Vượt loạt tín hiệu ngược, ấn định đột phá thương chiến Mỹ – Trung
Phái đoàn Trung Quốc đã lên lịch lại lịch trình ở Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương tuyên bố ngày 15/1 là cho các đại diện cao cấp từ Bắc Kinh ký thỏa thuận.
Phái đoàn thương mại của Trung Quốc dự kiến sẽ ở Washington trong bốn ngày, bắt đầu từ ngày 13/1 để ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một – tạm dừng cuộc chiến tranh thương mại tốn kém giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, một nguồn thạo tin nói với tờ South China Morning Post (SCMP).
Dẫn đầu bởi Phó Thủ tướng Lưu Hạc, phái đoàn ban đầu dự định khởi hành vào đầu tháng nhưng phải thay đổi lịch trình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tweet vào đêm giao thừa tuyên bố rằng ông sẽ ký thỏa thuận với các đại diện cao cấp từ Bắc Kinh vào ngày 15/1 tại Nhà Trắng.
Trong khi hai bên lên kế hoạch kết thúc cuộc đàm phán giai đoạn một vào tháng 1, thì phía Trung Quốc không mong đợi ông Trump sẽ đưa ra thông báo đơn phương về ngày kí kết.
Tờ SCMP đưa tin Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Mỹ kí kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Ảnh: AFP/SCMP.
Video đang HOT
Sau cuộc thảo luận mất cả buổi chiều, phía Trung Quốc đã quyết định sửa đổi kế hoạch của họ để phù hợp với ông Trump, và sẽ trở lại Trung Quốc vào ngày 16/1, mặc dù Washington và Bắc Kinh vẫn chưa chính thức xác nhận chuyến thăm của ông Lưu Hạc.
Các chi tiết của tiến trình ký kết phản ánh sự khác biệt trong cách Bắc Kinh và Washington xem xét thỏa thuận này.
Ông Trump đang cố gắng coi thỏa thuận giai đoạn một là một thành công lớn cho Hoa Kỳ và cho chính mình, nhưng người Trung Quốc, mặc dù rất muốn ký thỏa thuận để đảm bảo sự ổn định, ít có khuynh hướng ca ngợi lớn về nó.
Một nguồn tin ở Washington biết về mối quan hệ song phương trên cho biết sự thay đổi này là điều dễ hiểu khi ông Trump mong muốn nhận được sự ủng hộ chính trị từ thỏa thuận với Trung Quốc.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết vào ngày 13/12 rằng sau khi hai bên đạt được thỏa thuận tạm thời, các quan chức hai nước sẽ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một trong tuần đầu tiên của tháng 1.
Phía Trung Quốc không chính thức nói khi nào họ muốn ký thỏa thuận, nhưng Thứ trưởng tài chính Liao Min đã nói trong một cuộc họp báo muộn ở Bắc Kinh vào ngày 13/12 rằng việc ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 là một ưu tiên hàng đầu.
Ông Trump nói trước Giáng sinh rằng ông sẽ có lễ ký kết với Chủ tịch Tập Cận Bình để xác nhận thỏa thuận này, theo Reuters. Chúng tôi sẽ có một buổi lễ ký kết, ông Trump nói.
Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau và truyền thông Trung Quốc cho rằng ông Tập không có ý định ký thỏa thuận trực tiếp.
Phiên bản tiếng Anh của Global Times tuần trước dẫn lời Gap Lingyun – từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc coi trọng bản chất của thỏa thuận. Miễn là thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý, liệu nó có thực sự quan trọng nếu được ký kết tại Trung Quốc hay Mỹ hay được ký bởi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới? Không có sự khác biệt lớn trong thực tế, miễn là cả hai bên đều giảng hòa và trở lại con đường bình thường”.
An Bình
Mỹ muốn ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC
Một quan chức Nhà Trắng ngày 29/10 cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là sẽ hoàn tất một thỏa thuận thương mại bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng tới ở Chile, song thời điểm cụ thể vẫn chưa được xác định.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Wall Street Journal
Báo South China Morning Post dẫn một người thạo tin cho biết lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến ký thỏa thuận thương mại tạm thời vào ngày 17/11, "nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ".
Ngày 28/10, Tổng thống Trump đã bày tỏ mong muốn ký một phần quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh này, song không nêu rõ thời gian cụ thể. Một nguồn tin riêng rẽ hiểu rõ về kế hoạch này cũng khẳng định ngày 17/11 là ngày có khả năng diễn ra cuộc gặp lãnh đạo Mỹ - Trung.
Trước đó, ngày 25/10, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết nước này và Trung Quốc đang gần hoàn tất một số điều khoản của thỏa thuận thương mại song phương sau cuộc điện đàm giữa các trưởng đoàn đàm phán của hai bên. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng nhấn mạnh hai nước đã đạt được "những bước tiến cụ thể" trong nhiều lĩnh vực, tạo một nền tảng quan trọng cho việc ký kết thỏa thuận. Ông cũng lưu ý rằng các cuộc đàm phán cần được tiến hành dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm giải quyết những vấn đề cốt lõi của hai bên.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung liên tục leo thang kể từ tháng 7/2018, khi hai nước liên tiếp bổ sung các mức áp thuế với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống Trump đã chấp thuận yêu cầu của Bắc Kinh hoãn kế hoạch tăng thuế đối với hàng Trung Quốc nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD cho đến ngày 15/10. Đáp lại, Ủy ban Thuế vụ Quốc vụ viện Trung Quốc cũng thông báo sẽ hủy bỏ việc áp thuế bổ sung đối với hai mặt hàng đậu tương và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao.
Giới phân tích cho rằng việc chấm dứt căng thẳng thương mại là một bước đi khẩn cấp và quan trọng đối với việc khôi phục thương mại như một động lực tăng trưởng, và tùy thuộc vào cách căng thẳng kết thúc, nó có thể là kết quả có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc cũng như cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Tàu sân bay Sơn Đông mang ít tiêm kích 'cá mập bay' hơn dự kiến Tàu sân bay Sơn Đông chỉ có thể mang theo khoảng 24 tiêm kích J-15, thay vì 36 chiếc như truyền thông Trung Quốc từng công bố. Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Sơn Đông. Việc tàu sân bay Sơn Đông đi vào vận hành đưa hải quân Trung Quốc trở thành lực...