Vượt khó để thực hiện bằng được ước mơ
Có một tâm thế tốt, được chuẩn bị thật kỹ để làm bài thi cũng như tự tin với năng lực của bản thân và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Các bạn thí sinh ở tỉnh miền núi Yên Bái khẳng định quyết tâm cao bước vào kỳ thi để đạt kết quả cao nhất, vươn tới những ước mơ trong tương lai.
Nhóm bạn Quỳnh Hoa, Quỳnh Mai, Thu Trang trước giờ vào phòng thi.
Nhóm các bạn Trương Quỳnh Hoa, Triệu Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thu Trang cùng học lớp 12D4 Trường THPT Lý Thường Kiệt. Kết thúc buổi thi chiều 26/6 với môn tiếng Anh, Hoa tham dự xét tuyển vào Học viện Báo chí tuyên truyên, bạn Mai và bạn Trang cùng đăng ký vào các ngành kinh tế.
Có một điểm chung giữa nhóm 3 bạn này là rất tự tin với phần bài làm của mình. Riêng Hoa, để hiện thực ” Giấc mơ học báo để được làm báo đi đây đi đó đang được nuôi dưỡng và em sẽ quyết tâm biến ước mơ đó thành hiện thực” – Trương Quỳnh Hoa vui vẻ nói.
Cô gái với nghị lực vượt khó Hoàng Hạ Vy
Cô gái Hoàng Hạ Vy, thí sinh ở điểm thi Trường THPT Lý Thường Kiệt có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cả bố và mẹ đều thương tật 81%, mặc dù như vậy nhưng chỉ có mẹ ở nhà còn bố của Vy vẫn phải đi làm để có thu nhập cho gia đình.
Video đang HOT
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay Vy cho biết mục đích vào Đại học Dược Hà Nội là mong ước và em quyết tâm thực hiện. Vy thấy rất thích đề Văn năm nay với phần nghị luận xã hội. Trong bài làm em đã nhấn mạnh sức mạnh của ý chí và niềm tin. “Tuổi trẻ cần rèn luyện bản thân, và có ý chí, nghị lực vươn lên thì mọi khó khăn thử thách sẽ vượt qua để đến bến bờ vinh quang”.- bạn Vy nói.
Thí sinh Hoàng Văn Tùng nhà ở huyện Văn Yên, là chiến sĩ nghĩa vụ đang thuộc biên chế phòng cảnh sát bảo vệ nội bộ Công an tỉnh. Tùng dự thi thuộc diện thí sinh tự do, năm nay các thí sinh tự do sẽ ngồi thi chung với các thí sinh phổ thông.
Khẳng định quyết tâm cao trong kỳ thi này, Tùng cho biết: Bài thi đầu tiên môn Văn em làm tốt, các bài thi khác em đã ôn luyện rất kỹ, có tham khảo các dạng đề thi năm ngoái để làm quen. Linh cảm của e là sẽ đủ điểm như đăng ký của mình xét tuyển vào Học viện cảnh sát nhân dân.
Nguyễn Trung Hiếu và các bạn sau buổi thi sáng 26/6
Thí sinh tự do khác là Nguyễn Trung Hiếu, cho dù năm nay đã học xong năm thứ nhất của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhưng vì thích ngành An Ninh mà năm 2018 Hiếu không trúng tuyển nên năm nay Hiếu vẫn tham gia thi để quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.
Nhà Hiếu ở huyện Lục Yên, em dành dụm được chút ít tiền khi làm thêm năm đầu đại học ở Hà Nội để lên TP Yên Bái thuê nhà tự luyện thi và dự thi tại điểm thi Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái. Kết thúc bài thi Tổ hợp KHTN sáng 26/6, Hiếu tự tin và đầy hy vọng giấc mơ bước chân vào giảng đường Học viện An ninh sẽ đến với mình.
Còn chàng trai Lê Xuân Trường có nguyện vọng xét tuyển vào Học viện tài chính. Tự tin vào mình, Trường chỉ đăng ký duy nhất một nguyện vọng. Chị Hà Thị Ngọc Thảo phụ huynh của Trường, chia sẻ: Con tự tin như vậy cũng mừng, những ngày này chạy theo lo cho cháu từ giấc ngủ đến bữa ăn, nhưng vẫn phải nhắc cháu học ôn đứng quá sợ ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng cháu lại động viên lại bố mẹ, đừng lo quá cho con, con tự biết sức mình. Cháu học khá nên việc tự tin cũng tốt, mong là quyết tâm của cháu được sớm thành hiện thực.
Hà An
Theo GDTĐ
Những phụ nữ Hà Nhì vượt rừng tìm con chữ
Sinh ra và lớn lên trong định kiến của bản làng không cần học nhiều, chỉ cần giỏi việc nương rẫy, lấy chồng, sinh con đẻ cái, thế nhưng vẫn có những người phụ nữ dân tộc Hà Nhì đã dũng cảm bước qua rào cản để thực hiện ước mơ của mình.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mù Cả Toán Go Xừ. Ảnh: Trúc Hà
Ở Ka Lăng, Mù Cả (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), tôi đã gặp những người phụ nữ nhỏ bé sống giữa chốn rừng sâu nhưng đã làm được những việc lớn lao mà ngay cả những người ở phố cũng không dám chắc mình làm được trong hoàn cảnh ấy.
Lỳ Gió Nu, Phó Chủ tịch UBND xã Ka Lăng là nữ lãnh đạo duy nhất của vùng đất vốn được mệnh danh là "đệ nhất khốn khó" của vùng biên giới Lai Châu. Sinh ra và lớn lên ở bản Lò Ma, xã Ka Lăng, "con đường học" của nữ Phó Chủ tịch xã này được ví "dài như những con dốc", bởi trong khi nhiều bạn gái cùng trang lứa chỉ cố lắm học hết lớp 9 rồi ở nhà lấy chồng, Lỳ Gió Nu vẫn kiên trì đi bộ, chèo thuyền trên sông Đà về xuôi để thực hiện giấc mơ con chữ. Lỳ Gió Nu từng học và làm y tế thôn bản, làm bưu điện văn hóa xã, ở vị trí nào cô cũng luôn là người nhiệt tình với công việc, không để mọi người chê trách.
Thấy được sự nỗ lực, cố gắng của Lỳ Gió Nu, Đảng ủy xã Ka Lăng đã tạo điều kiện cho cô đi học Trung cấp quản lý đất đai tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Năm 2013, Lỳ Gió Nu vừa là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, vừa tiếp tục đi học liên thông Đại học quản lý đất đai. Mọi người càng nể hơn khi cô sinh con nhỏ nhưng không chịu gác lại việc học. Suốt 4 năm học liên thông đại học, Lỳ Gió Nu đi học ở thành phố Lai Châu (mỗi năm 6 tháng), thời gian còn lại làm việc ở xã.
Vì con nhỏ, không gửi ông bà được nên cô phải thuê 1 người bế con để hằng ngày đi học. Giờ việc học đã xong, 2 mẹ con trở về Ka Lăng, ngày ngày bé đi học, tối về hai mẹ con ở trong căn nhà công vụ lại tiếp tục học thêm. Lỳ Gió Nu bảo: "Mình không sợ khó, không sợ khổ, nhưng vì con nhỏ nên phải ở với mẹ, thương con nên mỗi lần đi tập huấn dài ngày đều phải mang con theo. Quãng đường từ Ka Lăng về huyện Mường Tè rồi từ đó về thành phố Lai Châu gần 200 cây số, 2 mẹ con đèo nhau trên xe máy, có những đợt về con bé ốm, thương con mà chưa tìm ra cách khắc phục".
Chị Lỳ Gió Nu còn chia sẻ thêm: Dân tộc Hà Nhì có lẽ là dân tộc thiểu số có tỷ lệ người đi học, làm cán bộ nhiều nhất ở Lai Châu. Họ Lỳ nhà tôi là một trong những dòng họ hiếu học ở Mường Tè. Tuy nhiên, việc học vẫn chủ yếu ưu tiên cho con trai; con gái ở nhà làm nương, lấy chồng sinh con. Tôi có được ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân còn do sự động viên rất lớn của gia đình. Bố tôi trước đây làm Chủ tịch, Bí thư xã Ka Lăng nhưng nhà vẫn nghèo, nhiều lúc không đủ ăn vì có tới 8 người con. Tuy nhiên, việc học của con cái bố không để ai bỏ dở nửa chừng. Hiện tại, chị cả làm cấp dưỡng, anh trai làm giáo viên, anh trai thứ 2 làm công an, em trai làm địa chính xã, em gái làm giáo viên mầm non. Em út là Lỳ Hạ Tư, tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hiện đang làm Trưởng bản Lò Ma.
Câu chuyện của Lỳ Gió Nu có lẽ "chưa thấm tháp gì" so với Toán Go Xừ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mù Cả. Ai cũng nói, chị Toán Go Xừ điển hình của người phụ nữ Hà Nhì có nghị lực thật phi thường. Sinh ra và lớn lên ở Mù Cả, chị được học hết lớp 2 rồi ở nhà làm nương và lấy chồng như bao bạn bè cùng trang lứa.
Năm 21 tuổi, khi ấy con trai chị mới được 8 tháng, mặc mọi người can ngăn, chị vẫn quyết tâm cõng con vượt rừng từ Mù Cả về Pắc Ma rồi đi đò về bến Pô Lếch để vào Mường Tè học lớp 3. Con hơn 1 tuổi, chị cai sữa gửi mẹ đẻ để chuyên tâm việc học. Mỗi dịp nghỉ hè, chị tranh thủ làm nương, chăn gà, nuôi lợn để chồng con ở nhà có cái ăn, còn mình thì đi học. Ngoài 30 tuổi nhưng việc học luôn là niềm ao ước của chị.
Năm 2009, chị học Trung cấp pháp lý. Năm 2011, chị học Trung cấp chính trị. Thực ra, việc học của chị Xừ "chưa bao giờ là dễ dàng", không chỉ là việc tâm lý ngại ngùng vì nhiều tuổi so với bạn cùng lớp hay việc vừa đi học, vừa lo toan nhà cửa, con cái, mà còn đến từ chính chồng chị. Chồng chị chỉ ở nhà làm nương, lúc đầu không ý kiến, nhưng nhiều người nói ra nói vào nên anh dần không muốn vợ đi học và đã có lúc 2 vợ chồng mâu thuẫn về chuyện học hành của chị. Cũng may, con gái của chị là Pờ Chùy Mé thương và luôn ủng hộ mẹ, nên thủ thỉ với bố, cộng với việc chị vẫn chu toàn việc gia đình, nên anh lại xuôi. Hiện nay, chị đang học bổ túc cấp 3 ở thị trấn Mường Tè, cách nhà hơn 70 cây số đường rừng dốc núi quanh co.
Trúc Hà
Theo bienphong.com
Đồng Tháp: Cậu sinh viên năm nhất ngành Y lo phải bỏ học giữa chừng Dù sinh ra trong một gia đình khó khăn nhưng Trần Đại Hiển (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) luôn có tinh thần vượt khó, vươn lên học giỏi và hiện là sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành Y đa khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tuy nhiên, đứng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Hiển lo mình phải...