Vượt nghịch cảnh trao yêu thương
Đó là câu chuyện về Bùi Thị Nguyệt, sinh năm 1997, cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Vượt qua hoàn cảnh khó khăn của bản thân, Nguyệt đem yêu thương đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Bùi Thị Nguyệt cùng các em nhỏ ở mảnh đất Kon Tum
Gia đình Bùi Thị Nguyệt (ở thôn 3 Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) thuộc hộ nghèo. Bố gặp tai nạn sức khỏe yếu, chỉ còn mẹ gánh vác chăm lo cho 4 chị em Nguyệt. Căn nhà cấp 4 đã xuống cấp, mưa đến bùn đất tràn vào, lúa gạo ngâm nước.
Một mình ở Đà Nẵng, Nguyệt vừa học vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Có thời gian mẹ bị bệnh nặng, Nguyệt nỗ lực làm thêm để có tiền đưa mẹ đi chữa trị. Tốt nghiệp loại khá ngành Luật kinh tế Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng tháng 10/2020, hiện Nguyệt đăng ký lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp). Trong khi chờ mở lớp, Nguyệt cộng tác với một công ty luật tại Đà Nẵng để học nghề.
Nguyệt xây dựng một nhóm tư vấn pháp luật miễn phí và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia là thẩm phán, luật sư, công an. “Tại đây mình hướng dẫn các bạn sinh viên đang học luật kỹ năng thực hành các công việc thường gặp, nhằm cung cấp kiến thức cần và đủ để các bạn có thể tư vấn một cách tốt nhất”, Nguyệt nói và cho biết đã tư vấn và hỗ trợ thành công cho nhiều trường hợp, nhận được phản hồi rất tốt từ người được hỗ trợ.
Video đang HOT
Bùi Thị Nguyệt còn là tình nguyện viên của JCI Việt Nam – một tổ chức phi lợi nhuận của những công dân trẻ tích cực tuổi từ 18 – 40. Chương trình “Chắp cánh ước mơ” – dự án về Kon Tum mùa 1 đã rất thành công khi Nguyệt và những người bạn ở đại học của mình cùng thực hiện. Sinh ra và lớn lên ở Kon Tum, Nguyệt hiểu rõ người dân khó khăn thế nào, đặc biệt là các em nhỏ đang trong độ tuổi đến trường. Mỗi mùa hè, Nguyệt cùng các bạn tình nguyện viên về Kon Tum dạy các em học, đọc sách, chơi trò chơi, học tiếng Anh… Nguyệt và các bạn cũng đang chuẩn bị kế hoạch cho mùa hè tới.
“Cánh bướm yêu thương” là dự án được khởi xướng từ một nhóm thành viên của JCI Danang. Chiến dịch 1 “Cánh bướm yêu thương” đã thực hiện trao quà cho gần 2.000 em học sinh vùng cao tỉnh Quảng Nam. Chiến dịch 2 quy mô lớn hơn, nhưng lại rơi đúng thời điểm Đà Nẵng bùng phát dịch COVID-19. Làm giám đốc chiến dịch này, Nguyệt cùng những thành viên JCI Đà Nẵng kêu gọi được số tiền hơn 162 triệu đồng và rất nhiều hiện vật cần thiết hỗ trợ cho công tác chống dịch.
“Kế hoạch 5 năm tới mình sẽ mở công ty luật. Còn trong quá trình này mình cần học tập, tìm hiểu, trau dồi không ngừng về nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là chuyên môn Luật. Đây cũng là quá trình hiện thực hóa ước mơ trở thành một luật sư giỏi của mình”, Nguyệt chia sẻ.
Đại học Luật Hà Nội giảm chỉ tiêu
Năm nay, Đại học Luật tại trụ sở chính Hà Nội và phân hiệu Đăk Lăk tuyển 2.000 sinh viên bốn ngành đào tạo, ít hơn năm ngoái 265.
Ảnh minh họa
Trong 2.000 sinh viên, ngành Luật lấy 1.410, phân bổ lần lượt cho hai cơ sở Hà Nội và Đăk Lăk là 1.280 và 130 chỉ tiêu. Sau đó, Đại học Luật Hà Nội tiếp tục lấy 100 trong 1.410 chỉ tiêu ngành Luật tại trụ sở Hà Nội cho Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona (Mỹ).
Kế đó, ngành Luật kinh tế tuyển 350 sinh viên, mỗi ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) tuyển 120. Trong đợt tuyển bổ sung, trường có thể tuyển thêm 30 sinh viên cho phân hiệu Đăk Lăk, tuỳ thuộc điều kiện thực tế tuyển sinh đợt 1.
Năm ngoái, ngành Luật tuyển 1.625 sinh viên cho cả hai phân hiệu và chương trình liên kết, Luật Kinh tế 400, cao hơn năm nay 50-200 em.
Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:
Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh theo ba phương thức, gồm tuyển thằng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường. Với phương phức xét tuyển riêng, Đại học Luật Hà Nội chấp nhận thí sinh với nhiều giải thưởng, chứng chỉ khác nhau.
Thứ nhất, xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thứ hai, trường còn xét tuyển các thí sinh trường THPT chuyên, năng khiếu quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố. Các em phải đạt hạnh kiểm Tốt, học lực Giỏi trở lên năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12. Nếu đăng ký vào phân hiệu Đăk Lăk, các em cần có ít nhất hai kỳ đạt học sinh giỏi. Với kỳ I lớp 12, điểm trung bình môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển tối thiểu 7,5 (với trụ sở chính Hà Nội) hoặc 7,0 (phân hiệu Đăk Lăk).
Với các trường THPT không chuyên, thí sinh cũng phải đảm bảo điều kiện tương tự với cả hai cơ sở. Ngoài ra, nếu các em xét tuyển theo tổ hợp A00 và C00, điểm trung bình học tập môn tiếng Anh trong 5 kỳ liên tiếp (trừ kỳ II lớp 12) phải đạt từ 7 trở lên (trụ sở Hà Nội) hoặc 6,5 (phân hiệu Đăk Lăk).
Thứ ba, với những thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona, Mỹ, Đại học Luật Hà Nội sẽ xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với kết quả bậc THPT. Trường không sử dụng kết quả miễn thi ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 để xét tuyển.
Năm 2020, điểm chuẩn Đai học Luật Hà Nội cao nhất là 29 tại tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ngành Luật Kinh tế, kế đó là Luật 27,75. Các ngành còn lại chủ yếu lấy đầu vào 23-25 điểm, riêng các tổ hợp của ngành Luật phân hiệu Đăk Lăk chỉ 15-16, kém ngành cao nhất đến 14 điểm.
SIU khởi động quỹ phát triển tài năng 13,2 tỷ Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) khởi động quỹ tài năng cho thí sinh xét tuyển chuyên ngành Luật kinh tế và Khoa học máy tính năm 2021. Đại diện SIU cho biết, đây là năm đầu tiên trường này khởi động "Quỹ phát triển tài năng" dành 30 suất học bổng toàn phần, ưu đãi học phí khoảng 250 - 574,4...