình 1

Hồ Hữu Hạnh khiến các học sinh khác ngỡ ngàng trước kỹ năng viết bằng chân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Làm mọi việc bằng chân

Dù đã 20 năm trôi qua, mỗi khi có người nhắc đến tuổi thơ của cậu con trai Hồ Hữu Hạnh, bà Bùi Thị Hợp (45 tuổi, ngụ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vẫn rưng rưng nước mắt. Bà cho biết, chỉ biết con trai khiếm khuyết đôi tay khi tình cờ thấy áo con lòi ra ngoài chiếc khăn quấn.

Bởi, trước đó, khi phát hiện Hạnh không có đôi tay, gia đình vì sợ bà đau đớn đã giấu giếm sự thật, không cho bà biết. Mọi người quấn cậu bé đáng thương trong chiếc khăn lớn.

"Lần đầu thấy con không có đôi tay, tôi đau đớn đến ngất lịm. Sau này, mỗi lần cho con bú, nhìn vào hai vai con, tôi lại khóc nức nở, đau đớn vô cùng", bà Hợp chia sẻ.

Cùng tâm trạng, ông Hồ Hữu Canh cũng khóc cạn nước mắt khi nhìn thấy con như con sâu được quấn trong chiếc khăn rộng thùng thình. Đôi vợ chồng trẻ luôn đau thắt lòng mỗi khi nghĩ đến tương lai cậu con trai chịu thiệt thòi từ lúc lọt lòng.

Thế nhưng, ngay giai đoạn tập bò, Hạnh đã chứng minh mình có một nghị lực phi thường. Như một con sâu, cậu bé luôn cố vươn người về phía trước. Lớn hơn một chút, Hạnh bắt đầu tự ý thức được việc mình thiếu đôi tay để rồi tự luyện tập để làm mọi việc bằng đôi chân trần.

Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai - Hình 2

Không có đôi tay nhưng Hạnh vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhớ lại những tháng ngày bắt đầu luyện tập, biến 2 bàn chân thành đôi tay, Hồ Hữu Hạnh kể: "Lúc nhỏ, em chỉ tập làm những điều em muốn như: rửa chén, bơi lội, vệ sinh cá nhân... Rồi từ từ em làm được mọi việc bằng đôi chân của mình".

"Em có tuổi thơ dữ dội lắm. Không có đôi tay, em vẫn tập xe đạp, trèo cây, leo mái nhà, trượt ván gỗ, bắn bi, búng thun... Để làm được như thế, em chịu nhiều đau đớn lắm. Những ngày đầu, rửa chén thì chén vỡ, miểng sành đâm rách chân, cắm điện thì bị giật, nấu ăn, đun nước thì bị phỏng, dao cắt... Người và chân em sẹo không à", Hạnh kể thêm.

Nhận thấy cha mẹ trồng rau quanh năm vất vả, Hạnh cũng tìm cách đỡ đần. Hiện, em có thể cuốc đất bằng cằm, vác rau, nhổ cỏ bằng chân... phụ giúp cha mẹ. Song, điều khiến Hạnh cũng như cha mẹ em hạnh phúc, tự hào hơn cả là em đã vượt qua một chặng đường dài đầy trắc trở để trở thành sinh viên đại học.

" Chim cánh cụt" vào đại học

Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai - Hình 3

Nay, cậu bé "chim cánh cụt" đã vào đại học, hòa nhập các sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hạnh kể, con đường học tập của em là cả một hành trình chất chứa nhiều nỗi niềm. Ở đó có niềm vui, nước mắt và cả những nỗi đau thầm kín. Con khuyết tật, vợ chồng ông Canh nghĩ con chẳng thể đến trường.

Nhưng khi thấy bạn bè đi học mẫu giáo, Hạnh cũng rạo rực muốn được đến lớp. Hạnh không dám nói với ba mẹ, lặng lẽ theo chân người bạn đối diện nhà đến trường.

Đến nơi, cậu bé có biệt danh "chim cánh cụt" đứng bên ngoài nhìn vào lớp học. Hạnh thấy các bạn học vui lắm, được ăn đồ ăn ngon, có đồ chơi đẹp. Hạnh ao ước được vào lớp chơi cùng bạn bè.

Em kể: "Em đứng ngoài lớp 3 - 4 ngày thì được cô giáo mầm non chú ý. Sau đó, cô ra gặp em và hỏi em có muốn vào học không. Em gật gật đầu rồi cô dẫn em vào lớp".

"Lúc đó, em chưa có đồng phục, đồ dùng học tập. Cô đến tận nhà em khuyên ba mẹ em cho em đi học. Nếu được, cô sẽ mua cặp, sách cho em. Thế là ba mẹ em đồng ý", Hạnh kể thêm.

Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai - Hình 4

Hạnh chụp ảnh cùng Phó Hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đi học, Hạnh phải tự luyện tập thêm một kỹ năng mới khó hơn bất kỳ kỹ năng nào trước đó là viết bằng chân. Em kể: "Không như các bạn khác có người cầm tay dạy viết, em đâu có ai cầm chân cho đâu. Em tự tập. Luyện đến sưng cả bàn chân, các ngón chân sưng phồng, tê cứng".

Nhưng chưa bao giờ Hạnh nghĩ đến việc từ bỏ. Cuối cùng, những ai tưởng em đến trường chỉ để cho vui đều ngạc nhiên. Cuối năm học, "chim cánh cụt" được nhà trường tặng giấy khen "bé giỏi bé ngoan".

Với kết quả ấy, tưởng chừng con đường học tập của Hạnh sẽ rộng mở. Nào ngờ, vào lớp 1, Hạnh không được trường nhận vào học. Nhà trường tư vấn gia đình Hạnh đưa em vào trường khuyết tật để học tập.

Hạnh không chịu. "Em nằng nặc bảo ba mẹ đi xin học. Cuối cùng, nhà trường nhận em vào học thử, xem có học được không rồi tính tiếp. Hoàn thành năm lớp 1, em được giấy khen học sinh giỏi", Hạnh kể.

Tuy nhiên, đến lớp 7, sóng gió một lần nữa ập đến với em. Những lời châm chọc, mỉa mai của bạn bè khiến sự tự ti, mặc cảm bấy lâu em đè nén trỗi dậy. Không thể vượt qua, Hạnh bỏ học.

Song, cuối cùng em cũng nhận biết, sự tự ti, mặc cảm ấy không giúp em thành công hay phát triển bản thân. "Em thấy rằng, để vượt qua nghịch cảnh, em phải nỗ lực, phải làm điều người ta không làm được. Em không muốn là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để làm điều ấy em phải đi học".

Cuối cùng, những nỗ lực ấy đã dẫn đường cho "chim cánh cụt" vào đại học. "Đi học, em nhận thấy rằng, tương lai sẽ rộng mở hơn nếu em tiếp tục bước qua những rào cản, những khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy, em mới giúp ích cho xã hội, có thêm động lực vượt qua giới hạn để phát triển bản thân".

Tháng trước, Hạnh tự bắt xe lên TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), nộp hồ sơ và trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của trường đại học Lạc Hồng. Hạnh kể: "Công nghệ thông tin là ngành em vô tình gặp sau khi quay phóng sự vào hè năm lớp 1".

"Lúc đó, đài truyền hình hỏi em biết đánh máy không. Em trả lời là có. Đến năm lớp 3 em bắt đầu thích máy tính và có ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin", em kể thêm. Những năm đầu trên ghế giảng đường, Hạnh nói em rất tự tin và sẽ cố gắng hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.

Sinh viện có ý chí, nghị lực đáng trân trọng

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng nhận xét: "Hạnh không có tay nên chúng tôi gọi em là "chim cánh cụt" nhưng ý chí, nghị lực của em rất đáng trân trọng.

Trong thời gian vừa qua, em cũng đã tham gia vào các hoạt động công nghệ thông tin và rất đam mê trong lĩnh vực này. Dù mới nhập học, nhưng em đã hòa nhịp cùng các bạn sinh viên khác.

Từ khi còn là học sinh, Hạnh đã được thầy Hiệu trưởng nhà trường chu cấp chi phí ăn uống hàng tháng cho em. Bây giờ, thầy vẫn tiếp tục công việc này. Nhà trường cũng đã miễn toàn bộ học phí cho Hạnh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Sự kiện khủng quy tụ dàn sao Vbiz: Lộ thái độ nhà Gil Lê với Xoài Non, chi tiết liên quan Hoàng Thuỳ Linh gây chú ý
09:13:10 15/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý
10:39:08 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt

Sao việt

14:21:25 15/11/2024
Việc ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây bị bắt để điều tra gây xôn xao dư luận và cư dân mạng quan tâm đến mối quan hệ ngoài đời của hai người.

Tác nhân gây chia rẽ chính trị giữa cử tri nam và nữ trẻ tuổi trên toàn cầu

Thế giới

14:01:38 15/11/2024
Hai năm sau, tại cuộc tổng tuyển cử của Anh, có đến 23% cử tri nữ trẻ tuổi bỏ phiếu cho đảng Xanh, trong khi cử tri nam trẻ tuổi chỉ là 12%. Cử tri nam trẻ tuổi ưu ái bỏ phiếu cho đảng Cải cách Anh.

Những trường hợp sẽ bị khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn từ ngày 25/12

Netizen

12:32:34 15/11/2024
Người dùng Internet tại Việt Nam sẽ bị xóa tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nếu vi phạm các quy định được nêu trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 tới.

Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

Pháp luật

12:15:23 15/11/2024
Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.

3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

Trắc nghiệm

12:07:00 15/11/2024
Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

Sức khỏe

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Hôm ấy, khi gia đình chuẩn bị đốt đi những di vật của mẹ chồng vừa mất, không ai ngờ lại xảy ra một sự việc gây chấn động

Góc tâm tình

11:38:23 15/11/2024
Trong lúc thu dọn, từ chiếc túi áo của bà, từng cọc tiền lả tả rơi xuống. Hai chị chồng tôi lập tức nhặt nhạnh, vội vàng nhét vào túi mình.

Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

Làm đẹp

11:25:19 15/11/2024
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.