‘Vườn mưa’ đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng

Theo dõi VGT trên

Lịch sử cho thấy con người đã có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng để đối phó với tương lai khí hậu nóng lên cần những giải pháp hợp tác và sáng tạo, nhất là trong nông nghiệp và quản lý nguồn nước, để đảm bảo sự sống còn của con người và hệ sinh thái.

Vườn mưa đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng - Hình 1
Các con phố ở thủ đô Brussels đều được quy hoạch các không gian xanh.

Biến các đô thị thành nơi đáng sống giữa thời kỳ biến đổi khí hậu là bài toán khó đặt ra cho nhiều thành phố hiện đại. Các chuyên gia chỉ ra rằng, so với vùng nông thôn, thành phố dễ bị ảnh hưởng hơn khi nhiệt độ tăng cao. Hệ thống đường phố không thấm nước, cấu trúc xây dựng dày đặc, cùng màu sắc tối tạo điều kiện cho các đô thị hấp thụ nhiệt cả ngày và tỏa nhiệt vào ban đêm, gây ra hiện tượng “đảo nhiệt”. Tại Brussels, một nghiên cứu cho thấy vào mùa hè, nhiệt độ tại trung tâm thành phố trung bình cao hơn 3C so với vùng nông thôn xung quanh. Thậm chí, vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ có thể lên tới 8-9C khi hội tụ đủ điều kiện đặc biệt.

Trước thách thức này, các chuyên gia khẳng định cần phải “tái thiết kế” các thành phố từ gốc rễ – giảm thiểu vật liệu không thấm nước, tăng cường cây xanh và đất tự nhiên để giúp môi trường đô thị trở nên gần gũi hơn với khí hậu vùng nông thôn. Đây không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi tại khu vực Brussels, có đến 53% diện tích là không thấm nước, và tỷ lệ này ở khu trung tâm đạt tới 93%. Từ năm 1955 đến nay, diện tích không thấm nước tại đây đã tăng gấp đôi.

Để hình dung các đô thị trong tương lai có thể sẽ ra sao, phố Dries tại quận Forest là một ví dụ. Nằm trong khu dân cư kém phát triển, con phố đã được cải tạo toàn diện với diện mạo “rừng rậm đô thị” khác biệt so với các tuyến đường xung quanh. Thay vì các hố nhỏ cho cây trồng, nơi đây có những vườn mưa trải dài bằng một hoặc hai chỗ đỗ xe, được phủ đầy cây xanh đa dạng. Nước mưa có thời gian thấm vào đất thay vì thoát nhanh ra cống, từ đó bổ sung cho nguồn nước ngầm, đồng thời tạo môi trường lý tưởng cho cây cối phát triển. Cuối phố, một quảng trường nhỏ được phủ xanh hoàn toàn, với điểm nhấn là cây anh đào và đài phun nước, tạo nên cảm giác như con đường phải lách qua cây cối để mở lối đi.

Những vườn mưa đô thị không chỉ đơn thuần là cảnh quan xanh mà còn mang đến lợi ích kép cho môi trường và khí hậu. Khi mưa lớn, các vườn mưa giúp giữ lại nước, giảm tải cho hệ thống thoát nước vốn dễ quá tải. Vào những ngày nắng nóng, cây xanh trong vườn mưa còn giúp làm mát không khí bằng cách tạo bóng râm và thúc đẩy hiện tượng thoát hơi nước từ cây cối. “Cây xanh giống như một chiếc điều hòa tự nhiên”, kiến trúc sư đô thị Gery Leloutre, giảng viên tại Đại học Tự do Brussels (ULB), giải thích. Ông nói: “Khi bước vào rừng, ta có thể cảm nhận ngay sự mát mẻ. Điều chúng tôi muốn tái tạo ở đây chính là các ‘khu rừng mini’ trong lòng đô thị”.

Theo ông Leloutre, những thay đổi này không đòi hỏi đầu tư lớn, và đó chính là điểm đáng khích lệ. “Loại hình cải tạo này hoàn toàn nằm trong tầm tay về mặt tài chính của mọi địa phương. Chúng tôi chỉ cần bỏ đi khoảng mười chỗ đậu xe, đổi lại cư dân có được những lợi ích tích cực về khí hậu và xã hội”. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận việc giảm chỗ đậu xe. Không gian công cộng vốn có hạn, nên xung đột về nhu cầu sử dụng là khó tránh khỏi. Dù vậy, ông Leloutre cho rằng đây là con đường tất yếu: “Nếu muốn làm mát thành phố, chúng ta phải giảm bớt bê tông hóa, tái cân bằng không gian công cộng”.

Ông Julien Ruelle, trưởng bộ phận phát triển tự nhiên của Sở Môi trường Brussels, cũng nhấn mạnh thành phố cần đưa ra những quyết định ưu tiên rõ ràng. “Các giải pháp phủ xanh chỉ có thể tạo ra tác động cục bộ. Để đạt hiệu quả rộng khắp, chúng ta cần nhân rộng mô hình này ở khắp các khu vực, tạo thành mạng lưới xanh và xanh dương – tức hệ sinh thái bao gồm các không gian xanh và nguồn nước liên kết”.

Vườn mưa đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng - Hình 2
Vườn mưa, giải pháp hiệu quả cho môi trường và khí hậu.

Khôi phục các dòng sông đô thị

Khôi phục những dòng sông đã bị lãng quên trở lại không gian công cộng không chỉ là hành động làm đẹp đô thị mà còn là cách chúng ta góp phần cải thiện môi trường và kết nối con người với thiên nhiên. Sông Senne ở Brussels là một ví dụ điển hình. Trước kia, dòng sông này chảy qua một vùng đất ngập nước trù phú, là lá phổi xanh của thành phố. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18, để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, con người đã dần dần “bóp nghẹt” sông Senne bằng cách lấp đầy các hồ, biến những dòng sông trong lành thành những con mương thoát nước ô nhiễm. Thêm vào đó, việc xây dựng các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt đã chia cắt dòng chảy tự nhiên, khiến hệ sinh thái thủy văn bị phá vỡ hoàn toàn.

Hiện nay, một trong những dự án nổi bật của Brussels nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu là việc mở lại một đoạn sông Senne dài 650 mét, từ Sainctelette đến bể Vergote (dự án Max-sur-Zenne). Dự án này không chỉ giúp phục hồi một dòng sông mà còn tạo liên kết giữa các khu vực tự nhiên, tăng cường khả năng phục hồi cho hệ sinh thái. Ông Julien Ruelle cho rằng các khu vực bị cô lập rất dễ bị tổn thương. Để thiên nhiên có thể mang lại lợi ích cho con người, cần phải giúp thiên nhiên phục hồi và chống chọi.

Vậy việc phục hồi các dòng sông này có tác động như thế nào đến nhiệt độ môi trường? Ông Franois Mayer, người phụ trách dự án tại Brussels Environnement, nhận định: Khi nước chảy, sẽ làm giảm nhiệt, nhưng tác động này chỉ mang tính cục bộ. Ngoài việc làm mát nhờ vào nước, hiệu ứng “hành lang” gió cũng đóng vai trò quan trọng. “Khu vực quanh kênh đào ở Brussels mát mẻ hơn các khu vực khác không phải vì nước, mà là nhờ vào các luồng gió mà khoảng không này tạo ra”, ông giải thích thêm.

Tuy nhiên, việc mở lại các con sông không hề dễ dàng, bởi sự phát triển đô thị khiến không gian dành cho các dòng sông ngày càng hạn chế. Dự án cũng đòi hỏi phải cải tạo khu vực xung quanh, làm tăng chi phí. Đây là một trong những thách thức mà dự án Max-sur-Zenne đang đối mặt, khi công viên Maximilien gần đó cũng cần phải được cải tạo hoàn toàn. Với tình trạng chi phí tăng cao và ngân sách hạn chế, dự án hiện đang được điều chỉnh lại.

Bên cạnh đó, mở lại các dòng sông còn phải đối mặt với vấn đề đảm bảo nguồn nước đầy đủ. Các dòng sông đã bị tách khỏi lưu vực tự nhiên, trong khi nước mưa hiện nay chảy thẳng vào hệ thống cống. Do đó, dòng chảy của sông thường rất yếu. Điều này đòi hỏi phải khôi phục lại các mối liên kết với các nguồn nước tự nhiên, điều này không chỉ đòi hỏi công sức mà còn đẩy mạnh các dự án cải tạo môi trường nước tại Brussels.

Đài phun nước, máy phun sương và hồ bơi công cộng

Trong nỗ lực làm mát không gian đô thị, các thiết bị như đài phun nước và máy phun sương đang được đưa vào sử dụng nhằm mang lại cảm giác mát mẻ tức thời. Khi những giọt nước tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời, chúng bay hơi nhanh chóng, tạo ra hiệu ứng làm mát đáng kể. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn nhiều vấn đề cần cân nhắc.

“Chúng yêu cầu bảo trì thường xuyên và gây ra lo ngại về việc tiêu thụ nước trong thời kỳ hạn hán”, ông Julien Ruelle cho biết. Theo ông, dù giải pháp này có thể phù hợp với các khu vực đô thị hóa cao, nhưng nó không giải quyết được vấn đề căn bản: môi trường bị bê tông hóa. Các giải pháp hệ thống hơn, như phủ xanh đô thị, vẫn là ưu tiên”. Tuy nhiên, việc lắp đặt đài phun nước sử dụng nước uống lại giúp giải quyết một nhu cầu thiết yếu khác, đó là cung cấp điểm uống nước công cộng trong những đợt nắng nóng. Các quận như Ixelles và Schaerbeek ở Brussels đã đưa ra bản đồ các “hòn đảo mát mẻ” giúp người dân dễ dàng tìm thấy các điểm làm mát trong thành phố.

Bên cạnh đó, các thành phố cũng tập trung xây dựng các khu vực bơi lội công cộng để giúp người dân giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tại Brussels, một bể bơi ngoài trời được mở vào mùa Hè ngay bên bờ kênh ở Anderlecht. Ngoài ra, một dự án cải tạo ao Neerpede tại Anderlecht thành khu vực bơi công cộng cũng đang được lên kế hoạch. Thích ứng với biến đổi khí hậu và làm mát đô thị là một quá trình cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.

Vườn mưa đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng - Hình 3
Thủ đô Brussels có rất nhiều không gian xanh.

Thích ứng khí hậu: Thách thức lâu dài cho con người và hệ sinh thái

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, nhà cổ khí hậu học Louis Franois từ Đại học Liège đã chia sẻ những hiểu biết về quá khứ khí hậu của Trái Đất và những thách thức lớn cho tương lai. Ông cho biết, trong khoảng 10.000 năm trở lại đây, Trái Đất chưa từng trải qua mức tăng nhiệt độ nào mạnh như hiện tại. Suốt thời kỳ gian băng, khí hậu ổn định đã tạo điều kiện cho các nền văn minh phát triển. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu nhìn về thời kỳ xa xưa hơn, đặc biệt là vài triệu năm trước, Trái Đất từng nóng hơn và có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn.

Ông Louis Franois chỉ ra rằng, trong kỷ Pliocen, cách đây khoảng 4 đến 5 triệu năm, khí hậu Trái Đất nóng hơn bây giờ – có phần tương đồng với các dự báo cho năm 2100. Thậm chí, thời kỳ Miocen, khoảng 15 triệu năm trước, châu Âu từng là nơi sinh sống của những cánh rừng cận nhiệt đới và các loài cá sấu. Các dự báo về khí hậu vào cuối thế kỷ này có khả năng đưa nhiệt độ trở lại mức độ như vậy, song hệ sinh thái sẽ không giống y nguyên vì nhiều điều kiện môi trường đã khác biệt.

Ông Louis Franois cho biết thêm sau thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 10.000 năm trước, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, thảm thực vật châu Âu mất vài nghìn năm để phục hồi và tái định cư từ các khu vực phía Nam châu Âu. Mặc dù không phải là quá trình diễn ra nhanh chóng, nhưng với quy mô thời gian địa chất, sự hồi phục ấy diễn ra đủ nhanh để các hệ sinh thái tự cân bằng.

Liên quan đến ảnh hưởng của con người, Louis Franois giải thích từ thời kỳ đồ đá mới, khoảng 10.000 năm trước, con người đã bắt đầu tác động đến khí hậu qua các hoạt động nông nghiệp. Chặt phá rừng diện rộng đã làm thay đổi khí hậu địa phương và có thể ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, thậm chí làm chậm lại đà suy giảm CO₂ tự nhiên từ 8.000 năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhiệt hiện nay được ghi nhận mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp vào khoảng năm 1800.

Nhìn về tương lai, ông Franois cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ là thách thức lớn nhất cho con người và hệ sinh thái. Dù nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo sẽ chỉ tăng vài độ C vào năm 2100, nhưng các hiện tượng cực đoan như sóng nhiệt và hạn hán đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Tốc độ tăng nhiệt ở các khu vực vĩ độ cao nhanh hơn so với vùng nhiệt đới, khiến tình trạng khô hạn thêm nặng nề ở nhiều nơi.

Ông cũng nhấn mạnh quá khứ dạy cho chúng ta những bài học quý giá về khả năng thích nghi của Trái Đất trước các biến động khí hậu. Tuy nhiên, ông cảnh báo tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay là chưa từng có, đòi hỏi các nỗ lực thích nghi nhanh chóng từ hệ sinh thái. Lịch sử cho thấy con người đã có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng để đối phó với tương lai khí hậu nóng lên, ông Louis Franois cho rằng cần những giải pháp hợp tác và sáng tạo, nhất là trong nông nghiệp và quản lý nguồn nước, để đảm bảo sự sống còn của con người và hệ sinh thái.

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới.

Thiệt hại kinh hoàng

Theo tờ The Guardian dẫn lại báo cáo của Phòng Thương mại quốc tế (ICC), tổng số thảm họa liên quan khí hậu tăng từ giai đoạn 1980 - 1999 đến giai đoạn 2000 - 2019 đã tăng 83%. Trong đó, khoảng 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt trên 6 châu lục trong giai đoạn 2014 - 2023 đã gây thiệt hại nặng nề từ việc phá hủy nhà cửa, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng đến năng suất lao động của con người. Báo cáo cho thấy tổng cộng 1,6 tỉ người bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời nêu rõ số người thiệ.t mạn.g sẽ tăng lên theo thời gian.

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu - Hình 1

Hiện trường một khu vực ở bang Florida (Mỹ) sau khi bão Milton quét qua. ẢNH: AFP

Về kinh tế, tổng thiệt hại do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan khí hậu cực đoan toàn cầu là khoảng 2.000 tỉ USD từ năm 2014 - 2023, tương đương với tổn thất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Xét trong giai đoạn 2022 - 2023, thiệt hại kinh tế toàn cầu đã lên tới 451 tỉ USD, tăng 19% so với mức trung bình hằng năm của cách đây 8 năm. Theo báo cáo trên, Mỹ chịu tổn thất kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2014 - 2023 với mức 935 tỉ USD. Sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ ghi nhận mức thiệt hại tài chính lớn thứ 2 và 3, lần lượt là 268 tỉ USD và 112 tỉ USD. Đức, Úc, Pháp và Brazil cũng nằm trong bảng xếp hạng 10 quốc gia chịu tổn thất nhiều nhất do biến đổi khí hậu.

Sẽ có thêm siêu bão như Yagi vì biến đổi khí hậu

Theo báo cáo của ICC, gánh nặng kinh tế do biến đổi khí hậu không đồng đều ở các quốc gia. Nhà kinh tế học Ilan Noy tại Đại học Victoria (New Zealand) nhận xét: "Về lâu dài, những tổn thất ở các quốc gia có thu nhập thấp có sức tàn phá lớn hơn so với những nước thịnh vượng, nơi hỗ trợ của nhà nước mạnh hơn".

Trước đó, nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất kinh hoàng do hiện tượng thời tiết cực đoan. Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) cũng ước tính biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại tương đương 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và mức tổn thất ước tính lên tới 38.000 tỉ USD/năm vào năm 2050. Xét riêng các nền kinh tế đang phát triển châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản, Úc và New Zealand), từ nay đến năm 2070, nếu không được kiểm soát, biến đổi khí hậu có thể làm tổn hại tích lũy 17% GDP của khu vực. Mức tổn thất GDP này có thể lên đến 41% vào năm 2100, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm 31.10.

"Mạnh tay" rút hầu bao

Ông Simon Stiell, Giám đốc phụ trách mảng khí hậu của LHQ, ngày 11.11 cảnh báo: "Nếu ít nhất 2/3 các quốc gia trên thế giới không đủ khả năng cắt giảm khí thải nhanh chóng, thì mọi người đều phải trả giá đắt".

Đồng quan điểm, Tổng thư ký của ICC John Denton nhấn mạnh: "Rõ ràng, dữ liệu trong thập niên qua đã chứng minh biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của tương lai. Tình trạng mất năng suất do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang được nền kinh tế thực sự cảm nhận ngay tại đây và ngay lúc này".

Ông Denton kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng nhanh chóng và đồng bộ trước các tác động kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gây ra, đồng thời khẳng định việc "rút hầu bao" cho khí hậu là đầu tư vào một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và kiên cường, nơi tất cả mọi người đều được hưởng lợi.

Bộ trưởng Môi trường Azerbaijan Mukhtar Babayev ngày 11.11 kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân cần thể hiện trách nhiệm nhiều hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. "Nếu không có khu vực tư nhân, sẽ không có giải pháp khí hậu. Thế giới cần nhiều tiề.n hơn và cần chúng nhanh hơn", theo tờ The Guardian dẫn lời ông Babayev.

Khai mạc Hội nghị COP29

Vào ngày 11.11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Sự kiện quy tụ hơn 51.000 đại biểu. Một trong những tâm điểm của COP29 là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, COP29 hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều hành động quyết tâm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Nguyên nhân khiến tiề.n điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump
22:04:07 12/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024

Tin đang nóng

Thái độ gây chú ý của Kỳ Duyên trước vương miện Miss Universe 2024
14:44:25 14/11/2024
Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi
16:37:30 14/11/2024
Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim điện ảnh Tết 2025
15:04:57 14/11/2024
Bức ảnh hé lộ bí mật chấn động huỷ hoại sự nghiệp của mỹ nhân hàng đầu showbiz
14:51:16 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đán.h' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024

Tin mới nhất

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình

20:03:45 14/11/2024
Nhà đấu giá Sotheby s vừa bán ra chiếc vòng cổ đính kim cương được cho là liên quan vụ b.ê bố.i góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hoàng hậu Marie Antoinette trong thời Cách mạng Pháp.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấ.n côn.g vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiề.n đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

19:55:24 14/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Chưa nhậm chức, ông Trump đối diện nguy cơ bị nhiều bang phản đối

19:49:40 14/11/2024
Các thống đốc thuộc đảng Dân chủ thành lập liên minh nhằm phản đối các chính sách Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thực thi.

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

19:42:35 14/11/2024
Việc ví von thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển , Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

19:39:39 14/11/2024
Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiề.n nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng từ khi kết thúc nhiệm kỳ cách đây 4 năm.

Xung đột Ukraine trước tương lai khó lường

19:33:47 14/11/2024
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ) để bàn về việc hỗ trợ Ukraine trong tương lai, trong bối cảnh Nhà Trắng đang chuẩn bị đổi chủ.

Có thể bạn quan tâm

Netizen đòi "lập biên bản" 1 nam ca sĩ vì dám tiết lộ điều này tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

20:37:55 14/11/2024
Anh Bo Đan Trường khiến người hâm mộ phấn khích khi được cho sẽ xuất hiện tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai với vai trò ca sĩ khách mời

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ

Sao việt

20:34:35 14/11/2024
Dựa trên các hình ảnh được cơ quan chức năng công bố, An Tây (tên thật Nguyễn Thị An) xuất hiện với trạng thái khá bất ổn. Cô để mặt mộc, đôi mắt sưng đỏ và khá lo lắng.

Trường cách nhà 10km, không bán trú, mẹ ngày nào cũng làm cho n.ữ sin.h trung học "hộp cơm màu mè", đáng yêu!

Netizen

20:31:08 14/11/2024
Chắc chắn đến mỗi buổi trưa, c.ô b.é sẽ mở những hộp cơm mẹ nấu trong sự háo hức, không biết hôm nay mẹ sẽ cho mình ăn gì!

Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây m.a tú.y

Pháp luật

20:21:26 14/11/2024
Mở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ mắt xích cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và cô tiên từ thiện Trúc Phươ...

Nữ người mẫu đình đám vừa bị điều tra vì ma tuý l.ộ hàn.g loạt hành động hoang tưởng do ảo giác

Sao châu á

20:10:55 14/11/2024
Mặc dù Kim Na Jung đã xóa các story, nhưng đã có người đệ đơn lên cảnh sát Seoul yêu cầu điều tra việc người mẫu này dùng m.a tú.y.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

Tin nổi bật

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

NSND Trung Anh khóc vì xúc động, Mạnh Trường giảm 5kg khi vào vai bộ đội

Hậu trường phim

19:57:51 14/11/2024
NSND Trung Anh, Mạnh Trường, Bích Ngọc, Huyền Trang... không ngăn được niềm xúc động khi chia sẻ về vai diễn của mình trong bộ phim Không thời gian .

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Lạ vui

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Philippines sơ tán 24.000 người trước siêu bão Usagi

19:32:25 14/11/2024
Theo số liệu của Chính phủ Philippines, trên 24.000 người tại tỉnh Cagayan đã được sơ tán, gồm cả những người buộc phải sơ tán trước đó do các cơn bão trước gây ngập lụt.

Cưới 5 năm chồng vẫn không chịu đi đăng ký kết hôn, sự thật đằng sau khiến tôi chế.t lặng

Góc tâm tình

19:26:17 14/11/2024
Đọc được hết những gì trong bức thư viết vội của anh mà tim tôi đau xé, tôi phải làm sao có nên ép anh đi đăng ký kết hôn hay không?