Vương Nghị doạ Philippines: Đừng để nút thắt thành nút chết
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng việc Philippines kiện TQ về vấn đề Biển Đông đã làm xói mòn quan hệ hai nước và mức độ cải thiện còn tùy thuộc vào Manila.
Vụ kiện của Philippines “là nút thắt cản trở sự cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác hai nước”, tuyên bố trên trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị nói ở Manila.
“Chúng tôi không muốn nút này thắt ngày càng chặt hơn, đến mức thành một nút chết. Để gỡ nút thắt này phụ thuộc hoàn toàn vào phía Philippines”. – tuyên bố vừa có tính chất thôi thúc Philippines rút đơn kiện vừa hàm ý cảnh báo và đe doạ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Philippines, Albert del Rosario.
Cuối tháng trước, tòa trọng tài ở Hà Lan đã phán quyết trong đó nói rằng họ có thẩm quyền tài phán và sẽ lắng nghe những lập luận của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc từ chối tham gia phiên tòa này. “Ai gây ra vấn đề thì nên giải quyết vấn đề. Chúng tôi hi vọng Philippines có thể đưa ra một lựa chọn cân nhắc hơn” – Vương Nghị lý luận theo kiểu đổi lỗi hoàn toàn cho Philippines trong khi không cần đếm xỉa đến trách nhiệm và các hành động phi pháp của mình.
Video đang HOT
Ông Vương Nghị cũng đề nghị Philippines không đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra ở Manila tuần tới. Hội nghị dự kiến sẽ có sự góp mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Vương nói với người đồng cấp Philippines rằng ông muốn đảm bảo chuyến thăm của ông Tập sẽ diễn ra “êm ái, an toàn và thành công”.
Sau cuộc gặp gữa ngoại trưởng hai nước tại Manila ngày 10/11, phía Philippines nhất trí rằng các cuộc gặp sắp tới ở Manila có thể không phải là diễn đàn thích hợp để trao đổi về những tranh chấp.
“Trong bối cảnh APEC, chúng tôi nhất trí rằng APEC là một diễn đàn kinh tế và không phải là nơi thích hợp để thảo luận các vấn đề chính trị và an ninh”.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Sức ép gia tăng với Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn về vấn đề biển Đông khi nhiều nước tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn khu vực ARF ở Malaysia hôm 5-8 đồng loạt chỉ trích hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp mà Bắc Kinh đang tiến hành.
Ngoài Philippines là nước trực tiếp tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản dù không có tranh chấp ở vùng biển này, nhưng vẫn lên án mạnh mẽ Bắc Kinh.
Sự chỉ trích của các nước
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề ARF, vốn đang bị chi phối bởi căng thẳng do các hành động của Trung Quốc gây ra. Tiết lộ với báo giới, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Ngoại trưởng Kerry đã nhắc lại mối quan ngại của ông về tình hình căng thẳng đang gia tăng do các tranh chấp ở biển Đông, hoạt động cải tạo, xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc cũng như việc nước này quân sự hóa các thực thể ở đây. Ông Kerry đã kêu gọi Trung Quốc và những nước liên quan trong cuộc tranh chấp chủ quyền ngừng các hành động gây bất ổn để tạo không gian cho các biện pháp ngoại giao".
Trong khi đó, theo tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi ngày 5-8 đã nói với các đại biểu tham dự diễn đàn ASEAN rằng ông "quan ngại sâu sắc về các hành động cải tạo đất quy mô lớn, việc xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho mục đích quân sự". Tokyo cũng đang ở trong thế đối đầu với Bắc Kinh do những tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ không thảo luận về những tranh cãi ở biển Đông trong các hội nghị của ASEAN. Quan điểm này của phía Trung Quốc đã khiến Philippines, quốc gia cùng với Việt Nam và một số nước khác đang vướng vào các tranh cãi về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, chỉ trích mạnh mẽ. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu trước những người đồng cấp ASEAN trong một cuộc họp chiều 4-8: "Như chúng tôi từng khẳng định, Philippines sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động đơn phương và hung hăng nào của người láng giềng phương Bắc trên biển Đông". Ông Rosario cũng mạnh mẽ chỉ trích "các hoạt động cải tạo đất và xây dựng quy mô lớn" của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp, cho rằng những hành động này đang làm "xói mòn hòa bình, an ninh và ổn định" trong khu vực.
Trung Quốc đã khiến các nước lo ngại bằng việc mở rộng các rạn san hô nhỏ trong vùng biển tranh chấp và xây dựng các tiền đồn quân sự trên đó nhằm cố gắng củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Mỹ và các nước Đông Nam Á đã kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động này. Trước sự chỉ trích dồn dập, Ngoại trưởng Vương Nghị đã nói với báo giới rằng Trung Quốc và các nước ASEAN chia sẻ mong muốn thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC) và giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Ngày 5-8, ông Vương Nghị nói rằng hoạt động cải tạo đất "đã dừng lại". Phát biểu với các PV, ông khẳng định: "Trung Quốc đã ngừng lại (các hoạt động cải tạo)". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose lại cho rằng sở dĩ Bắc Kinh ngừng các hoạt động cải tạo đất bởi họ đã "chuyển sang giai đoạn hai, đó là xây dựng các cơ sở trên những thực thể đã được bồi đắp."
Trong khi đó, hãng tin AP tường thuật rằng ông Vương Nghị không tỏ dấu hiệu nào cho thấy lập trường của ông đã thay đổi phần nào sau khi nói chuyện với Ngoại trưởng Kerry. Ông Vương Nghị nói với các PV rằng các nước bên ngoài nên ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh và ASEAN đẩy nhanh các cuộc thương thuyết để đạt được COC. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng quốc tế là Trung Quốc và ASEAN có thừa khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết vấn đề đặc biệt này trong nội bộ chúng tôi. Chúng tôi không thể để cho khu vực Biển Đông trở nên bất ổn". Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN phàn nàn rằng mặc dù Trung Quốc đã cam kết khởi động các cuộc đàm phán thực chất với họ về COC ở vùng nước giàu tài nguyên và đồng thời là tuyến đường biển đông đúc này, song hiện vẫn còn khoảng cách giữa cam kết và tình hình thực tế.
Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc gặp Ngoại trưởng Vương Nghị ngày 5-8 tại Malaysia. Ảnh: TL
Sự cần thiết phải đẩy nhanh đàm phán COC
Trung Quốc và ASEAN năm 2002 đã ký "Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông" (DOC), cam kết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán, giải quyết các tranh chấp ở biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, đồng thời khởi động các cuộc đàm phán nhằm đạt được COC. Tuy nhiên, quá trình này luôn bị trì hoãn, đến năm 2013, các quan chức cấp cao Trung Quốc và ASEAN mới bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức. Trong hai năm qua, những cuộc thảo luận của các quan chức cấp cao và các nhóm làm việc đạt được tiến triển như thế nào vẫn còn rất mơ hồ. Đến tận Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN với các đối tác, diễn ra tại Kuala Lumpur ngày 5-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới nói rằng cấp làm việc nhóm gần đây đã đạt những tiến triển hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam lại nói rằng ASEAN không hài lòng với những tiến bộ tính đến thời điểm này. Khoảng hai tháng trước, ông đã công khai bày tỏ rằng tiến triển của các cuộc đàm phán COC thực sự làm "mọi người thất vọng".
Nếu nói tham vấn quan chức cấp cao và nhóm làm việc giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt được triến triển mang tính thực chất, vậy thì các nước cần phải có những đánh giá thống nhất về những tiến triển đạt được này mới đúng. Bất luận là thế nào, đối với công chúng mà nói, những thông tin về lĩnh vực này vẫn thiếu. Đồng thời, tâm lý lo ngại về căng thẳng gia tăng ở biển Đông đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, vấn đề biển Đông cũng được nêu lên trong các diễn đàn khác, chẳng hạn như tại Đối thoại Shangri-La cách đây hai tháng. Có thể nói, tranh chấp ở biển Đông đã trở thành chủ đề nóng nhất. Mặc dù vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của các Ngoại trưởng ASEAN, nhưng nó không thể tránh khỏi trở thành một chủ đề của các cuộc họp không chính thức, thậm chí nó thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận quốc tế và lấn át các chương trình nghị sự quan trọng khác của hội nghị.
Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh hải ở biển Đông có hai cấp độ: một là quan hệ giữa các nước tuyên bố chủ quyền; hai là liên quan đến vấn đề ổn định khu vực và an ninh tự do hàng hải ở khu vực biển Đông. Do đó, tìm kiếm phương án giải quyết không chỉ tiến hành ở một cấp độ đơn nhất. Chúng ta đều biết rằng đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến chủ quyền, việc giải quyết sẽ vô cùng khó khăn do không bên nào muốn nhượng bộ, vì vậy việc các cuộc đàm phán bị trì hoãn lâu dài là không thể tránh khỏi và cùng với thay đổi tình hình khách quan, nó cũng trở trên không chắc chắn. Bởi vậy, hy vọng Trung Quốc và các nước có tranh chấp trong thời gian ngắn thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề là không thực tế. Điều quan trọng là tránh để các vấn đề và mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến lợi ích của toàn thể. Đây chính là điểm mà Trung Quốc và ASEAN phải tập trung giải quyết. Có thể nói rằng hy vọng trong lĩnh vực này đặt hoàn toàn vào việc hoàn thành đàm phán COC. Nếu các cuộc đàm phán về COC mang lại ấn tượng rằng không có những tiến triển thực chất, hoặc trên thực tế không có cách giải quyết, thì nó có thể phá hoại toàn bộ niềm tin giữa Trung Quốc và ASEAN, thậm chí ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác quan trọng giữa hai bên. Ví dụ, Trung Quốc trong những năm gần đây đưa ra chiến lược "Một vành đai, một con đường" và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), đối với ASEAN mà nói đó là cơ hội mới để tăng cường hợp tác với Trung Quốc, song nếu vấn đề biển Đông tiếp tục không được giải quyết ổn thỏa, tiến trình hợp tác giữa hai bên tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng.
Như Ngoại trưởng Shanmugam nhiều lần nhấn mạnh, vấn đề biển Đông chỉ là một trong những chủ đề thảo luận trong mối quan hệ giữa ASEAN-Trung Quốc, "nếu chúng ta để cho nó làm hỏng toàn bộ mối quan hệ thì quả thực đó là việc làm rất ngu ngốc". Người Trung Quốc có câu "đánh chuột chớ để vỡ bình", vấn đề biển Đông hiện nay không ngừng nóng lên cũng có ý nghĩa như vậy. Một trong những yếu tố quan trọng là tiến trình đàm phán COC vẫn không rõ ràng. Theo báo cáo mới nhất, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sau cuộc đàm phán ở Kuala Lumpur đã nhất trí thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán liên quan, đây là bước đi đầu tiên đáng mừng. Hy vọng hai bên tiếp tục có những điều chỉnh suy nghĩ, tập trung trí tuệ để tìm ra bước đột phá đưa các cuộc đàm phán đi vào thực chất.
Theo Pháp luật Xã hội
Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Nhật Bản không đối đầu Trung Quốc Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc. Tin tức từ Tân Hoa xã cho hay, trong cuộc gặp ngày 6/8, ông Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc trên mọi phương diện. Thông...